Mô tả
- Cây to, có thể cao đến 30m, cành lúc đầu có lông sau nhẵn, gai nhỏ hình chóp, ngắn, loe ra ở gốc.
- Lá kép mọc so le, thường tụ tập thành tủm ở đầu cành, lá chét 6 – 8 đội mọc đối, hình trái xoan – mũi mác, dài 9 cm, rộng 2,5 cm, gốc lệch, đầu nhọn, mép nguyên, gân nổi rõ ở mặt dưới lá.
- Cụm hoa mọc ở đầu cành thành hình ngủ kép, ngắn hơn lá, có lông; đài có 4 răng, nhẵn, hình tam giác, mép có răng tràng 4 cánh nhẵn, hình bầu dục; hoa đực có 4 nhị, chi nhị dài bằng hay phấn, bầu hình thành bởi một khối hình trứng dài hoa cái không có nhị, bầu 1 – 3 noãn hình trứng.
- Quả nang, to bằng hạt đậu, có mùi thơm, hạn màu đen bóng.
Phân bố, sinh thái
Chi Zanthoxylum L. ở Việt Nam có 13 loài, phân bố ở khắp các vùng núi và trung du. Loài sẻn hôi kể trên có vùng phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, bao gồm: Đắc Lắc (Krông Pắk), Ninh Thuận (Phan Rang, Cà Ná, Ninh Hải: Núi Chúa), Đồng Nai (Trảng Bom, Biên Hoà)… Trên thế giới, loài này có ở Ấn Độ, Xri Lanca, Mianma và Lào.
Sẻn hôi là loại cây gỗ trung sinh, khi lớn ưa sáng và có thể chịu hạn. Cây thường mọc rải rác ở rừng thí sinh hoặc rừng thưa rụng lá hoặc nửa rụng lá. Cây ra hoa quả hàng năm, tái sinh tự nhiên bằng hạt; khi cây còn nhỏ nếu bị chặt có thể sẽ tái sinh cây chồi.
Bộ phận dùng:
Vỏ rễ, vỏ quả.
Thành phần hoá học
Hạt chứa tinh dầu chứa sabinen, limonen, α và β – pinen, p. cymen, terpien – 4 – ol, α – terpineol.
Tác dụng dược lý
Tác dụng diệt ấu trùng muỗi: Tinh dầu sẻn hôi có tác dụng mạnh nhất trên ấu trùng muỗi A. aegypti
Tác dụng kích thích cơ trơn: Tinh dầu quả sẻn hôi có tác dụng kích thích co bóp nhu động của dạ dày ruột chuột nhắt trắng.
Một số tác dụng dược lý khác: Tinh dầu quả sẻn hôi có tác dụng chống viêm (Abraham và Agshikar, 1972). Cao khô chiết bằng methanol vỏ thân cây sẻn hôi với liều 250 và 500 mg/kg có tác dụng giảm đau, làm giảm các cơn đau quặn bụng trong mô hình gây đau bằng cách tiêm dung dịch acid acetic vào phúc mạc chuột nhắt trắng. Cao vỏ thân cây sen hôi còn có tác dụng làm giảm số lần đi ta chảy trong mô hình gây ra chảy bằng dầu thầu dầu ở chuột nhắt trắng (Raham et al., 2002). Các sao chiết bằng ete dầu, chloroform hoặc methanol từ lá và vỏ thân cây sản hội có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và tác dụng độc tế bào (Islam và Sayeed et al., 2001).
Tính vị, công năng
- Quả sẻn hôi vị đắng cay, mùi thơm, tính ấm nóng, vào 3 kinh phế, vị, thận; có công năng làm ấm, trừ lạnh, làm săn sóc, kích thích, lợi tiêu hóa.
- Vỏ rễ cây sẻn hôi có màu đỏ nâu, vị đắng, mùi thơm dễ chịu, tính ấm, có công năng kích thích, trị giun và điều kinh, lọc máu.
- Vỏ thân sẻn hôi mùi thơm, có công năng hạ sốt và bổ.
- Hạt sẻn hôi vỏ màu đen, nhẵn bóng, vị đắng, tính lạnh, có công năng, lợi niệu, tiêu thũng, chữa phù thũng.
Công dụng
Quả sẻn hôi (cả hạt) làm ấm bụng (ôn trung), trừ lạnh, đau bụng lạnh, trị đầy hơi, thấp khớp. Còn làm gia vị thay hạt tiêu, thường được bảo quản trong giấm. Liều dùng, ngày 3-6g sắc uống, có thể tán thành bột, hãm uống.
Vỏ rễ để điều kinh, trực giun. Vỏ thân được dùng trị ỉa chảy, sốt rét, thấp khớp, tiêu hoá kém. Liều dùng vỏ thân, vỏ rễ ngày 10 – 15g, sắc uống.
Lá được dùng thay men để chế một loại bia gạo, do lá tiết ra một chất gôm thơm. Lá non được dùng để làm gia vị.
- Ở Ấn Độ, quả được dùng do tính chất thơm và kích thích, săn se, kiện vị, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, ỉa chảy[Chopra et al., 2001: 260].