Đau họng là một trong những căn bệnh thường xuyên xảy ra đối với mọi lứa tuổi. Hiện tượng đau họng thường gặp khi trời trở lạnh, hoặc cơ thể bị ốm lúc này vi khuẩn sẽ tấn công vào cổ họng và gây ra hiện tượng sưng viêm. Đau họng có thể kéo dài 2-3 ngày nhưng cũng có thể lâu hơn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc. Dưới đây là 7 mẹo trị đau họng rất hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
1. Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Súc miệng bằng nước muối sinh lý không chỉ cần thiết cho người bị đau họng có đờm mà tất cả mọi người được khuyên nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch cổ họng.
Nước muối là môi trường ưu trương khiến vi khuẩn không thể sinh sôi và phát triển. Trong đau họng có đờm thì đờm là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và những biến chứng nặng. Vì thế việc súc miệng bằng nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn là cần thiết cho bệnh nhân.
Cách pha nước muối tại nhà:
- Sử dụng ½ đến ¾ thìa muối tinh sạch pha với 1 cốc nước ấm (hoặc có thể sử dụng nước muối sinh lý có sẵn).
- Sau khi hòa tan thì dùng dung dịch muối để sát khuẩn vùng họng bằng cách súc miệng sau đó ngửa cổ và làm sạch vùng họng rồi mới nhổ ra.
2. Sử dụng lá bạc hà với mật ong
Trong thành phần của lá bạc hà có chứa tinh dầu menthol có tác dụng làm dịu làm mát cổ họng đồng thời giúp giảm viêm. Tinh dầu còn giúp loãng dịch đờm để đẩy dịch đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và cung cấp các dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Cách tiến hành như sau:
- Lá bạc hà rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào bát cùng mật ong đem hấp cách thủy trong 20 phút hoặc hấp cơm.
- Sau đó lọc lấy nước uống.
- Phương pháp này rất hiệu quả trong điều trị đau họng có đờm ở trẻ em trên 1 tuổi.
3. Siro húng chanh với đường phèn
Cây húng chanh hay còn gọi là cây dương tử tô có vị cay tính ấm, có tác dụng hành khí, hành huyết, trị ho, trị viêm họng, tiêu đờm hiệu quả. Ngoài ra lá húng chanh còn đem lại cảm giác dịu nhẹ và thông thoáng tại cổ họng.
Trong thành phần của húng chanh có chứa eugenol, thymol, salicylat, carvacrol có tác dụng trong việc kháng khuẩn và làm dịu nhẹ cổ họng.
Cách sử làm siro húng chanh và đường phèn:
- Lá húng chanh rửa sạch ngâm với nước muối, rửa sạch lại lần nữa.
- Đem lá húng chanh và quất tươi xay hoặc giã nhỏ. Trộn hỗn hợp xay với đường phèn.
- Đun cách thủy hỗn hợp trên trong 20 phút hoặc hấp cơm. Sau đó vắt bỏ bã. Phần nước thu được chia làm 2 lần cho trẻ uống trong ngày.
4. Hoa đu đủ đực hấp mật ong
Trong thành phần của hoa đu đủ đực có chứa rất nhiều các hoạt chất có tác dụng điều trị viêm họng như papain, beta- carotene, axit gallic, phenol. Các thành phần này giúp kháng viêm, giảm đau rát và long đờm. Ngoài ra hoa đu đủ đực có chứa lượng lớn các thành phần như vitamin A, C, E có tác dụng nâng cao sức đề kháng, bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
Cách tiến hành:
- Hoa đu đủ đực thái nhỏ cho vào bát cùng với mật ong.
- Hấp cách thủy trong vòng 20 phút hoặc hấp cơm. Sau đó lọc loại bã.
- Chia làm 2 lần uống trong ngày giúp tống đờm ra dễ dàng hơn.
- Đối với trẻ nhỏ nên thay mật ong bằng đường phèn.
5. Sử dụng mật ong và quất
Mật ong và thành phần acid citric trong quất có tác dụng hiệp đồng trong tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra các thành phần dưỡng chất trong mật ong giúp làm loãng đờm và dịu cổ họng.
Vitamin C trong quất nâng cao sức đề kháng và bảo vệ cổ họng của mẹ bầu được tốt hơn.
Cách tiến hành:
- Quất tươi đem rửa sạch sau đó ngâm nước muối và rửa sạch lại với nước.
- Cắt đôi quất cho vào bát nhỏ với 2 thìa mật ong. Đem đi đun cách thủy 15 phút hoặc hấp cơm là có thể sử dụng.
- Hỗn hợp có được mẹ có thể ăn cả quất và nước hoặc ép hết cốt từ quất rồi uống nước. Kiên trì trong 5 đến 7 ngày có thể đạt được hiệu quả.
6. Hỗn hợp nước gừng và mật ong
Gừng, chanh và mật ong đều là những thành phần lành tính và có tác dụng đáng kể trong điều trị viêm họng ở bà bầu. Nước chanh, gừng và mật ong không chỉ giúp sát khuẩn, tiêu viêm mà còn giúp loãng đờm để tống đờm ra ngoài được dễ dàng hơn.
Cách tiến hành như sau:
- Gừng cạo sạch vỏ, thái nhỏ xong ép lấy nước cốt.
- Trộn đều nước cốt gừng, mật ong và nước cốt chanh tươi. Nhấp nhẹ nhàng từng ngụm hỗn hợp. Có thể pha loãng hỗn hợp để dễ có thể dễ uống hơn.
Gừng có vị cay tính ôn vì thế nếu dùng nhiều có thể ảnh hưởng đến âm khí trong người. Vậy nên các mẹ không nên lạm dụng gừng để điều trị viêm họng mà phải sử dụng theo đúng lượng được khuyến cáo.
7. Sử dụng chanh và muối
Chanh và muối có tác dụng chủ yếu trong tiêu diệt vi khuẩn hầu họng đang cư trú trong đờm dãi. Ngoài ra còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, ngăn chặn sự tấn công từ các tác nhân gây bệnh.
Cách tiến hành như sau:
Cách 1: Vắt lấy nước cốt chanh rồi hòa thêm một ít muối hạt vào trong rồi uống.
Cách 2:
- Dùng chanh thái lát mỏng thấm lên trên là một ít muối tinh trắng.
- Ngậm trực tiếp lát chanh vào gần cổ họng để tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn ở vùng này.
- Nước chanh và muối hòa lẫn với nước bọt sẽ dẫn các hoạt chất có tác dụng điều trị đi xuống dọc theo cổ họng.
Lưu ý: Nên ngậm khoảng 5 lần một ngày để có tác dụng. Không nên ngậm quá nhiều muối hoặc ngậm chanh quá lâu có thể làm tổn thương niêm mạc miệng và vùng niêm mạc hầu họng đang bị tổn thương.
Lưu ý: Dinh dưỡng cho người bị ho
- Nên sử dụng các loại thực phẩm mềm như cháo, súp gà,…
- Tránh ăn các thức ăn cứng và khó tiêu như đồ chiên rán.
- Không sử dụng các loại đồ uống có cồn, các chất kích thích trong thời gian này.
- Tránh khói thuốc lá hay khói bụi ô nhiễm, bụi nhà, phấn hoa,…
Nguồn: Sưu tầm