Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Sầu đâu rừng

Tên tiếng Việt: Xoan rừng, Sầu đâu cứt chuột, Nha đảm (tử), Sầu đâu rừng

Tên khoa học: Brucea javanica (L.) Merr.

Tên đồng nghĩa: Rhus javanica L.

Họ: Simarubaceae (Thanh thất)

Công dụng: Hạt chữa lỵ do amip, sốt rét, trĩ, trùng roi và giun đũa. Dùng ngoài chữa mụn cóc, chai chân.

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hóa học
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng và liều dùng
Sầu đâu rừng 1

Mô tả cây

  • Cây sầu đâu rừng cao khoảng 1,5-2,5m, thân yếu không thành gỗ và không to như cây xoan làm nhà.
  • Lá xẻ lông chim không đều, 4-6 đôi lá chét hình trứng-mũi mác không cân, có lông dày ở mặt dưới, có răng rộng và tù ở mép.
  • Cụm hoa là những chùy dài 15 – 25cm, gồm nhiều hoa nhỏ đơn tính tạo thành xim; lá bắc nhỏ, có lông dễ rụng. Đài có 4 thùy, hình mác. Cánh hoa 4, thuôn, có lông tuyến ở đỉnh. Hoa đực có 4 nhị và nhụy tiêu giảm thành đầu nhụy 4 thùy. Hoa cái có 4 nhị rất ngắn, đĩa hoa chia 4 thùy, bầu có 4 lá noãn rời, cong ra phía ngoài, chứa mỗi ô 1 noãn treo.
  • Quả hạch, tròn dài, khi chín màu đen.
  • Mùa hoa quả: tháng 3-9.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây sầu đâu rừng mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta: Hải Phòng, Đồ Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên đâu cũng có.

Chưa được tổ chức trồng. Nhưng ngay với nguồn mọc hoang dại, hiện nay mỗi năm tổ chức tốt, ta cũng có thể thu mua được 3-5 tấn. Quả chín hái về phơi hay sấy khô. Loại bỏ tạp chất. Không phải chế biến gì khác.

Thành phần hóa học

  • Trong quả nha đảm tử có 23% dầu (hoặc 50% nếu chỉ tính đối với nhân). Dầu lỏng, màu trắng. Ngoài ra còn một glucozit gọi là kosamin, chất tanin, chất men có thể là men thủy phân, amydalin, chất quassin và một chất saponin.
  • Chất kosamin có tác dụng diệt trùng rất rõ rệt. Liều nhỏ gây nôn diệt giun sán, liều cao thì độc, làm tim đập chậm, nôn ra mật và máu, đi ỉa lỏng và có thể chết được. Máu người bị ngộ độc đen, không đông được, hồng cầu phồng lên, vón lại, ống tiêu hóa và màng não bị viêm.
  • Năm 1967, Viện các hợp chất thiên nhiên ở Pháp (Judith Polansky-Zoia BaskevithExperientia 23(6) 1967-C. A. 1968 Nb5-21869), năm 1968 Trường đại học tổng hợp California Mỹ (Keng Y.Sim James J.Simes J.Org Chem 33(1) 1968-C.A.68,39849n) đã chiết và xác định công thức hóa học của một số chất đắng như bruxein A, B, C và brusatola. Brusatola có độ chảy 276-278o, công thức thô C27H32O11.

Tính vị, công năng

Sầu đâu rừng có vị đắng, tính hàn, tác dụng vào đại tràng.

Công dụng và liều dùng

Tác dụng trị táo thấp, sát trùng, chữa sốt rét, những người tỳ vị hư nhược nôn mửa cấm dùng.

Đây là một loài thuốc lỵ đã được dùng lâu đời ở nhiều nước nhiệt đới: tại Việt Nam vị thuốc được ghi với tên “xoan rừng” trong bộ “Nam dược thần hiệu” của Tuệ tĩnh (thế kỷ 17) tại Trung Quốc vị thuốc lần đầu tiên thấy được ghi với tên nha đảm tử trong “Bản thảo thập di” của Triệu học Mẫn (1765).

Ngày dùng 10-14 quả, có thể tới 20 quả, tán nhỏ, làm thành viên 0,1g toàn quả hoặc 0,02g nhân đã khử dầu mà uống. Uống liền 3-4 ngày đến một tuần lễ. Thường chỉ 1-2 ngày là khỏi. Nhưng nên uống liền trong 5-7 ngày cho hết hẳn. Có thể bỏ vỏ, ép hết dầu vì dầu có tính chất kích thích, gây nôn và ỉa lỏng.

Ngoài công dụng chữa lỵ, nha đảm tử còn có tác dụng chữa ỉa lỏng viêm ruột thường chữa sốt rét.

Cập nhật: 13/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Mây vọt

Cỏ sữa lá to

Chiêu liêu nghệ

Bàng

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑