Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Lợi ích của việc ngâm chân nước muối gừng

Lợi ích của việc ngâm chân nước muối gừng

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Theo Đông y, Gừng có vị cay tính hơi ôn, vào ba kinh phế, tỳ và vị, có tác dụng phát biểu tán hàn, ôn trung, làm hết nôn, tiêu đờm, hành thuỷ giải độc. Nước muối ấm và gừng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân và chống hôi chân. Đặc biệt trong những ngày đông, việc ngâm chân bằng nước ấm giúp làm dịu cơn cao huyết áp, tạo kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho não.

Lợi ích của việc ngâm chân nước muối gừng 1

Mục lục

  • 1. Bàn chân bị lạnh dễ khiến cơ thể bị lạnh
  • 2. Mục đích việc ngâm chân
  • 3. Các cách ngâm chân hiệu quả với nước gừng muối
  • 4. Ngâm chân nước nóng với muối hột có tác dụng gì?
    • Giảm đau nhức xương khớp
    • Chữa cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt
    • Chữa mất ngủ
    • Thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng

1. Bàn chân bị lạnh dễ khiến cơ thể bị lạnh

Chân tay lạnh là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi thời tiết trở lạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Một khả năng khác là hệ tuần hoàn bị trục trặc, quá trình lưu thông máu trong cơ thể không được duy trì ổn định, lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ.

Tuy nhiên, chân tay lạnh cóng còn có thể do các nguyên nhân khác, trong đó những người mắc bệnh thiếu máu cũng mắc chứng tay chân lạnh do lượng hồng cầu trong máu hạ thấp. Biểu hiện rõ nhất là gan bàn chân, tay luôn ở trong trạng thái lạnh ngắt cho dù là trời nóng hay lạnh. Nếu tứ chi thường xuyên trong tình trạng lạnh run, tóc rụng nhiều đi cùng với chứng hay quên, bạn hãy nghĩ đến khả năng bị suy giảm hoạt động tuyến giáp.

Chứng chân tay lạnh thường gặp ở phụ nữ, những người cao tuổi, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, sức đề kháng yếu. Những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, suy tuyến giáp… cũng thường có biểu hiện chân tay lạnh.

2. Mục đích việc ngâm chân

Mục đích của ngâm chân là để giữ ấm cho chân, tạo điều kiện cho quá trình lưu thông máu được dễ dàng và giúp chân được thoải mái.

Ngâm chân giúp đường máu vận chuyển trong cơ thể được khai thông, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí (khí lạnh) và chất độc. Nhờ đó, bạn tránh được bệnh tật, ngủ ngon hơn và đôi chân luôn được khỏe mạnh.

Có thể nói bàn chân là điều kiện dễ dàng tiếp xúc và massage nhất, vì các huyệt đạo dưới gan bàn chân sẽ tác động đến hầu hết tất cả các bộ phận, cơ quan lục phủ ngũ tạng của cơ thể. Vì thế mà trên thị trường ngày càng mở rộng nhiều tiệm “massage chân” chuyên biệt, đủ cho ta hiểu được vai trò của bàn chân và sự thư thái mà cảm giác được massage đôi chân tốt cho sức khỏe như thế nào.

Việc massage chân sẽ bao gồm việc ngâm chân, ấn huyệt và xoa bóp. Nếu được đi massage chân mỗi ngày dưới bàn tay của nghệ nhân massage thì quá tuyệt rồi, nhưng nếu không có thời gian, bạn hãy tận dụng cho mình những phương cách thủ công massage tại nhà, vừa dễ làm lại vừa tiết kiệm chi phí. Đặc biệt phải kể đến việc ngâm chân nước ấm đơn giản vào mỗi tối trước khi đi ngủ.

3. Các cách ngâm chân hiệu quả với nước gừng muối

Chuẩn bị:

  • 2 lít nước
  • 1 củ gừng tươi
  • 20 gram muối hạt

3. Các cách ngâm chân hiệu quả với nước gừng muối 1

Làm nước muối gừng nóng ngâm chân như sau:

  • Đun nước ấm đến nhiệt độ khoảng 50 – 60 ̊C (hoặc có thể điều chỉnh tùy thuộc vào khả năng của người dùng)
  • Gừng đập dập, bỏ vào nước đã đun cùng muối hạt

Cách dùng:

  • Ngâm chân mỗi ngày 1 lần từ 15 – 30 phút vào thời điểm thích hợp (nên vào buổi tối trước khi đi ngủ)

4. Ngâm chân nước nóng với muối hột có tác dụng gì?

Giảm đau nhức xương khớp

Nước muối gừng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh viêm đau khớp cổ chân, đau gót chân. Ngâm chân bằng nước nóng pha muối gừng hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.

Chữa cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt

Do tính phản xạ làm giãn huyết mạch của nước gừng nóng sẽ có tác dụng làm giảm huyết áp khi bị tăng cao đột ngột. Nước muối gừng nóng mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp từ từ hạ xuống

Chữa mất ngủ

Ngâm chân bằng nước muối gừng mỗi tối trước khi đi ngủ là liệu pháp chữa chứng mất ngủ vô cùng hữu hiệu và an toàn. Khi trở về nhà sau một ngày bận rộn, ngâm đôi chân vào chậu nước nóng không chỉ giúp cơn mệt mỏi tan đi mà còn làm cho hệ thống trung khu thần kinh được kích thích nhẹ nhàng, ức chế vỏ đại não, giúp bạn có giấc ngủ sâu, phục hồi sức khỏe.

Thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng

Khi được ngâm chân với nước nóng và muối gừng sẽ có cảm giác dễ chịu, cơ thể thư thái đầu óc nhẹ nhàng là do ngâm chân nước nóng giúp khí huyết lưu thông, làm ấm cơ thể. Các huyệt đạo ở gan bàn chân được kích hoạt giúp tăng cường chức năng thải độc của hầu hết các cơ quan trong cơ thể, các mạch máu ở não giãn ra giúp máu huyết cung cấp Oxy lên não tốt hơn.

Ngoài việc ngâm chân với gừng muối, bạn có thể tham khảo thêm những công thức khác dưới đây:

  • Ngâm chân với nước hoa hồng
  • Ngâm chân với nước ngải cứu
  • Ngâm chân với muối và nước ấm
  • Ngâm chân với sả, muối và nước ấm
  • Ngâm chân với lá lốt, muối và nước ấm

Cho dù mùa nóng hay mùa lạnh, các nhà nghiên cứu vẫn khuyên chúng ta nên ngâm chân mỗi ngày để hạn chế bệnh tật. Bạn không thể có được một giấc ngủ ngon nếu đôi chân bị lạnh. Bởi lẽ, chân lạnh có thể khiến toàn thân bị lạnh do kinh mạch của thận và tỳ vị bắt nguồn từ chân nhưng do chân nằm xa tim nên thời gian để máu vận chuyển tới đây lâu hơn so với các cơ quan khác. Điều này có thể khiến chân bị thiếu hụt máu và rất dễ nhiễm lạnh.

Nguồn: Sưu tầm

Tác giả: Lê Đào - 14/02/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: gừng

Bài viết liên quan

  • Biết ngay 7 mẹo trị đau họng hiệu quả ngay tại nhà

  • Gừng – Gia vị, vị thuốc quen thuộc của gia đình

  • Sưu tầm bài thuốc từ Gừng trong dân gian

  • Mẹo dân gian chữa mề đay bằng cây thuốc nam quanh nhà

  • Danh sách cây thuốc nam quý, hiếm cho người Việt

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑