Gừng từ lâu được coi là gia vị được sử dụng trong mỗi bữa ăn gia đình. Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì gừng còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.
Gừng có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe và được sử dụng thường xuyên trong các món ăn
Mục lục
Thông tin khoa học
- Gừng là một loại thảo nhỏ, sống lâu năm, cao 0,6-1m. thân rễ nạc, mọc bò ngang, phân nhánh l
- Lá mọc so le không cuống, có bẹ, hình mác dài 15-20cm, rộng chừng 2cm, mặt bong nhẵn, gân giữa hơi trắng nhạt, vò có mùi thơm.
- Trục hoa xuất phát từ gốc, dài tới 20cm, rộng 2-3cm, lá bắc hình trứng, dài 2,5cm, mép lưng màu vàng, đài hoa dài chừng 1cm, có 3 răng ngắn, 3 cành hoa dài chừng 2cm, màu vàng xanh, mép cánh hoa màu tím, nhị cũng tím. Loài gừng trồng ít ra hoa
- Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm, vị cay nóng
- Mùa hoa quả: Tháng 5-8.
Thành phần hoá học:
- Trong gừng có từ 2-3% tinh dầu. ngoài ra còn có chất nhựa dầu (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và các chất cay như zingeron, zingerola và shogaola
- Tinh dầu gừng có tỷ trọng 0,878 tả tuyền, năng suất quay cực -250 ở -50C, độ sôi 1553000. Trong tinh dầu có α camphen, β phelandren, một cacbua: zingiberen C15H24, một rượu sesquitecpen, một ít xitrala bocneola và geraniola
Tính vị, công năng
Theo tài liệu cổ sinh khương vị cay tính hơi ôn, vào ba kinh phế, tỳ và vị. có tác dụng phát biểu tán hàn, ôn trung, làm hết nôn, tiêu đờm, hành thuỷ giải độc, dùng chữa ngoại cảm, biểu chứng bụng trường đầy, nôn mửa, giải độc bán hạ, nam tinh, cua cá, đờm ẩm sinh ho.
Công dụng của Gừng
Phòng chữa sỏi mật
Sử dụng gừng thường xuyên rất có lợi cho việc phòng, chữa sỏi mật. Sỏi mật hiện nay thường được điều trị bằng phẫu thuật và chưa có một thuốc đặc trị nào có hiệu quả.
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản cho biết: Đã phát hiện thấy thành phần các chất có trong vị cay của gừng tươi như 6-Zingiberol, Ginger oil và 4 chất khác phân tách ra được, đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana – chất gây ra sỏi mật.
- Khi lượng prostaglandin (PG) trong cơ thể phân tiết quá nhiều, hàm lượng chất muxin (một loại protein) trong dịch mật có thể sẽ tăng lên. Chất muxin có thể kết hợp với các ion canxi và bilirubin trong dịch mật và tạo thành các hạt sỏi trong mật.
- Trong gừng, các loại tinh dầu thơm có tác dụng ức chế sự hợp thành prostaglandin, do đó làm giảm bớt hàm lượng muxin trong dịch mật và có thể phòng ngừa bệnh sỏi mật.
Chữa đau bụng kinh
Nếu bị hành hạ bởi chứng đau bụng kinh trong ngày “đèn đỏ”, bạn có thể không cần dùng đến bất cứ loại thuốc giảm đau nào và tự làm cho mình một tách trà gừng nóng. Gừng có vị cay tính ấm, giúp giảm đau hiệu quả, tinh dầu gừng có mùi thơm làm tinh thần thư thái, quên đi cảm giác đau mỏi.
Gừng đã được thử nghiệm với một nhóm phụ nữ bị đau bụng kinh và kết quả cho thấy loại củ này hiệu quả hơn tất cả loại thuốc giảm đau.
Trà gừng là giải pháp hiệu quả giúp giảm đau bụng trong những ngày “đèn đỏ”
Giúp kéo dài tuổi thọ
Các công trình nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng chất cay của gừng tươi có tác dụng đối kháng rất mạnh đối với tính oxy hóa của mỡ động vật, so với các loại thuốc chống oxy hóa được ứng dụng hiện nay.
==> Thành phần chất cay này của gừng sau khi được cơ thể hấp thu cũng sẽ sinh ra tác dụng ức chế sự sinh thành chất mỡ qua oxy hóa trong cơ thể vì vậy gừng có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
Chống dị ứng
Gừng tác động giống chất kháng histamine và giúp trị các chứng bệnh dị ứng. Người có cơ địa viêm mũi dị ứng, thường bị hắt hơi dữ dội khi lạnh đột ngột. Khi bị hắt hơi hoặc có triệu chứng, các hoạt chất bay hơi của gừng tươi có tác dụng kháng Histamin tức thì, sẽ cắt cơn hắt hơi rất nhanh (gấp 15 lần Cetirizin, 60 lần Fexofenadin). Đặc biệt, gừng an toàn cho người bệnh, không có tác dụng phụ (khô miệng ,chóng mặt, nhức đầu mệt mỏi) như các loại tân dược chống dị ứng trên.
Gừng có tính chất chống viêm và có thể dùng để trị viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và các rối loạn khác về cơ bắp. Uống trà gừng, đắp bã, ngâm tay, chân trong nước gừng loãng mỗi tối 15-20 phút có thể chữa được các chứng viêm khớp.
==> Liệu pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ rệt. Các thành phẩn hoá học trong gừng giúp ức chế sự sinh tổng hợp các chất prostaglandin gây viêm.
Giúp giải toả stress
Nhờ chứa chất Cineole nên gừng có thể giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp cho giấc ngủ ngon và sảng khoái. Gừng còn làm dịu cơn đau răng và sự khó chịu gây ra bởi nhiễm khuẩn phần trên của đường hô hấp, nhờ vào tính chất kháng khuẩn và chống nấm của nó.
Ngâm chân với nước gừng giúp giảm stress, mệt mỏi
Giảm cholesterol máu
Nghiên cứu mới đây cho thấy gừng có tác dụng giảm Cholesterol máu, giảm các bệnh về tim mạch và huyết áp. Rất nhiều người thường hiểu nhầm việc uống trà gừng sẽ gây tăng huyết áp. Nhưng thực tế và khoa học đã chứng minh trà gừng không những làm tăng huyết áp cho người bị tụt huyết áp mà còn có tác dụng phòng ngừa và làm giảm huyết áp cao cho những người cao huyết áp.
Ngoài những tác dụng có lợi của gừng đem lại, khi sử dụng gừng cần lưu ý:
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
Nguồn: Báo Suckhoedoisong.vn