Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 25 Apr 2024 03:19:06 +0700 vi hourly 1 Lợi ích bất ngờ từ việc ngâm chân nước muối gừng mỗi ngày https://tracuuduoclieu.vn/loi-ich-bat-ngo-tu-viec-ngam-chan-nuoc-muoi-gung-moi-ngay.html https://tracuuduoclieu.vn/loi-ich-bat-ngo-tu-viec-ngam-chan-nuoc-muoi-gung-moi-ngay.html#respond Thu, 27 Jan 2022 07:37:40 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=64337 Chân tay lạnh là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi thời tiết trở lạnh. Do khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Vì vậy, khi trời lạnh chúng ta nên thường xuyên giữ ấm chân tay bằng cách đi gang tay, tất chân, uống nước ấm, tăng cường vận động làm nóng cơ thể.

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp ngâm chân bằng nước muối gừng cũng rất hiệu quả. Ngâm chân giúp đường máu vận chuyển trong cơ thể được khai thông, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí (khí lạnh) và chất độc. Nhờ đó, bạn tránh được bệnh tật, ngủ ngon hơn và đôi chân luôn được khỏe mạnh.

Các cách ngâm chân hiệu quả với nước gừng muối:

  • Chuẩn bị: 2 lít nước, 1 củ gừng tươi, 20 gram muối hạt
  • Làm nước muối gừng nóng ngâm chân như sau: Đun nước ấm đến nhiệt độ khoảng 50 – 60 ̊C (hoặc có thể điều chỉnh tùy thuộc vào khả năng của người dùng). Gừng đập dập, bỏ vào nước đã đun cùng muối hạt
  • Cách dùng: Ngâm chân mỗi ngày 1 lần từ 15 – 30 phút vào thời điểm thích hợp (nên vào buổi tối trước khi đi ngủ).

Cho dù mùa nóng hay mùa lạnh, các nhà nghiên cứu vẫn khuyên chúng ta nên ngâm chân mỗi ngày để hạn chế bệnh tật.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/loi-ich-bat-ngo-tu-viec-ngam-chan-nuoc-muoi-gung-moi-ngay.html/feed 0
Gừng – Gia vị, vị thuốc quen thuộc của gia đình https://tracuuduoclieu.vn/gung-gia-vi-vi-thuoc-quen-thuoc-cua-gia-dinh-2.html https://tracuuduoclieu.vn/gung-gia-vi-vi-thuoc-quen-thuoc-cua-gia-dinh-2.html#respond Tue, 18 Jan 2022 08:12:00 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=64260 Gừng từ lâu được coi là gia vị được sử dụng trong mỗi bữa ăn gia đình. Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì gừng còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.

  • Giúp giải toả stress, dịu cơn đau
  • Giúp giảm cholesterol máu
  • Phòng chữa sỏi mật
  • Chữa đau bụng kinh
  • Tăng cường sức khỏe
  • Chống dị ứng

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/gung-gia-vi-vi-thuoc-quen-thuoc-cua-gia-dinh-2.html/feed 0
Biết ngay 7 mẹo trị đau họng hiệu quả ngay tại nhà https://tracuuduoclieu.vn/biet-ngay-7-meo-tri-ho-hieu-qua-ngay-tai-nha.html https://tracuuduoclieu.vn/biet-ngay-7-meo-tri-ho-hieu-qua-ngay-tai-nha.html#respond Mon, 15 Nov 2021 08:37:49 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=63492 Đau họng là một trong những căn bệnh thường xuyên xảy ra đối với mọi lứa tuổi. Hiện tượng đau họng thường gặp khi trời trở lạnh, hoặc cơ thể bị ốm lúc này vi khuẩn sẽ tấn công vào cổ họng và gây ra hiện tượng sưng viêm. Đau họng có thể kéo dài 2-3 ngày nhưng cũng có thể lâu hơn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc. Dưới đây là 7 mẹo trị đau họng rất hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. 

Biết ngay 7 mẹo trị đau họng hiệu quả ngay tại nhà 1

1. Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Súc miệng bằng nước muối sinh lý không chỉ cần thiết cho người bị đau họng có đờm mà tất cả mọi người được khuyên nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch cổ họng.

Nước muối là môi trường ưu trương khiến vi khuẩn không thể sinh sôi và phát triển. Trong đau họng có đờm thì đờm là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và những biến chứng nặng. Vì thế việc súc miệng bằng nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn là cần thiết cho bệnh nhân.

Cách pha nước muối tại nhà:

  • Sử dụng ½ đến ¾ thìa muối tinh sạch pha với 1 cốc nước ấm (hoặc có thể sử dụng nước muối sinh lý có sẵn).
  • Sau khi hòa tan thì dùng dung dịch muối để sát khuẩn vùng họng bằng cách súc miệng sau đó ngửa cổ và làm sạch vùng họng rồi mới nhổ ra.

2. Sử dụng lá bạc hà với mật ong

Trong thành phần của lá bạc hà có chứa tinh dầu menthol có tác dụng làm dịu làm mát cổ họng đồng thời giúp giảm viêm. Tinh dầu còn giúp loãng dịch đờm để đẩy dịch đờm ra ngoài dễ dàng hơn.

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và cung cấp các dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Cách tiến hành như sau:

  • Lá bạc hà rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào bát cùng mật ong đem hấp cách thủy trong 20 phút hoặc hấp cơm.
  • Sau đó lọc lấy nước uống.
  • Phương pháp này rất hiệu quả trong điều trị đau họng có đờm ở trẻ em trên 1 tuổi.

3. Siro húng chanh với đường phèn

Cây húng chanh hay còn gọi là cây dương tử tô có vị cay tính ấm, có tác dụng hành khí, hành huyết, trị ho, trị viêm họng, tiêu đờm hiệu quả. Ngoài ra lá húng chanh còn đem lại cảm giác dịu nhẹ và thông thoáng tại cổ họng.

Trong thành phần của húng chanh có chứa eugenol, thymol, salicylat, carvacrol có tác dụng trong việc kháng khuẩn và làm dịu nhẹ cổ họng.

Cách sử làm siro húng chanh và đường phèn:

  • Lá húng chanh rửa sạch ngâm với nước muối, rửa sạch lại lần nữa.
  • Đem lá húng chanh và quất tươi xay hoặc giã nhỏ. Trộn hỗn hợp xay với đường phèn.
  • Đun cách thủy hỗn hợp trên trong 20 phút hoặc hấp cơm. Sau đó vắt bỏ bã. Phần nước thu được chia làm 2 lần cho trẻ uống trong ngày.

3. Siro húng chanh với đường phèn 1

4. Hoa đu đủ đực hấp mật ong

Trong thành phần của hoa đu đủ đực có chứa rất nhiều các hoạt chất có tác dụng điều trị viêm họng như papain, beta- carotene, axit gallic, phenol. Các thành phần này giúp kháng viêm, giảm đau rát và long đờm. Ngoài ra hoa đu đủ đực có chứa lượng lớn các thành phần như vitamin A, C, E có tác dụng nâng cao sức đề kháng, bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

Cách tiến hành:

  • Hoa đu đủ đực thái nhỏ cho vào bát cùng với mật ong.
  • Hấp cách thủy trong vòng 20 phút hoặc hấp cơm. Sau đó lọc loại bã.
  • Chia làm 2 lần uống trong ngày giúp tống đờm ra dễ dàng hơn.
  • Đối với trẻ nhỏ nên thay mật ong bằng đường phèn.

5. Sử dụng mật ong và quất

Mật ong và thành phần acid citric trong quất có tác dụng hiệp đồng trong tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra các thành phần dưỡng chất trong mật ong giúp làm loãng đờm và dịu cổ họng.

Vitamin C trong quất nâng cao sức đề kháng và bảo vệ cổ họng của mẹ bầu được tốt hơn.

Cách tiến hành:

  • Quất tươi đem rửa sạch sau đó ngâm nước muối và rửa sạch lại với nước.
  • Cắt đôi quất cho vào bát nhỏ với 2 thìa mật ong. Đem đi đun cách thủy 15 phút hoặc hấp cơm là có thể sử dụng.
  • Hỗn hợp có được mẹ có thể ăn cả quất và nước hoặc ép hết cốt từ quất rồi uống nước. Kiên trì trong 5 đến 7 ngày có thể đạt được hiệu quả.

6. Hỗn hợp nước gừng và mật ong

Gừng, chanh và mật ong đều là những thành phần lành tính và có tác dụng đáng kể trong điều trị viêm họng ở bà bầu. Nước chanh, gừng và mật ong không chỉ giúp sát khuẩn, tiêu viêm mà còn giúp loãng đờm để tống đờm ra ngoài được dễ dàng hơn.

Cách tiến hành như sau:

  • Gừng cạo sạch vỏ, thái nhỏ xong ép lấy nước cốt.
  • Trộn đều nước cốt gừng, mật ong và nước cốt chanh tươi. Nhấp nhẹ nhàng từng ngụm hỗn hợp. Có thể pha loãng hỗn hợp để dễ có thể dễ uống hơn.

Gừng có vị cay tính ôn vì thế nếu dùng nhiều có thể ảnh hưởng đến âm khí trong người. Vậy nên các mẹ không nên lạm dụng gừng để điều trị viêm họng mà phải sử dụng theo đúng lượng được khuyến cáo.

6. Hỗn hợp nước gừng và mật ong 1

7. Sử dụng chanh và muối

Chanh và muối có tác dụng chủ yếu trong tiêu diệt vi khuẩn hầu họng đang cư trú trong đờm dãi. Ngoài ra còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, ngăn chặn sự tấn công từ các tác nhân gây bệnh.

Cách tiến hành như sau:

Cách 1: Vắt lấy nước cốt chanh rồi hòa thêm một ít muối hạt vào trong rồi uống.

Cách 2:

  • Dùng chanh thái lát mỏng thấm lên trên là một ít muối tinh trắng.
  • Ngậm trực tiếp lát chanh vào gần cổ họng để tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn ở vùng này.
  • Nước chanh và muối hòa lẫn với nước bọt sẽ dẫn các hoạt chất có tác dụng điều trị đi xuống dọc theo cổ họng.

Lưu ý: Nên ngậm khoảng 5 lần một ngày để có tác dụng. Không nên ngậm quá nhiều muối hoặc ngậm chanh quá lâu có thể làm tổn thương niêm mạc miệng và vùng niêm mạc hầu họng đang bị tổn thương.

Lưu ý: Dinh dưỡng cho người bị ho

  • Nên sử dụng các loại thực phẩm mềm như cháo, súp gà,…
  • Tránh ăn các thức ăn cứng và khó tiêu như đồ chiên rán.
  • Không sử dụng các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích trong thời gian này.
  • Tránh khói thuốc lá hay khói bụi ô nhiễm, bụi nhà, phấn hoa,…

Nguồn: Sưu tầm

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/biet-ngay-7-meo-tri-ho-hieu-qua-ngay-tai-nha.html/feed 0
Cách pha chế trà Sả gừng thơm ngon, tốt cho sức khỏe https://tracuuduoclieu.vn/cach-pha-che-tra-sa-gung-thom-ngon-tot-cho-suc-khoe.html https://tracuuduoclieu.vn/cach-pha-che-tra-sa-gung-thom-ngon-tot-cho-suc-khoe.html#respond Sat, 17 Jul 2021 06:24:53 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=57100 Nguyên liệu:

700ml nước, 2 củ Sả, 5-7 lát gừng, 3 thìa mật ong, 1 mẩu quế, 3 lát chanh (cam)

Cách thực hiện:

  • 2 củ sả đập nhỏ, cắt khúc tầm 3-5cm, bạn có thể sử dụng thêm tầm 2-3 lá sả, cuộn tròn như hình
  • Gừng gọt vỏ, thái lát mỏng
  • Đổ vào nồi 700ml, đun sôi rồi cho lần lượt củ sả, gừng, lá sả đã sơ chế vào nồi đun tiếp tầm 10 phút thì tắt bếp.
  • Cho vào cốc 3 thìa mật ong, rồi đổ nước gừng sả đã đun vào, khuấy đều
  • Bạn cũng có thể cho thêm 1 mẩu quế và 3 lát chanh (cam) để tăng hương vị của trà. Lưu ý: Không nên cho chanh khi nước còn rất nóng sẽ làm vị trà bị đắng.

Trà Sả gừng là thức uống dễ làm, thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Sử dụng trà thường xuyên giúp bạn giảm hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc khó chịu trong dạ dày.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cach-pha-che-tra-sa-gung-thom-ngon-tot-cho-suc-khoe.html/feed 0
Kỹ thuật trồng gừng https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-gung.html https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-gung.html#respond Mon, 08 Mar 2021 08:13:19 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53229

I. Thông tin khoa học

  • Tên tiếng Việt: Gừng, Khương, Co khinh (Thái), Sung (Dao)
  • Tên khoa học: Zingiber officinale Roscoe
  • Họ: Zingiberaceae (Gừng)

I. Thông tin khoa học 1

Mô tả cây

  • Gừng là một loại thảo nhỏ, sống lâu năm, cao 0,6-1m. thân rễ nạc, mọc bò ngang, phân nhánh l
  • Lá mọc so le không cuống, có bẹ, hình mác dài 15-20cm, rộng chừng 2cm, mặt bong nhẵn, gân giữa hơi trắng nhạt, vò có mùi thơm.
  • Trục hoa xuất phát từ gốc, dài tới 20cm, rộng 2-3cm, lá bắc hình trứng, dài 2,5cm, mép lưng màu vàng, đài hoa dài chừng 1cm, có 3 răng ngắn, 3 cành hoa dài chừng 2cm, màu vàng xanh, mép cánh hoa màu tím, nhị cũng tím. Loài gừng trồng ít ra hoa
  • Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm, vị cay nóng
  • Mùa hoa quả: Tháng 5-8.

Công dụng

Chữa đau bụng, ỉa chảy, dễ tiêu, tê thấp, nhức đầu, ngạt mũi, nôn mửa, bụng đầy trướng (Thân rễ sắc uống). Vỏ củ chữa phù thũng. Củ gừng còn phối hợp với các vị thuốc khác chữa trúng phong.

Xem thêm: Gừng Gia vị, vị thuốc quen thuộc của gia đình

Kỹ thuật trồng gừng

1. Lựa chọn vùng trồng

Chọn đất hàm lượng mùn cao, tơi xốp, tầng đất dày, ít đá lẫn, có khả năng giữ và thoát nước tốt, có độ ẩm trong suốt thời gian cây sinh trưởng. Nên chọn loại đất thịt tơi xốp hoặc đất pha cát. Tránh chọn vùng đất cát và đất sét.

  • Đất có pH = 4-5,5 nhưng thích hợp nhất là pH = 5,5-7.
  • Có thể trồng Gừng dưới tán cây, độ che phủ dưới 50%, Gừng sẽ phát triển tốt với độ che phủ từ 20- 30%.

2. Thời vụ trồng

  • Ở miền Bắc, Gừng được trồng vào cuối vụ Xuân (tháng 2-4).
  • Ở miền Nam, trồng vào đầu mùa mưa.
  • Thời gian sinh trưởng từ 9-10 tháng (tuỳ giống).

3. Kỹ thuật sản xuất giống

Chuẩn bị giống

  • Gừng làm giống phải để già, trên 10 tháng tuổi, không bị bệnh;
  • Gừng giống phải để nơi thoáng mát khoảng 1 tuần rồi tiến hành bẻ hom bằng tay, không dùng dao cắt nhằm tránh lây lan mầm bệnh. Phần cắt nên chấm bột xi măng hoặc tro bếp ngay để hãm
    nhựa;
  • Sau bẻ hom 4-6 tiếng, xếp đều trên khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Khoảng 2- 3 ngày sau,
    dùng rơm mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần;
  • Sau 10-15 ngày, các hom Gừng đã nhú mắt, có thể đem trồng.

3. Kỹ thuật sản xuất giống 1

Lượng giống cần chuẩn bị: từ 2.500-3.000kg/ ha (1kg Gừng giống có thể cho 15-20 hom)

Tiêu chuẩn củ giống

  • Chọn củ giống có đường kính >1,5cm, tươi, không sâu thối, có 1-3 mắt;
  • Khi bẻ ra thì thấy bên trong ruột của củ Gừng có màu vàng. Phía trên đỉnh sinh trưởng eo thắt lại (Điều này cho thấy Gừng đã già và phần thân tàn lụi tự nhiên, chứ không phải dùng các biện pháp khác để tác động như phun muối hoặc dùng chân đạp).

4. Kỹ thuật làm đất

  • Thu gom cỏ dại và dọn vệ sinh đất trồng
  • Cày phơi ải đất để tạo độ tơi xốp và diệt mầm bệnh trong đất
  • Có thể dùng vôi bột để khử chua, khử khuẩn và nấm bệnh (50-60kg vôi bột/ 1000m2), rắc đều mặt luống trước khi bón các loại phân khác 1 tuần
  • Đất bằng nên đánh luống rộng 120-150cm, cao 35-40cm
  • Đất dốc nên rạch hàng cách hàng 40-50cm, hốc cách hốc 20-25cm, hốc sâu 25-30cm, cho phân vào hố và lấp qua một lớp đất mỏng.

5. Kỹ thuật trồng

  • Đặt củ giống vào hốc, mỗi hốc đặt từ 1-2 hom, cách mặt luống khoảng 15-20cm và lấp lớp đất nhỏ và tơi xốp lên củ Gừng cho đến khi bằng mặt luống rồi ấn nhẹ tay để đất tiếp xúc tốt với củ.
  • Gừng nảy chồi ngang, do đó nên đặt củ nằm ngang hoặc xuôi theo hàng trồng để chồi dễ phát triển.
  • Sau khi trồng phủ lá cây, rơm rạ lên mặt luống để tạo độ ẩm cho đất và bổ sung phân hữu cơ hoai mục.

6. Phân bón và kỹ thuật bón phân

Tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón hóa học, chỉ sử dụng phân bón hữu cơ đã hoai mục.

Lượng phân: 3 tấn phân chuồng đã ủ hoai mục dùng cho 1000m2 ruộng.

  • Bón lót 2/3 số phân trên trước khi trồng.
  • Số còn lại bón thúc kết hợp làm cỏ vun gốc khi Gừng từ 60-90 ngày tuổi.
  • Nên bổ sung chế phẩm sinh học EM (vi sinh vật có ích) cho đất nhằm thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng cho Gừng, phân giải các chất khó tan trong đất, giúp Gừng phát triển tốt và phòng ngừa nấm bệnh.

6. Phân bón và kỹ thuật bón phân 1

Nên sử dụng phân chuồng, phân gia súc có nguồn gốc tự nhiên để tránh tình trạng tồn dư tạp chất như thuốc kích thích, hoóc-môn tăng trưởng và chất cấm

7. Làm cỏ và chăm sóc

Sau khi trồng 2 tuần thì Gừng bắt đầu mọc chồi và xuất hiện lá non, nếu hốc nào không mọc thì trồng dặm thêm để Gừng mọc đều.

Tiến hành làm cỏ dại bằng tay, vun gốc ở các giai đoạn Gừng 30-60 ngày tuổi, 60-120 ngày tuổi và 120-150 ngày tuổi. Khi thấy cỏ dại mọc lấn át thì phải làm sạch và lấp đất quanh gốc Gừng.

  • Không làm cỏ trong các đợt nắng nóng kéo dài. Khi nhổ cỏ tránh làm đứt rễ Gừng, nếu làm đứt rễ thì cây sẽ có hiện tượng lá vàng và chết dần.

==> Đặc tính Gừng là “ăn nổi” nên cần vun gốc hoặc phủ rơm rạ, guồng guột sau trồng sẽ giúp giữ ẩm đất, giảm cỏ dại phát triển và làm tăng thêm diện tích cho các nhánh Gừng phát triển.

Sâu bệnh

Sâu đục thân

Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa, nếu bộc phát mạnh sẽ làm giảm đáng kể năng suất Gừng.

Biện pháp phòng trừ:

  • Cày ải và phơi đất trước khi trồng;
  • Sử dụng các loại chế phẩm sinh học để xua đuổi các loại côn trùng;
  • Ngoài ra có thể sử dụng các loại vi sinh vật có lợi, các nấm đối kháng để xua đuổi và gây bệnh cho sâu hại.

Bệnh thối vàng, cháy lá

Bệnh do nấm Fusarium gây nên; Thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp vào hoặc có những vết cháy hình tròn hoặc bầu dục trên lá, thường gọi là bệnh cháy lá.

Do bệnh rất khó trị, lây lan nhanh và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc. Cần tiến hành thực hiện các biện pháp sau:

  • Ngay sau thu hoạch vụ trước (đối với đất trồng chuyên) hoặc trước khi tiến hành xuống giống, cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy thân cây dư thừa (nguồn lưu tồn bệnh);
  • Tránh để cây bệnh gần hoặc vứt xuống nguồn nước tưới để tránh lây lan, bố trí canh tác ở nơi
    không bị ngập úng.
  • Khi thấy Gừng bị nhiễm bệnh cần khoanh vùng và loại bỏ những cây bị bệnh, rắc vôi trên diện tích bị bệnh để tránh lây lan ra diện tích rộng.

7. Làm cỏ và chăm sóc 1

Thu hoạch gừng của người nông dân

Xem thêm: Lợi ích của việc ngâm chân nước muối gừng

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-gung.html/feed 0
Mẹo dân gian chữa mề đay bằng cây thuốc nam quanh nhà https://tracuuduoclieu.vn/meo-dan-gian-chua-me-day-bang-cay-thuoc-nam-quanh-nha.html https://tracuuduoclieu.vn/meo-dan-gian-chua-me-day-bang-cay-thuoc-nam-quanh-nha.html#respond Tue, 02 Mar 2021 03:23:46 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53159 Mề đay mẩn ngứa là bệnh da liễu rất phổ biến, xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, điều trị bệnh lý này chủ yếu là sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hay một số cây thuốc nam cũng rất hiệu quả.

Bệnh mề đay?

Thực tế, tình trạng nổi mề đay là phản ứng viêm ở lớp trung bì do cơ thể giải phóng histamine – chất trung gian gây dị ứng. Do đó, mề đay thường bùng phát khi cơ thể bị dị ứng với thời tiết, thức ăn, căng thẳng quá mức hoặc do tiếp xúc với các yếu tố kích ứng.

Bệnh mề đay? 1

Nổi mề đay làm xuất hiện các mụn phồng đỏ trên da

Hơn 80% trường hợp mề đay có thể thuyên giảm hoàn toàn sau 24 – 48 giờ khởi phát mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tuần. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng mề đay gây ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội, mức độ ngứa tăng lên vào ban đêm tác động không nhỏ đến giấc ngủ.

Do đó, bệnh nhân cần phải thực hiện một số phương pháp điều trị để giảm ngứa và cải thiện tổn thương da. Hiện nay, điều trị bệnh lý này chủ yếu là sử dụng thuốc bôi và thuốc uống

Trong trường hợp mề đay có mức độ nhẹ, tổn thương da và tình trạng ngứa có thể giảm hoàn toàn khi áp dụng mẹo chữa từ các cây thuốc nam có đặc tính tiêu viêm, chống ngứa và sát trùng.

Chữa bệnh mề đay bằng cây thuốc nam

🌿 1. Lá bạc hà

Lá bạc hà thường được dùng trong chế biến món ăn và các loại thức uống. Thảo dược này chứa tinh dầu có mùi thơm, tác dụng khử mùi, làm mát da và sát trùng nhẹ nên còn được nhân dân dùng để trị hôi miệng, giảm ho, long đờm và kích thích tiêu hóa.Ngoài ra lá bạc hà còn có tác dụng điều trị các chứng bệnh ngoài da – trong đó có mề đay mẩn ngứa.

Nấu nước tắm từ lá bạc hà:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi và 1 ít muối biển
  • Rửa sạch bạc hà rồi cho vào nồi nước đang sôi
  • Đun khoảng 10 phút rồi tắt bếp
  • Đổ nước ra thau, hòa thêm nước lạnh và cho muối vào
  • Khi tắm bằng nước sắc lá bạc hà, bạn có thể dùng thảo dược chà xát nhẹ vào da để giảm ngứa và sưng viêm.

🌿 2. Rau má

Rau má (lôi công thảo, tích tuyết thảo) không chỉ là loại rau thông thường mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, tính hàn, tác dụng tiêu viêm, giải độc nên thường được dùng để chữa bỏng và tổn thương da. Ngoài ra thảo dược này còn chứa tinh dầu và một số chất chống oxy hóa như quercetin, kaempferol. Các thành phần này có tác dụng làm dịu vùng da sưng nóng, phục hồi và ngăn ngừa bội nhiễm.

Canh rau má giảm mề đay do dị ứng thức ăn:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau má tươi và thịt lợn nạc 100g
  • Rửa sạch rau má, thịt lợn đem bằm nhỏ
  • Cho dầu vào nồi, sau đó thêm hành và thịt lợn vào xào cho thơm
  • Đổ 1.5 lít nước vào đun sôi
  • Sau đó cho rau má vào đun thêm 5 phút rồi tắt bếp và nêm nếm vừa ăn

Bài thuốc đắp từ rau má:

  • Dùng rau má và lá gấc mỗi thứ 50g
  • Đem ngâm rửa với nước muối và để ráo
  • Giã nhỏ rồi trộn thêm 1 ít muối và đắp lên vùng da cần điều trị
  • Đắp 2 lần/ ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn

🌿 2. Rau má 1

Rau má có tác dụng làm dịu vùng da sưng nóng, phục hồi và ngăn ngừa bội nhiễm

🌿 3. Cỏ mần trầu

Từ xưa, trong dân gian đã phát hiện và tận dụng cỏ mần trầu trong điều trị các bệnh sốt, sốt rét, làm tiêu độc, mát gan. Ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nhiều hơn những công dụng của cỏ mần trầu khi ứng dụng loại cỏ này vào chữa bệnh cao huyết áp, trị sỏi thận, phòng ngừa viêm não truyền nhiễm, thống phong…

Cỏ mần trầu có thể được dùng tươi hoặc dùng khô đều đảm bảo nguyên công dụng. Đối với bệnh nhân mề đay, nguyên nhân trực tiếp đến từ chức năng gan suy giảm, độc tố trong cơ thể không được loại bỏ mà phát tác thành những nốt sẩn ngứa trên cơ thể. T

Cách 1:

  • Dùng cỏ mần trầu tươi đe, rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vết mẩn ngứa do mề đay gây ra

Cách 2:

  • Dùng cỏ mần trầu khô hoặc tươi sắc cùng nước sạch.
  • Đun tới khi nước sôi, hạ thấp lửa đun liu riu cho các dược chất trong cỏ mần trầu tiết ra hết.
  • Chia nước làm hai lần uống trong ngày. Muốn thêm phần bổ dưỡng, người dùng có thể kết hợp cỏ mần trầu với các loại dược liệu khác.

🌿 4. Nước trà xanh

Nước trà xanh (chè xanh) có tác dụng bảo vệ tim mạch, chữa viêm họng và đào thải độc tố. Vì vậy nhân dân còn dùng nước chè xanh để giảm các tình trạng da liễu thường gặp như mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, phát ban da,… Trà xanh ít gây kích ứng nên có thể dùng để chữa mề đay cho cả trẻ nhỏ và người có cơ địa nhạy cảm.

Uống nước trà xanh:

  • Dùng vài lá trà tươi/ trà đã sao khô
  • Hãm với 300ml nước sôi trong 10 – 15 phút
  • Có thể uống trực tiếp hoặc thêm vào 1 ít nước cốt chanh hoặc mật ong

Tắm lá chè xanh giảm ngứa do nổi mề đay:

  • Rửa sạch 1 nắm lá chè xanh tươi và chuẩn bị thêm 1 ít muối biển
  • Đun chè xanh với 2 lít nước, sau đó đổ nước ra thau
  • Thêm muối vào và hòa với nước lạnh
  • Dùng tắm có tác dụng giảm ngứa, sát khuẩn và cải thiện viêm do chứng nổi mề đay gây ra

🌿 4. Nước trà xanh 1

Trà xanh ít gây kích ứng nên có thể dùng để chữa mề đay cho cả trẻ nhỏ và người có cơ địa nhạy cảm

🌿 5. Gừng tươi

Gừng tươi có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng giảm viêm, giải dị ứng và chống ngứa. Thảo dược này thường được dùng để chữa các chứng bệnh do nhiễm lạnh như ho, cảm lạnh, viêm họng,… Ngoài ra gừng tươi còn được nhân dân sử dụng để chữa viêm da cơ địa, chàm và nổi mề đay do lạnh

Dùng trà gừng mật ong:

  • Thái mỏng 1 củ gừng tươi và đem hãm với 300ml nước sôi
  • Sau khoảng 15 – 20 phút thì cho thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều
  • Nên uống trà khi ấm và có thể ăn lát gừng tươi nếu mề đay đi kèm với triệu chứng sổ mũi, ho,…

Ngâm gừng tươi với muối:

  • Đun sôi 2 lít nước, sau đó cho khoảng 2 củ gừng tươi đã cắt nhỏ vào
  • Đun thêm 3 phút thì tắt lửa và cho vào khoảng 2 thìa muối
  • Đợi nước nguội bớt rồi dùng ngâm chân/ tay vào để giảm ngứa
  • Trong trường hợp tổn thương da lan rộng, có thể dùng nước gừng tươi để tắm

Có thể bạn quan tâm: Tắm lá cây chó đẻ chữa mẩn ngứa cho trẻ

🌿 6. Lá khế chữa mề đay mẩn ngứa

Nấu nước lá khế tắm là mẹo chữa mề đay được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Theo y học cổ truyền, lá khế có vị chua, tính bình, tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm và sát khuẩn nhẹ. Chính vì vậy thảo dược này thường được tận dụng để chữa viêm da cơ địa, phát ban da và mề đay mẩn ngứa.

Cách dùng lá khế chữa mề đay mẩn ngứa:

  • Rửa sạch 1 nắm lá khế rồi cho vào nồi
  • Đổ 2 lít nước vào và đun sôi trong khoảng 5 phút
  • Thêm 2 thìa muối biển vào và đổ nước ra thau
  • Hòa thêm nước lạnh để nước nguội bớt và dùng để tắm
  • Chữa mề đay bằng thuốc nam cần lưu ý điều gì?

🌿 7. Lá kinh giới

Rau kinh giới không chỉ được dùng để gia tăng hương vị món ăn mà còn được tận dụng để chữa các bệnh da liễu thường gặp như tổ đỉa, viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa, phát ban da,… Theo kinh nghiệm dân gian, thảo dược này có đặc tính sát trùng, tán hàn và chống ngứa. Do đó, dùng lá kinh giới nấu nước tắm hoặc chườm đắp có thể giảm các triệu chứng do mề đay gây ra. Không chỉ được lưu truyền trong dân gian, tác dụng chữa mề đay của rau kinh giới cũng đã được chứng minh qua một số nghiên cứu sơ bộ.

Các nghiên cứu này cho thấy, hoạt chất d-menthol, menthol racemic và vitamin trong thảo dược này có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa và cải thiện sẩn đỏ, phát ban.trị mề đay bằng thuốc nam

Tắm nước lá kinh giới:

  • Dùng lá kinh giới nấu nước tắm có thể giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy và viêm đỏ da.
  • Nếu áp dụng thường xuyên, các sẩn đỏ, phát ban do mề đay gây ra sẽ giảm đi đáng kể sau vài ngày.

Đắp lá kinh giới với muối biển:

  • Trong trường hợp mề đay nổi ở chân và tay, bệnh nhân có thể dùng 1 nắm lá kinh giới tươi sao nóng với muối biển và chườm đắp lên da.

🌿 7. Lá kinh giới 1

Kinh giới có đặc tính sát trùng, tán hàn và chống ngứa

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/meo-dan-gian-chua-me-day-bang-cay-thuoc-nam-quanh-nha.html/feed 0
Gừng – Gia vị, vị thuốc quen thuộc của gia đình https://tracuuduoclieu.vn/gung-gia-vi-vi-thuoc-quen-thuoc-cua-gia-dinh.html https://tracuuduoclieu.vn/gung-gia-vi-vi-thuoc-quen-thuoc-cua-gia-dinh.html#respond Thu, 25 Feb 2021 09:32:04 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53006 Gừng từ lâu được coi là gia vị được sử dụng trong mỗi bữa ăn gia đình. Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì gừng còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.

Gừng - Gia vị, vị thuốc quen thuộc của gia đình 1

Gừng có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe và được sử dụng thường xuyên trong các món ăn

Thông tin khoa học

  • Gừng là một loại thảo nhỏ, sống lâu năm, cao 0,6-1m. thân rễ nạc, mọc bò ngang, phân nhánh l
  • Lá mọc so le không cuống, có bẹ, hình mác dài 15-20cm, rộng chừng 2cm, mặt bong nhẵn, gân giữa hơi trắng nhạt, vò có mùi thơm.
  • Trục hoa xuất phát từ gốc, dài tới 20cm, rộng 2-3cm, lá bắc hình trứng, dài 2,5cm, mép lưng màu vàng, đài hoa dài chừng 1cm, có 3 răng ngắn, 3 cành hoa dài chừng 2cm, màu vàng xanh, mép cánh hoa màu tím, nhị cũng tím. Loài gừng trồng ít ra hoa
  • Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm, vị cay nóng
  • Mùa hoa quả: Tháng 5-8.

Thành phần hoá học:

  • Trong gừng có từ 2-3% tinh dầu. ngoài ra còn có chất nhựa dầu (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và các chất cay như zingeron, zingerola và shogaola
  • Tinh dầu gừng có tỷ trọng 0,878 tả tuyền, năng suất quay cực -250 ở -50C, độ sôi 1553000. Trong tinh dầu có α camphen, β phelandren, một cacbua: zingiberen C15H24, một rượu sesquitecpen, một ít xitrala bocneola và geraniola

Tính vị, công năng

Theo tài liệu cổ sinh khương vị cay tính hơi ôn, vào ba kinh phế, tỳ và vị. có tác dụng phát biểu tán hàn, ôn trung, làm hết nôn, tiêu đờm, hành thuỷ giải độc, dùng chữa ngoại cảm, biểu chứng bụng trường đầy, nôn mửa, giải độc bán hạ, nam tinh, cua cá, đờm ẩm sinh ho.

Công dụng của Gừng

Phòng chữa sỏi mật

Sử dụng gừng thường xuyên rất có lợi cho việc phòng, chữa sỏi mật. Sỏi mật hiện nay thường được điều trị bằng phẫu thuật và chưa có một thuốc đặc trị nào có hiệu quả.

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản cho biết: Đã phát hiện thấy thành phần các chất có trong vị cay của gừng tươi như 6-Zingiberol, Ginger oil và 4 chất khác phân tách ra được, đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana – chất gây ra sỏi mật.

  • Khi lượng prostaglandin (PG) trong cơ thể phân tiết quá nhiều, hàm lượng chất muxin (một loại protein) trong dịch mật có thể sẽ tăng lên. Chất muxin có thể kết hợp với các ion canxi và bilirubin trong dịch mật và tạo thành các hạt sỏi trong mật.
  • Trong gừng, các loại tinh dầu thơm có tác dụng ức chế sự hợp thành prostaglandin, do đó làm giảm bớt hàm lượng muxin trong dịch mật và có thể phòng ngừa bệnh sỏi mật.

Chữa đau bụng kinh

Nếu bị hành hạ bởi chứng đau bụng kinh trong ngày “đèn đỏ”, bạn có thể không cần dùng đến bất cứ loại thuốc giảm đau nào và tự làm cho mình một tách trà gừng nóng. Gừng có vị cay tính ấm, giúp giảm đau hiệu quả, tinh dầu gừng có mùi thơm làm tinh thần thư thái, quên đi cảm giác đau mỏi.

Gừng đã được thử nghiệm với một nhóm phụ nữ bị đau bụng kinh và kết quả cho thấy loại củ này hiệu quả hơn tất cả loại thuốc giảm đau.

Chữa đau bụng kinh 1

Trà gừng là giải pháp hiệu quả giúp giảm đau bụng trong những ngày “đèn đỏ”

Giúp kéo dài tuổi thọ

Các công trình nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng chất cay của gừng tươi có tác dụng đối kháng rất mạnh đối với tính oxy hóa của mỡ động vật, so với các loại thuốc chống oxy hóa được ứng dụng hiện nay.

==> Thành phần chất cay này của gừng sau khi được cơ thể hấp thu cũng sẽ sinh ra tác dụng ức chế sự sinh thành chất mỡ qua oxy hóa trong cơ thể vì vậy gừng có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.

Chống dị ứng

Gừng tác động giống chất kháng histamine và giúp trị các chứng bệnh dị ứng. Người có cơ địa viêm mũi dị ứng, thường bị hắt hơi dữ dội khi lạnh đột ngột. Khi bị hắt hơi hoặc có triệu chứng, các hoạt chất bay hơi của gừng tươi có tác dụng kháng Histamin tức thì, sẽ cắt cơn hắt hơi rất nhanh (gấp 15 lần Cetirizin, 60 lần Fexofenadin). Đặc biệt, gừng an toàn cho người bệnh, không có tác dụng phụ (khô miệng ,chóng mặt, nhức đầu mệt mỏi) như các loại tân dược chống dị ứng trên.

Gừng có tính chất chống viêm và có thể dùng để trị viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và các rối loạn khác về cơ bắp. Uống trà gừng, đắp bã, ngâm tay, chân trong nước gừng loãng mỗi tối 15-20 phút có thể chữa được các chứng viêm khớp.

==> Liệu pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ rệt. Các thành phẩn hoá học trong gừng giúp ức chế sự sinh tổng hợp các chất prostaglandin gây viêm.

Giúp giải toả stress

Nhờ chứa chất Cineole nên gừng có thể giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp cho giấc ngủ ngon và sảng khoái. Gừng còn làm dịu cơn đau răng và sự khó chịu gây ra bởi nhiễm khuẩn phần trên của đường hô hấp, nhờ vào tính chất kháng khuẩn và chống nấm của nó.

Giúp giải toả stress 1

Ngâm chân với nước gừng giúp giảm stress, mệt mỏi

Giảm cholesterol máu

Nghiên cứu mới đây cho thấy gừng có tác dụng giảm Cholesterol máu, giảm các bệnh về tim mạch và huyết áp. Rất nhiều người thường hiểu nhầm việc uống trà gừng sẽ gây tăng huyết áp. Nhưng thực tế và khoa học đã chứng minh trà gừng không những làm tăng huyết áp cho người bị tụt huyết áp mà còn có tác dụng phòng ngừa và làm giảm huyết áp cao cho những người cao huyết áp.

Ngoài những tác dụng có lợi của gừng đem lại, khi sử dụng gừng cần lưu ý:

  • Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
  • Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
  • Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
  • Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.

Nguồn: Báo Suckhoedoisong.vn

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/gung-gia-vi-vi-thuoc-quen-thuoc-cua-gia-dinh.html/feed 0
Sưu tầm bài thuốc từ Gừng trong dân gian https://tracuuduoclieu.vn/suu-tam-bai-thuoc-tu-gung-trong-dan-gian.html https://tracuuduoclieu.vn/suu-tam-bai-thuoc-tu-gung-trong-dan-gian.html#respond Mon, 16 Nov 2020 06:35:49 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54602 Gừng còn có tên gọi là Khương – Zingiber officinale Roscoe, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Trong củ gừng có 1-3% tinh dầu, thành phần chủ yếu là alpha-camphen, beta-phelandren, carbur là zingiberen, alcol sesquiterpen. Theo y học cổ truyền, gừng tươi có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đàm, chặn nôn, giúp tiêu hóa.

Sưu tầm bài thuốc từ Gừng trong dân gian 1

 

Một số bài thuốc từ gừng

1. Gừng tươi băm nhuyễn, đường đen. Mỗi thứ vừa đủ, hãm với nước sôi để uống, phòng trị cảm mạo, phong hàn.

2. Gừng tươi vừa đủ (cắt lát), đại táo 10 quả, sắc uống. Trị co thắt ống tiêu hóa do lạnh.

3. Gừng tươi 15g (cắt lát), thêm mật ong 40ml sắc uống. Trị ho có đàm loãng do lạnh.

4. Gừng tươi 10g (cắt lát), đương quy 60g, thịt dê 100g, nấu canh. Trị sản hậu suy nhược, đau bụng râm râm.

5. Gừng tươi cắt lát đặt ngay rốn, thêm ngải cứu ở trên đốt hơ 5 phút. Trị đau dạ dày,ruột, đau bụng tiêu chảy do lạnh.

6. Gừng tươi vừa đủ, băm nhuyễn trộn với bột mì dạng hồ, thêm rượu trắng để chế biến. Dùng đắp tại chỗ, trị đau chấn thương, té ngã.

7. Gừng tươi 1 lát, đặt và cắn ngay tại răng đau, giây lát sẽ giảm đau.

8. Hàng ngày ngậm gừng tươi lát 5g, hay bột gừng phơi khô 1,5g, dùng trong 3 tháng. Cơn đau và hoạt động của khớp được cải thiện thấy rõ. Giúp giảm tình trạng khớp sưng đau, kéo căng. Có thể dùng nước gừng tươi thoa tại chỗ, phòng trị đau khớp do phong thấp.

9. Gừng tươi rửa sạch cắt lát, ngâm trong giấm một ngày đêm. Khi dùng, lấy gừng tươi lát vừa đủ thêm đường thẻ, nước sôi hãm, dùng thay trà, trị đau dạ dày do lạnh.

10. Vỏ gừng tươi, vỏ bí đao, vỏ rễ cây dâu mỗi thứ vừa đủ, sắc uống. Trị thủy thũng, bế niệu.

11. Gừng tươi có tác dụng lợi mật rất mạnh. Giúp làm giảm hàm lượng đạm dính trong mật. Ăn nhiều gừng giúp phòng ngừa sự hình thành của sỏi túi mật.

12. Gừng tươi, đầu hành mỗi thứ vừa đủ, băm nhuyễn, xào nóng, dùng vải bọc lại, thoa nóng tại chỗ. Sau khi nguội, thay mẻ khác, một ngày 3 lần, trị đau khớp do phong thấp.

13. Ngộ độc do cá, tôm, cua… nếu xuất hiện các triệu chứng nôn ói, đau bụng tiêu chảy. Dùng gừng tươi 30g, lá tía tô 30g, thêm đường thẻ vừa đủ sắc uống, một ngày 2 lần dùng sạch, giúp giải độc. Nếu ngộ độc do ăn khoai, miệng lưỡi tê rần, lập tức ngậm nhai gừng tươi giúp trì hoãn bệnh trạng, sau đó đến bệnh viện cấp cứu.

14. Gừng tươi băm nhuyễn, đắp ngay vết thương chảy máu, giúp cầm máu tạm thời, rồi tiến hành các bước xử trí tiếp theo.

Một số bài thuốc từ gừng 1

15. Dùng gừng tươi chà xát ngay hố nách, ngày 1-2 lần. Phòng trị chứng hôi nách.

16. Ban đầu uống một ít nước gừng, rồi mới uống thuốc viên hay thuốc nước. Đối với người mắc chứng nôn ói, sẽ giúp phòng ngừa nôn ra thuốc.

17. Ban đêm dùng 10 quả táo, 5 lát gừng tươi, sắc uống. Dùng thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng chống lạnh, phòng ngừa bệnh cảm và các bệnh thuộc hệ hô hấp.

18. Lê 1 quả, gừng tươi 25g, cắt lát mỏng, nước 1 chén, sắc uống, trị cảm mạo.

19. Gừng tươi 3 lát, đầu hành 100g, sắc uống, hay hãm với nước sôi để uống, trị cảm lạnh.

20. Đậu phụ 250g, đường đen 60g, gừng tươi 60g, sắc uống. Mỗi tối trước khi ngủ, dùng canh ăn đậu phụ, dùng liền 1 tuần, trị viêm phế quản.

21. Gừng tươi cắt lát, nhai nuốt trong miệng, làm cho các bọng nước nhỏ trên niêm mạc hầu họng dần dần biến mất.

22. Người bệnh đau khớp, dùng bột gừng tươi nửa muỗng, dùng kèm một ít rượu, khớp đau giảm dần.

23. Bột xuyên bối mẫu 15g, mật ong 300ml, nước gừng tươi 1 chung rượu. Tất cả trộn đều trong ấm, đem chưng cách thủy 1 giờ, lấy ra sử dụng dần. Khi uống kèm với nước ấm, ngày 3 lần, trẻ dưới 2 tuổi, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, giúp trị ho gà.

24. Gừng khô 3g, lá ngải cứu 3g, hạt cải 3g, sắc uống ấm, ngày uống 3 lần. Dùng trị lỵ do lạnh, đại tiện kèm mủ, lâu ngày chưa khỏi.

25. Gừng tươi 120g, đường đen 120g, đại táo 7 quả, sắc uống, mỗi ngày 1 thang, sắc 2 lần uống. Dùng liền 3 ngày, trị đau dạ dày do lạnh.

26. Gừng tươi 9g, tro bếp 30g, nước vừa đủ, sắc uống, trị nôn ói.

27. Gừng tươi 120g, đường đen 120g, đại táo 7 quả, sắc uống, mỗi ngày 1 thang, sắc 2 lần uống, dùng liền 3 ngày, trị đau dạ dày do lạnh.

28. Bao tử heo 1 cái rửa sạch, nhét vào 250g gừng tươi băm nhuyễn, nước vừa đủ, hầm chín với lửa nhỏ, dùng canh ăn thịt, ngày 1 lần, dùng liền 3 ngày. Trị viêm loét dạ dày, tá tràng, kèm các chứng suy nhược, gầy ốm, ăn ít.

29. Gừng tươi 60g, hành già 120g, giấm 120g, nấu nước xông, rửa tại chỗ, trị tay chân tê rần.

30. Nam hạnh nhân 15g, đào nhân 30g, nước gừng tươi vừa đủ, nấu chung cho chín nhừ, thêm mật ong vừa đủ, tiềm ăn. Trị ho suyễn lâu ngày, cơ thể suy nhược.

31. Đại táo 30g, đường đen 30g, gừng khô 30g, sắc nước uống ấm, ngày 2 lần, phòng trị kinh nguyệt không đều.

32. Gừng tươi 10g, vỏ bưởi 20g, nước 1 chén, sắc còn nửa chén. Dùng trị nôn mửa khi thai nghén.

33. Gừng tươi 15g, phèn trắng 15g, nấu nước rửa chân. Dùng liên tục vài ngày, trị mồ hôi chân.

34. Gừng tươi 4 lát nấu nước, dùng nước gừng xào với đại hoàng 4 lát. Khi đại hoàng mềm, lấy đắp tại chỗ, dùng trị các bệnh ung nhọt.

Nguồn: DS. BÀNG CẨM – Suckhoedoisong.vn

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/suu-tam-bai-thuoc-tu-gung-trong-dan-gian.html/feed 0
Lợi ích khi dùng Gừng tươi thường xuyên https://tracuuduoclieu.vn/loi-ich-khi-dung-gung-tuoi-thuong-xuyen.html https://tracuuduoclieu.vn/loi-ich-khi-dung-gung-tuoi-thuong-xuyen.html#respond Tue, 03 Nov 2020 04:57:49 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=47944 Gừng là một gia vị cổ điển và được trồng ở nhiều nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, gừng được trồng khắp nơi trong cả nước để lấy củ ăn và làm thuốc, dùng trong nước hoặc xuất khẩu.

Trong gừng có từ 2-3% tinh dầu, ngoài ra còn có chất nhựa dầu (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và các chất cay như zingeron, zingerola và shogaola.

  • Gừng chứa chất chống oxy hóa, kháng viêm, giảm những cơn đau nhức cơ bắp hiệu quả.
  • Gừng còn là một vị thuốc giúp sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi tả, cảm mạo, phong hàn, làm thuốc ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/loi-ich-khi-dung-gung-tuoi-thuong-xuyen.html/feed 0
Lợi ích của việc ngâm chân nước muối gừng https://tracuuduoclieu.vn/loi-ich-cua-viec-ngam-chan-nuoc-muoi-gung.html https://tracuuduoclieu.vn/loi-ich-cua-viec-ngam-chan-nuoc-muoi-gung.html#respond Thu, 19 Apr 2018 09:34:21 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=52153 Theo Đông y, Gừng có vị cay tính hơi ôn, vào ba kinh phế, tỳ và vị, có tác dụng phát biểu tán hàn, ôn trung, làm hết nôn, tiêu đờm, hành thuỷ giải độc. Nước muối ấm và gừng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân và chống hôi chân. Đặc biệt trong những ngày đông, việc ngâm chân bằng nước ấm giúp làm dịu cơn cao huyết áp, tạo kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho não.

Lợi ích của việc ngâm chân nước muối gừng 1

1. Bàn chân bị lạnh dễ khiến cơ thể bị lạnh

Chân tay lạnh là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi thời tiết trở lạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Một khả năng khác là hệ tuần hoàn bị trục trặc, quá trình lưu thông máu trong cơ thể không được duy trì ổn định, lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ.

Tuy nhiên, chân tay lạnh cóng còn có thể do các nguyên nhân khác, trong đó những người mắc bệnh thiếu máu cũng mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Biểu hiện rõ nhất là gan bàn chân, tay luôn ở trong trạng thái lạnh ngắt cho dù là trời nóng hay lạnh. Nếu tứ chi thường xuyên trong tình trạng lạnh run, tóc rụng nhiều đi cùng với chứng hay quên, bạn hãy nghĩ đến khả năng bị suy giảm hoạt động tuyến giáp.

Chứng chân tay lạnh thường gặp ở phụ nữ, những người cao tuổi, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, sức đề kháng yếu. Những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, suy tuyến giáp… cũng thường có biểu hiện chân tay lạnh.

2. Mục đích việc ngâm chân

Mục đích của ngâm chân là để giữ ấm cho chân, tạo điều kiện cho quá trình lưu thông máu được dễ dàng và giúp chân được thoải mái.

Ngâm chân giúp đường máu vận chuyển trong cơ thể được khai thông, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí (khí lạnh) và chất độc. Nhờ đó, bạn tránh được bệnh tật, ngủ ngon hơn và đôi chân luôn được khỏe mạnh.

Có thể nói bàn chân là điều kiện dễ dàng tiếp xúc và massage nhất, vì các huyệt đạo dưới gan bàn chân sẽ tác động đến hầu hết tất cả các bộ phận, cơ quan lục phủ ngũ tạng của cơ thể. Vì thế mà trên thị trường ngày càng mở rộng nhiều tiệm “massage chân” chuyên biệt, đủ cho ta hiểu được vai trò của bàn chân và sự thư thái mà cảm giác được massage đôi chân tốt cho sức khỏe như thế nào.

Việc massage chân sẽ bao gồm việc ngâm chân, ấn huyệt và xoa bóp. Nếu được đi massage chân mỗi ngày dưới bàn tay của nghệ nhân massage thì quá tuyệt rồi, nhưng nếu không có thời gian, bạn hãy tận dụng cho mình những phương cách thủ công massage tại nhà, vừa dễ làm lại vừa tiết kiệm chi phí. Đặc biệt phải kể đến việc ngâm chân nước ấm đơn giản vào mỗi tối trước khi đi ngủ.

3. Các cách ngâm chân hiệu quả với nước gừng muối

Chuẩn bị:

  • 2 lít nước
  • 1 củ gừng tươi
  • 20 gram muối hạt

3. Các cách ngâm chân hiệu quả với nước gừng muối 1

Làm nước muối gừng nóng ngâm chân như sau:

  • Đun nước ấm đến nhiệt độ khoảng 50 – 60 ̊C (hoặc có thể điều chỉnh tùy thuộc vào khả năng của người dùng)
  • Gừng đập dập, bỏ vào nước đã đun cùng muối hạt

Cách dùng:

  • Ngâm chân mỗi ngày 1 lần từ 15 – 30 phút vào thời điểm thích hợp (nên vào buổi tối trước khi đi ngủ)

4. Ngâm chân nước nóng với muối hột có tác dụng gì?

Giảm đau nhức xương khớp

Nước muối gừng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh viêm đau khớp cổ chân, đau gót chân. Ngâm chân bằng nước nóng pha muối gừng hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.

Chữa cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt

Do tính phản xạ làm giãn huyết mạch của nước gừng nóng sẽ có tác dụng làm giảm huyết áp khi bị tăng cao đột ngột. Nước muối gừng nóng mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp từ từ hạ xuống

Chữa mất ngủ

Ngâm chân bằng nước muối gừng mỗi tối trước khi đi ngủ là liệu pháp chữa chứng mất ngủ vô cùng hữu hiệu và an toàn. Khi trở về nhà sau một ngày bận rộn, ngâm đôi chân vào chậu nước nóng không chỉ giúp cơn mệt mỏi tan đi mà còn làm cho hệ thống trung khu thần kinh được kích thích nhẹ nhàng, ức chế vỏ đại não, giúp bạn có giấc ngủ sâu, phục hồi sức khỏe.

Thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng

Khi được ngâm chân với nước nóng và muối gừng sẽ có cảm giác dễ chịu, cơ thể thư thái đầu óc nhẹ nhàng là do ngâm chân nước nóng giúp khí huyết lưu thông, làm ấm cơ thể. Các huyệt đạo ở gan bàn chân được kích hoạt giúp tăng cường chức năng thải độc của hầu hết các cơ quan trong cơ thể, các mạch máu ở não giãn ra giúp máu huyết cung cấp Oxy lên não tốt hơn.

Ngoài việc ngâm chân với gừng muối, bạn có thể tham khảo thêm những công thức khác dưới đây:

  • Ngâm chân với nước hoa hồng
  • Ngâm chân với nước ngải cứu
  • Ngâm chân với muối và nước ấm
  • Ngâm chân với sả, muối và nước ấm
  • Ngâm chân với lá lốt, muối và nước ấm

Cho dù mùa nóng hay mùa lạnh, các nhà nghiên cứu vẫn khuyên chúng ta nên ngâm chân mỗi ngày để hạn chế bệnh tật. Bạn không thể có được một giấc ngủ ngon nếu đôi chân bị lạnh. Bởi lẽ, chân lạnh có thể khiến toàn thân bị lạnh do kinh mạch của thận và tỳ vị bắt nguồn từ chân nhưng do chân nằm xa tim nên thời gian để máu vận chuyển tới đây lâu hơn so với các cơ quan khác. Điều này có thể khiến chân bị thiếu hụt máu và rất dễ nhiễm lạnh.

Nguồn: Sưu tầm

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/loi-ich-cua-viec-ngam-chan-nuoc-muoi-gung.html/feed 0