Mục lục
Mô tả cây
- Sài hồ là cây sống lâu năm, cao 45-70 cm, rễ nhỏ, hình trụ, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Thân mọc thẳng, phân nhánh.
- Lá mọc cách, mép nguyên, hình mác, dài 3-6cm, rộng 6-13cm, đầu lá nhọn, có 7-9 đường gân song song. Lá phía dưới có cuống ngắn, phía trên không có cuống.
- Cụm hoa hình tán kép, mọc ở kẽ lá và đầu cành, gồm 3-8 tán đơn không bằng nhau, lá bắc hình mác.
- Hoa nhỏ màu vàng.
- Quả hình bầu dục, dài độ 5mm, nhưng góc quả rất rõ, có 3 ống tinh dầu nằm ở mặt tiếp giáp.
- Mùa ra hoa: tháng 7-10.
Phân bố
Sài hồ có nguồn gốc ở Nhật Bản và Trung Quốc. Hiện nay, hai đất nước này cũng là nơi trồng nhiều sài hồ nhất. Vào năm 1994, Viện Dược liệu nhập hạt từ hạt giống sài hồ Nhật Bản đã trồng thử ở Trại thuốc Sapa và Tam Đảo. Cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, về chiều cao, cây trồng ở Tam Đảo thấp hơn ở Sapa. Cây trồng ở Sapa đã cho thu hoạch hạt giống và dược liệu.
Bộ phận dùng
Rễ đã được phơi khô hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học
Sài hồ chứa các hợp chất thuốc nhiều nhóm thành phần hóa học, có chừng 0,5% chất saponin, tinh dầu và flavonoid. Trong rễ chứa khoảng 1.69% hàm lượng saponin, hàm lượng cao hay thấp này phụ thuộc vào kích thước của rễ, chứa chủ yếu ở phần vỏ rễ.
Thành phần tinh dầu sài hồ gồm acid pentanoic, acid hexanoic, acid 2-heptenoic, acid octanoic, acid octenoic, acid nonanoic,.. và nhiều thành phần hóa học khác. Hàm lượng tinh dầu là 0.16% trong rễ và 0.05% trong thân.
Lá có nhiều flavoid: kaempferitrin ( kaempferol-3,7-dirhamnosid) và kaempfreol-7-rhamnosid.
Theo như quy định của Dược điển Trung Quốc( bản in Tiếng Anh) 1997 hàm lượng chiết suất trong sài hồ tan trong cồn( chiết nóng ) là 11%.
Tính vị
Sài hồ có vị đắng, mùi thơm, tính mát.
Công dụng
Sài hồ được dùng chữa sốt, nhức đầu, chóng mặt, sốt do thương hàn, sốt rét, ngực bụng đầy trướng, kinh nguyệt không đều.
Trong y học cổ truyền của các nước phương Đông, sài hồ được dùng điều trị sốt, đau và viêm kết hợp với cúm và cảm lạnh, giảm đau trong suốt quá trình điều trị đau tức ngực và vùng hạ sườn, điều trị vô kinh, viêm gan mạn tính, hội chứng hư thận và bệnh tự nhiên miễn dịch. Trong y học dân gian của một số nước, sài hồ chữa điếc, chóng mặt, đái tháo đường, vết thương và nôn mửa.
Tác dụng dược lý
Hoạt tính hạ sốt và giảm đau
Một số nghiên cứu invivo đã xác nhận hoạt tính hạ sốt của rễ sài hồ trong điều trị sốt gây thực nghiệm ở động vật. Cho thỏ đã được gây sốt thực nghiệm uống sài hồ (5g/kg) dạng nước sắc, thân nhiệt thỏ giảm xuống mức bình thường trong 1.5 giờ. Tiêm dưới da cao cồn – nước rễ sài hồ làm hạ số ở thỏ được tiêm.
Cho chuột cống trắng uống saikosaponin làm hạ sốt.
Hoạt tính an thần
Những nghiên cứu in vivo cũng đã xác nhận tác dụng an thần của rễ sài hồ . Cả phân đoạn saikosaponin thô và saikogennin A đều có tác dụng rất rõ rệt. Nghiên cứu invivo dùng làm thí nghiệm chuột leo que chứng minh an thần của saikosaponin ( 200-800mg/kg) ở chuột nhắt trắng giống như meproamat(100mg/kg). Cho uống saikosid hoặc sailosaponin A rừ sài hồ bắc cũng kéo dài giấc ngủ gây bởi cyclobarbital natri. Tiêm phúc mạc saicogenin A ức chế sự leo que của chuột nhắt trắng và đối kháng với tác dụng kích thích của metamphetamin và cafein.
Hoạt tính bảo vệ gan
Saponin thô từ sài hồ cho chuột cống trắng uống(500mg/kg.ngày x3 ngày), làm bình thường hóa chức năng gan, qua xác định phosphatase kiềm trong huyết thanh chuột gây nhiễm độc gan, qua xác định phosphatase kiềm trong huyết thanh chuột gây ra nhiễm độc gan với carbon tetraclorid. Điều trị chuột cống trắng với sailpsaponin 2 giờ trước khi cho galactosamin, đã ức chế sự tăng trưởng AST( Aspartat amminotransferase) và ALT(Alanin aminotransferase) trong huyết thanh do tổn thương mô gan.
Trong mô hình gây tổn thương gan cấp tính với carbon tetraclorid trên chuột cuống trắng, nhóm chuột điều trị với cao methanol sài hồ ( 160mg/kg/ngày* 1,2,3 ngày) hồi phục nhanh hơn, trở về mức bình thường của đường máu và hoạt độ của AST, ALT, phosphatase kiềm và 5′-nucleotidase ở ngày 2 và 3, và ở mức glycogen gan, lipid peroxyld tiểu thể gan và hoạt độ của glucose-6-phosphatase vào ngày 3. Trong thử nghiệm in vitro, cao methanol ức chế sự peroxy hóa lipid phụ thuộc vào liều. Cao methanol sài hồ làm răng sự phục hồi tổn thương gan cấp tính gây bởi CCl4 có thể do tác dụng oxy hóa. Các saikosaponin A và D có tác dụng trên các enzym gan và làm tác dụng của cortison kích thích tyrosin aminotransferase của gan. Chức năng gan được cải thiện khi dùng lâu dài các saponin sài hồ chứa saikosaponin A và D hoặc B và C. Có hiệu lực tốt dự phòng tổn thương gan, làm tăng tổng hợp protein ở gan.
Hoạt tính điều hòa miễn dịch
Nghiên cứu invivo chứng minh cao chiết với nước nóng từ rễ sài hồ làm tăng đáp ứng kháng thể và ức chế biến đổi của tế bào lympho gây ra bởi chất tạo phân bào. Một polysacharid, bupleuran 2IIb phân lập từ rễ sài hồ, làm tăng mạnh sự gắn của phức hợp miễn dịch vào đại thực bào. Hoạt tính của polysacharid này có vẻ do khả năng làm tăng chức năng của thụ thể Fc ở đại thực bào.
Bài thuốc có chứa sài hồ
1. Chữa sốt, sốt do hư lao, cảm mạo:
- Sài hồ 15g, bán hạ 7g, nhân sâm, sinh khương, cam thảo, đại táo mỗi vị 4g; hoàng cầm 2.5g . Sắc uống mỗi ngày 1 thang
- Sài hồ 100g, cam thảo 25g. Tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày dùng 8g, với 1 bát nước
2. Chữa suy nhược cơ thể ở người có bệnh mạn tính ở phổi và đường tiêu hóa
Sài hồ 10g, đảng sâm 16g, hoài sơn, bạch truật, đại táo mỗi vị 12g, phục linh địa hoàng, bạch thược, đương quy, thàn khúc, bạch chỉ, mạch môn mỗi vị 10g, phòng phong 9g, biển đậu, cát cánh mỗi vị 8g, cam thảo 6g, can khương, quế chi mỗi vị 4g. Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g.
3. Chữa tăng huyết áp ở người trẻ, hoặc trong rối loạn tiền mãn kinh
Sài hồ 8g, xa tiền 16g, sinh địa 14g hoàng cầm, chi tử, trạch tả mỗi vị 12g, long đởm thảo, đương quy, mộc thông mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Sắc uống trong một tháng.
4. Chữa suy nhược thần kinh, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, khó ngủ
- Sài hồ 12-16g, chỉ tử, mạn kinh, cúc hoa, táo nhân, bá tử nhân mỗi vị 8-12g.Sắc uống ngày một thang.
- Sài hồ 12g, đương quy, bạch thược, bạch truật, phục linh,bạc hà mỗi vị 8g, cam thảo 6g, sinh khương 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
- Sài bắc,hoàng cầm, bạch truật, phục linh, bạch thược, đại táo, mỗi vị 12g, thanh bì, bạc hà, uất kim, hương phụ, chỉ xác, táo nhân mỗi vị 8g, cảm thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.
5. Chữa viêm gan virut mạn tính
- Sài hồ, bạch truật, đảng sâm, bạch thược mỗi vị 12g; phục linh, bán hạ chế, mỗi vị 8g; cam thả, trần bì mỗi vị 6g. Sắc ngày uống 1 thang.
- Sài hood 12g; bạch thược, xuyên khung, đương quy, đại táo mỗi vị 8g; chỉ thực. hậu phác, cam thảo mỗi vị 6g. Sắc uống này một thang.
- Sài hồ, bạch thược, đương quy, bạch truật, bạch linh mỗi vị 12g; uất kim 8g; cảm thảo 4g, gừng sống 2g. Sắc uống ngày một thang hoặc tán bột uống 20g mỗi ngày.