Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Sâm cầm

Tên gọi khác: Cuốc mun, cốc vộc

Tên khoa học: Fulica atra Linnaeus

Họ: Gà nước (Rallidae)

Công dụng: bổ dưỡng cao, tăng lực mạnh, rất thích hợp với người bị thiếu máu, người cao tuổi đang trong thể trạng suy yếu, phụ nữ mới đẻ, trẻ em gầy còm, suy dinh dưỡng.

Mô tả

  • Loài chim di cư cỡ trung bình, nặng 0,5 – 0,8 kg.
  • Thân bầu to hơn con le le và nhỏ hơn con vịt trời.
  • Đầu và cổ phủ lông đen, mắt đỏ. Mỏ nhọn màu vàng nhạt, mào là một cục thịt rộng, màu trắng ngà, hơi nhô lên. Lông ở lưng và bụng màu xám, đuôi màu thẫm hơn.
  • Đôi cánh ngắn phớt tím.
  • Chân cao màu lục xám nhạt, có 4 ngón, 2 ngón giữa có 3 đốt, 2 ngón bến 2 đốt; các ngón đều có màng mỏng khá rộng.

Phân bố, sinh thái

Sâm cầm sống thành bầy đàn ở những khu vực có nước như ao, hồ, đầm lầy, sông ngòi và nhiều cây thuỷ sinh. Phân bố ở miền Nam châu Âu, châu Phi, ở châu Á, có ở Liên Xô trước đây, An Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á. Hàng năm, cứ về mùa đông, từng đàn sâm cầm hàng trăm ngàn con bay xuống phương Nam để tránh rét.

Ở Việt Nam, sâm cầm có ở đồng bằng Bắc Bộ. Có một thời, sâm cầm gắn bó với Hồ Tây (Hà Nội) như một đặc sản của địa phương nổi tiếng. Thức ăn của sâm cầm là thực vật và động vật (cá nhỏ, tôm, tép, ốc…) sống ở nước. Làm tổ và đẻ trứng như gà nước.

Là loài chim bị săn bắt nhiều nên trữ lượng đã giảm, hiếm gặp.

Bộ phận dùng:

Thịt và chân sâm cầm

Công dụng

Thịt sâm cầm rất mềm, màu đỏ tươi, được chế biến rất cầu kỳ thành những món ăn ngon đặc sắc như quay, rán, hầm, nướng chả.

Thịt chim hầm với một số vị thuốc bắc như đương quy, thục địa, kỷ tử, hạt sen… có tác dụng bổ dưỡng cao, tăng lực mạnh, rất thích hợp với người bị thiếu máu, người cao tuổi đang trong thể trạng suy yếu, phụ nữ mới đẻ, trẻ em gầy còm, suy dinh dưỡng.

Cập nhật: 05/11/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Hàu sông

Cá mè

Gà Rừng

Dền tía

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu