Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 25 Apr 2024 03:19:06 +0700 vi hourly 1 Nghiên cứu về loài Khôi nhung (Ardisia silvestris Pit.) tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ve-loai-khoi-nhung-ardisia-silvestris-pit-tai-khu-bao-ton-thien-nhien-son-tra-thanh-pho-da-nang.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ve-loai-khoi-nhung-ardisia-silvestris-pit-tai-khu-bao-ton-thien-nhien-son-tra-thanh-pho-da-nang.html#respond Fri, 14 May 2021 04:47:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48112 Cây Khôi Nhung (Ardisia silvestris Pit..) là cây thuốc dân gian dùng để chữa bệnh dạ dày. Rễ khô loài này còn được sắc uống bổ huyết, chữa lỵ ra máu, và đau yết hầu.

1. Đặc điểm hình thái

Khôi Nhung (Ardisia sylvestris Pitard) còn gọi Cơm nguội rừng, Khôi tía thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae), bộ Anh Thảo (Primulalales).

Là cây tiểu mộc cao 0,5-2m, không lông, có thân rễ bò, rỗng xốp, có vỏ màu xám, ít phân nhánh hay không phân nhánh, gần trên ngọn có nhiều lá.

  • Lá: mọc so le, phiến lá thon ngược, dài đến 25-40 x 6-12cm, đầu nhọn hoặc tù, giảm dần và men xuống gốc, đáy từ từ hẹp thành cuống có cánh, màu lục sẫm ở trên, nhạt màu hơn ở dưới hoặc có màu đỏ tím, bìa có răng nhọn mịn, đều nhau; có lông màu nâu trên các gân, nhiều hơn ở mặt dưới; gân bên 28-35 đôi, gân cấp 3 hình mạng nổi rõ ở mặt dưới.

1. Đặc điểm hình thái 1

Hoa: mọc thành chùm, dài 10-15cm, hoa rất nhỏ, chùm kép ngoài nách lá; cọng hoa 10-12mm; lá đài cao 1,5mm; cánh hoa 3mm, màu trắng pha hồng tím 5 lá đài 5 cánh hoa.

  • Lá đài hình tam giác hoặc thuôn, nhọn, hợp ngắn ở gốc, có điểm tuyến và lông mi.
  • Cánh hoa màu hồng, hình mác, dài 3mm, đầu tù hoặc nhọn, có điểm tuyến.
  • Nhị ngắn hơn cánh hoa, bao phấn hình mác nhọn, chỉ nhị rất ngắn.
  • Bầu hình trứng, vòi mảnh, đầu nhụy hình chấm.

1. Đặc điểm hình thái 2

Quả: mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ, có điểm tuyến, đường kính 7-8mm.

  • Hạt 1, hình cầu, lõm ở gốc.
  • Tái sinh bằng hạt và chồi.
  • Có quả tháng 9-12 và 1-2 năm sau.

1. Đặc điểm hình thái 3

2. Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây Khôi Nhung ưa bóng, mọc hoang tại những khu rừng rậm miền thượng du, nơi râm mát, tán rừng ẩm, nhiều mùn, ven suối, trong rừng hay ven rừng nguyên sinh ở độ cao 400 – 1200m.
  • Các tỉnh Thanh Hóa (Thạch Thành, Ngọc Lạc, Lang Chánh), Nghệ An (Phủ Quỳ), Ninh Bình (Nho Quan, Cúc Phương), Hà Tây (Ba Vì), Lào Cai (Sa Pa), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hòa Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng.
  • Ngoài ra cây còn phân bố ở Trung Quốc (Hải Nam, Quảng Tây). Thường hái lá và ngọn vào mùa hạ, phơi nắng cho tái rồi phơi và ủ trong râm.

3. Thành phần hóa học

Các loài thực vật thuộc chi Ardisia họ Myrsinaceae đã được nghiên cứu từ rất sớm trên thế giới. Ngay từ năm 1968, Ogawa Hideko và các cộng sự đã tìm thấy các hợp chất ardisiaquinon A, B, C từ loài Ardisia sieboldi của Nhật Bản.

  • Trong nghiên cứu về các hợp chất Triterpene Saponins chiết suất từ Ardisia crispa của Jansakul C. (1986) đã phân lập trong rễ Ardisia crispa có 19 hợp chất tritecpen saponin trong đó 2 hợp chất ardisiacrispin A & B còn được tìm thấy từ loài A. crispa, A. brevicaulis.
  • Năm 1987, từ rễ và thân loài A. cornudentata, lần đầu tiên đã phân lập được 2 hợp chất 1,4-benzoquinon trong bài nghiên cứu Quinones từ Ardisia cornudentata của Tian Z .
  • Tiếp theo đó ChunPo Chang và cộng sự năm 2010 cũng đã nghiên cứu phân lập gốc rễ Ardisia cornudentata Mez và phát hiện 3 hợp chất mới là: 3-methoxy-2-methyl-5-pentylphenol, 3-methoxy-2-14 methyl-5-(1′-ketopentyl) phenol và cornudoside cùng với 26 hợp chất khác đã được biết đến.

Ngoài ra Viện đông y và Bộ môn dược lý Trường đại học y dược có thí nghiệm sơ bộ trên loài Khôi Nhung (Ardisia sylvestris Pitard) nhưng mới thấy có ít tanin và glucozit. Đây là 2 chất chủ yếu có tác dụng tốt trong việc phòng, ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày.

4. Tác dụng dược lý

Trên cơ sở nghiên cứu của Phạm Bá Tuyến cho thấy Lá Khôi có tác dụng chống viêm, giảm đau, trung hòa acid, chống loét dạ dày, làm lành vết loét dạ dày tá tràng trên thực nghiệm cũng như trên lâm sàng.

Sơ bộ nghiên cứu trên thỏ, chuột bạch và khỉ cũng thấy có một số kết quả sau đây:

  • Làm giảm độ axit của dạ dày khỉ, làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ, làm yếu sự co bóp của tim, làm giảm sự hoạt động bình thường trên chuột bạch.

Bệnh viện 108 thử nghiệm dùng trên lâm sàng (mới trên 5 bệnh nhân) thì 4 người giảm đau 80-100%, dịch vị giảm xuống bình thường. Ngoài ra Viện đông y áp dụng lá khôi chữa một số trường hợp đau dạ dày (dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác) đã sơ bộ nhận định như sau:

  •  Với liều 100g lá khôi trở xuống uống hằng ngày thì có thể từ đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn được ngủ được.
  • Nhưng với liều 250g một ngày thì làm bệnh nhân mệt, người uể oải, da tái xanh, sức khỏe xuống dần nếu tiếp tục uống.

5. Công dụng của Khôi Nhung

5. Công dụng của Khôi Nhung 1

Lá khôi còn là vị thuốc chữa đau dạ dày trong nhân dân.

Việc sử dụng này xuất phát từ kinh nghiệm của Phân hội đông y Thanh Hóa dựa trên kinh nghiệm dùng của một vùng dân tộc dùng lá cây này chữa đau bụng. Nhưng bao giờ cũng dùng phối hợp với những vị bồ công anh (Lactuca indica), khổ sâm (Croton tonkinensis).

Đơn thuốc có lá khôi

Hội Đông y Thanh Hoá đã kếp hợp dùng lá Khôi (80g), lá Bồ công anh (40g) và lá Khổ sâm (12g) sắc uống chữa đau dạ dày; có thể gia thêm lá Cam thảo dây (20g). Nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ An cũng dùng lá Khôi chữa đau dạ dày.

  • Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ.
  • Đồng bào Dao dùng rễ cây Khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.

6. Những bài nghiên cứu loài Khôi Nhung trên thế giới

Các nghiên cứu về cây Khôi Nhung (Ardisia sylvestris Pitard) trên thế giới chưa nhiều và chưa có nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm, thành phần và tính chất dược lý loài này.

Trong cuốn “Thực vật dược châu Á Thái Bình Dương”

  • Dược phẩm cho tương lai” của Christophe Wiart (2006) có giới thiệu về dược phẩm từ cây thuốc ở Châu Á Thái Bình Dương với hơn 400 cây dược liệu trong đó có chi Ardisia.

Các nghiên cứu về thành phần hóa học của hai loài thuộc chi Ardisia của Nguyen Ha, Ripperger H, Schmidt J (2007)

  • Đã phát hiện được trong lá của Ardisia silvestris có các hợp chất 2-methyl-5-(Z-nonadec-14-enyl) và 5-(Z-nonadec-14-enyl), các diphenol cũng thu được từ rễ của Ardisia gigantifolia.

Nghiên cứu phân lập Antitubercular Resorcinol Analogs và Benzenoid C-Glucoside từ rễ cây Ardisia cornudentata của ChunPo Chang và cộng sự (2010)

  • Đã phân lập gốc rễ của Ardisia cornudentata Mez thành ba hợp chất mới và 26 hợp chất khác đã được biết đến
  • 13 trong số những hợp chất này cho thấy các hoạt động chống vi trùng, 2 hợp chất cho kết quả chống lại tế bào ung thư.

7. Những bài nghiên cứu loài Khôi Nhung ở Việt Nam

Các nghiên cứu cây Lá Khôi ở Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều bước phát triển. Đặc biệt các nghiên cứu cơ bản về phân bố và tri thức sử dụng loài Lá Khôi trong chăm sóc chữa bệnh.

Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm HPmax trong điều trị loét hành tá tràng có Helicobacter pylori của Phạm Bá Tuyến (2014)

  • Nghiên cứu kết hợp cây Cao khô Chè dây, Dạ cẩm và Lá Khôi
  • Kết quả Hpmax có tác dụng chống loét dạ dày tá tràng, giảm đau, liền sẹo, giảm thể tích dịch rỉ viêm, chống viêm mạn tính.

7. Những bài nghiên cứu loài Khôi Nhung ở Việt Nam 1

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

  • Tác dụng tốt trong giảm đau, diệt HP và liền sẹo trên bệnh nhân loét hành tá tràng HP (+)
  • Hpmax có tác dụng cắt cơn đau với tỷ lệ loại tốt là 33,3%, loại trung bình là 61,9%, loại kém là 4,8%
  • Hpmax có tác dụng diệt HP đạt 59,5%
  • Hpmax có tác dụng làm liền sẹo với tỷ lệ loại tốt là 68,2%, loại trung bình là 27,3%, loại kém là 4,5%

Nghiên cứu thành phần hóa học loài Ardisia balansana thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae) ở Việt Nam Lưu Tuấn Anh (2013)

  • Về thành phần hóa học của các loài trong chi Aridisiakết quả đã thành công trong việc phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ lá, thân, rễ cây Ardisia balansana.

Nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loài Ardisia thuộc họ Myrsinaceae ở Việt Nam của Trịnh Anh Viên (2017)

  • Đã phân lập và xác định được cấu trúc của 40 hợp chất trong đó có 2 hợp chất mới, 12 hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ chi Ardisia
  • 16 ngoài ra trong nghiên cứu còn thăm dò các hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virut và hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất phân lập được.

Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Lá khôi tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long của KS Nguyễn Đình Ưng năm 2009

  • Các nghiên cứu về nhân giống cây Khôi Nhung trong thời gian qua đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
  • Kết quả trong thời gian thực hiện 36 tháng (tháng 10.2009 – 9.2012) đề tài đã nhân giống được 4.000 cây Lá khôi và xây dựng thành công mô hình trồng thử nghiệm cây lá Khôi trên diện tích 1 ha, tỷ lệ sống đạt 92,5%, chiều cao cây trung bình đạt 99,6 cm, đường kính gốc 2,6 cm.
  • Đồng thời nhóm thực hiện đề tài cũng đã xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng cây lá Khôi.
  • Kết quả thu được của đề tài đã góp phần bảo tồn nguồn gen loài cây dược liệu quý này tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-ve-loai-khoi-nhung-ardisia-silvestris-pit-tai-khu-bao-ton-thien-nhien-son-tra-thanh-pho-da-nang.html/feed 0
Báo Cáo Nghiên Cứu Khoa Học Tam Thất (Panax Notoginseng) https://tracuuduoclieu.vn/bao-cao-nghien-cuu-khoa-hoc-tam-that-panax-notoginseng.html https://tracuuduoclieu.vn/bao-cao-nghien-cuu-khoa-hoc-tam-that-panax-notoginseng.html#respond Sat, 24 Apr 2021 07:14:24 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54650 Theo ghi chép, Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào hai kinh can và vị. có tác dụng hành ứ, cầm máu. Do vậy, nhân dân coi tam thất là một vị thuốc cầm máu dùng trong các trường hợp chảy máu, bị đánh tổn thương, vì ứ huyết mà sưng đau. Tại những nơi trồng tam thất người ta coi tam thất là một vị thuốc bổ không kém nhân sâm, dùng thay nhân sâm.

Báo Cáo Nghiên Cứu Khoa Học Tam Thất (Panax Notoginseng) 1

Thông tin khoa học

  • Tên tiếng Việt: Tam thất, Sâm tam thất, Thổ sâm, Kim bất hoán
  • Tên khoa học: Panax pseudo-ginseng (Burk) F.H.Chen.
  • Họ: Araliaceae (Nhân sâm)

Mô tả cây:

  • Cây thân thảo, sống lâu năm.
  • Lá mọc vòng 3-4 lá một, cuống lá dài 3-6cm, mỗi cuống lá mang từ 3-7 lá chét hình mác dài, mép lá có răng cưa nhỏ, cuống lá chét dài 0,6-1,2cm.
  • Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành hoa. Có hoa đơn tính có hoa lưỡng tính cùng tồn tại. Lá đài 5, màu xanh. Cánh hoa 5, màu xanh nhạt. nhị 5, bầu hai hai ngăn.
  • Quả mọng hình thận, khi chín có màu đỏ, trong có hai hạt hình cầu

Công dụng

  • Theo tài liệu cũ: tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào hai kinh can và vị. có tác dụng hành ứ, cầm máu, tiêu thũng dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hôi không sạch, ung thũng, bị đòn tổn thương
  • Nhân dân coi tam thất là một vị thuốc cầm máu dùng trong các trường hợp chảy máu, bị đánh tổn thương, vì ứ huyết mà sưng đau. Ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ
  • Tại những nơi trồng tam thất người ta coi tam thất là một vị thuốc bổ không kém nhân sâm, dùng thay nhân sâm.

Nghiên cứu thành phần hóa học cây Tam thất (Panax notoginseng)

” Nghiên cứu về các thành phần hóa học của Cây Tam thất, một loại thực vật thân rễ”

  • Tác giả: Cui XM, Zhou JM, Jiang ZY, Zhang XM, Chen J J.
  • Đăng trên tạp chí: Zhong Yao Cai. Tháng 11/2007; 30(11):1388 – 91.

Tóm tắt: Nghiên cứu các thành phần hóa học của Cây Tam thất, một loại thực vật thân rễ.

Phương pháp: Các thành phần hóa học được phân lập và tinh chế bằng các phương pháp sắc ký, tất cả các hợp chất đều được xác định trên cơ sở phân tích cụ thể và các đặc tính hóa lý.

Kết quả:

  • Tám hợp chất được phân lập từ 80% chiết xuất cồn của thân rễ và cấu trúc hợp chất cũng được xác định là ginsenoside Rh4(I), ginsenoside Rh1(II), ginsenoside Re(III), notoginsenoside R1(IV), ginsenoside Rd(V), ginsenoside Rh1(VI), notoginsenoside S(VII), notoginsenoside T(VIII).

==> Hợp chất I đã phân lập từ cây Tam thất trong lần đầu tiên, hai Hợp chất VII, VIII được phân lập từ thân rễ cây Tam thất trong lần đầu tiên.

Nghiên cứu thành phần hóa học cây Tam thất (Panax notoginseng) 1

 

” Những xu hướng công bố các nghiên cứu về cây tam thất để điều trị thương tổn não do thiếu máu cục bộ”

  • Tác giả: Li H, Qiang L, Zhang C, Wang C, Mu Z, Jiang L.
  • Đăng trên tạp chí: Neural Regen Res. 2014 Sep 1;9(17):1635-42.doi:10.4103/1673-5374.141792.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp tính là một trong những bệnh nguy hiểm, góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh.

Hiện nay, chúng ta còn thiếu kỹ thuật y học thực chứng để nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị thông thường. Các thành phần hoạt tính trong thân rễ của cây tam thất đóng vai trò bảo vệ thần kinh khi bị thương tổn não do thiếu máu cục bộ, và được sử dụng rất phổ biến để điều trị nhồi máu não cấp tính và các di chứng của nhồi máu não cấp tính.

Chúng tôi đã tìm kiếm trên các website khoa học, sau đó phân tích các kết quả thực nghiệm và lâm sàng của những nghiên cứu về việc sử dụng rễ cây Tam thất để điều trị tổn thương do thiếu máu não cục bộ nhằm nâng cao hiểu biết và cải thiện vốn kiến thức về những xu hướng nghiên cứu liên quan và các vấn đề còn tồn tại.

  • Chúng tôi nhận ra rằng, hơn 10 năm qua, Trung Quốc vẫn luôn nghiên cứu về cây tam thất, trong khi đó những nghiên cứu về cây tam thất lại rất khan hiếm trên các website khoa học. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc thường tập trung vào vai trò bảo vệ thần kinh khi bị tổn thương não do thiếu máu cục bộ và không có dữ liệu lâm sang nghiên cứu trên quy mô lớn để xác minh tính hiệu quả và an toàn của nghiên cứu.
  • Hiện vẫn còn nhu cầu về các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng, trên quy mô lớn, trong thời gian dài để xác định xem cây tam thất có giúp giảm nguy cơ tái phát chứng đột qụy và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hay không.

” Nghiên cứu hóa thực vật và phân tích cây tam thất”

  • Tác giả: F.H. Chen, Chong-Zhi Wang, Eryn Mc Entee, Dr. Sheila Michelle Wicks, Ji-An Wu, Chun-Su Yuan
  • Đăng trên tạp chí: Tạp chí y học tự nhiên (Journal of Natural Medicines ) Tháng 04/ 2006, Tập 60, Quyển 2, Trang 97-106  Ngày: 16 / 02 / 2006.

Cây tam thất phân bố khắp phía tây nam Trung Quốc, Miến Điện và Nepal. Phần rễ cây  tam thất còn được gọi là củ tam thất hay Sanchi, được sử dụng từ rất lâu  như một phương thuốc trong y học cổ truyền phương Đông. Các nghiên cứu hiện đại đã phát hiện  ra rằng chiết xuất và các hợp chất từ cây củ tam thất có rất nhiều tác dụng sinh lý.

  • Các thành phần hoạt tính chủ yếu được công nhận là saponins (Xapô-nin). Trong quá trình đánh giá, chúng tôi đã tóm tắt các phát hiện và phân tích các  thành phần  hóa học của cây tam thất.
  • Sáu mươi chất saponin từ cây tam thất đã được  phân lập và giải  thích. Tất cả những saponin  này đều  là  dammarane saponins,  trong đó,   35   saponin thuộc   nhóm   protopanaxadiols   và   21   saponin thuộc   nhóm  protopanaxatriols.  Các bằng chứng  nghiên cứu hóa thựcvậtvề  cây tham thất chứng tỏ rằng không  có  saponin loại  oleanane  (oleanane-type  saponin) chứa trong   nhân  sâm  Châu  Á  (Panax   ginseng)  và  nhân  sâm Mỹ  (Panax quinquefolius).

Những loại hợp chất  khác như  amino  axít  nonprotein  (non-protein amino  acids), polyacetylenes,  phytosterols,  flavonoids,  và  polysaccharides,  trong đó, nhiều hợp chất có tác động dược  lý  và cũng được  phân lập từ cây tam thất. Các nghiên cứu  phân  tích về  cây tam thất đều được tiến hành dựa trên những tiến bộ  trong thực vật và hóa thực vật.  Xác định các nguyên liệu  và chiết xuất thảo dược là mục  tiêu  chính của  các  nghiên cứu định tính. Việc sử dụng các phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (hay phương  pháp  HPLC), phương  pháp dấu vân  tay  và  sinh học  phân tử cho kết quả  xác định chính xác và hiệu quả. Các phương  pháp  quang phổ, sắc ký và miễn dịch cũng được  áp dụng trong các phân tích định lượng.

Phương pháp sắc  ký lỏng hiệu năng cao đóng vai trò chủ đạo trong  quá  trình  xác định các saponin và những loại  thành phần khác. Ngoài ra, các điều kiện sắc ký và thiết bị phát hiện sắc ký sử dụng trong phương pháp  HPLC cũng được bàn luận.

Nghiên cứu thành phần hóa học cây Tam thất (Panax notoginseng) 2

” Hoạt động giống như Estrogen của Ginsenoside Rg1 có trong cây tam thất”

  • Tác giả: Robbie Y. K. Chan, Wen-Fang Chen, Aling Dong, Dean Guo, và Man-Sau Wong

Ginsenosides đã được chứng minh là có tác dụng dược lý trong hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch và nội tiết. Chúng tôi giả thuyết rằng ginsenosides đóng vai trò trung  gian  trong những tác động này bằng cách kếthợp  ginsenosides với thụ thể estrogen  (estrogen  receptor)  vì  chúng đều tham gia vào các hoạt động bảo vệ của estrogen trong các hệ sinh lý.

Nghiên cứu này nhằm xác định xem chất ginsenoside Rg1 có hoạt động giống như  estrogen trong việc  kích  thích tăng trưởng của các tế bào  ung thư vú ở người và trong việc kích hoạt động  luciferase  có yếu tố đáp ứng estrogen trong  HeLa  cell.  Rg1  hay  không, chứ  không phải xác định hợp chất aglycone của nó, kích thích tổng hợp [methyl-3H] thymidine trong tế bào ung thư vú MCF-7 chứa thụ thể estrogen (estrogenreceptor-positive MCF7) theo phương pháp xác định dựa trên liều lượng (10−15–10−7m).

  • Sự kích thích phát triển tế bào MCF-7 lên 3×10-13mRg1 có thể được ức chế bởi 10−6mICI – một chất đối kháng estrogen.
  • Ngoài ra, Rg1 có thể kích thích hoạt động của các gen chỉ thị yếu tố đáp ứng estrogen (estrogenresponse element-luciferase reporter gene) trong các tế bào ung thư cổ tử cung (HeLa) với liều lượng tối ưu là 3×10−10m.
  • Quá trình kích thích này cũng có thể được ức chế bằng 10−6mICI.

Ngoài ra, Rg1 không có tác dụng kết hợp [methyl-3H] thymidine trong các tế bào ung thư vú ở người chứa thụ thể estrogen (MDA-MB-231). Hơn nữa, Rg1 không làm thay đổi sự kết hợp của [3H]17β-estradiol với các chất dung giải tế bào ung thư vú MCF-7, cho thấy rằng việc không có sự tương tác trực tiếp giữa Rg1 với thụ thể estrogen đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động estrogen của Rg1.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng ginsenosides Rg1 có hoạt tính giống như estrogen và nên được xếp vào nhóm mới – nhóm  potent phytoestrogen.

“BỔ SUNG TAM THẤT GIÚP TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE TRONG THỂ DỤC BỀN SỨC”

  • Đăng trên tạp chí: Tạp chí Journal of Strength & Conditioning Research: Tháng 02/2005

Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra xem một liều 1.350mg tam chất (PNG) có thể tăng cường năng lực, độ bền và huyết áp trung bình (MAP) ở người lớn hay không.

  • Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 29 người lớn, từ 20-35 tuổi để thực hiện thử nghiệm trong nhóm thử nghiệm (EXP, n=13) hay nhóm đối chứng (CON, n=16).
  • Trong 30 ngày thử nghiệm, nhóm thử nghiệp EXP được uống viên nang tam thất 1.350mg mỗi ngày, và nhóm đối chứng CON uống 1.350mg viên nang tinh bột mỗi ngày. Các biến đo lường được đánh giá trước và sau 30 ngày bổ sung tam thất và giả dược.

Kết quả cho thấy nhóm thử nghiệm EXP đã cải thiện (p<0.05) được sức bền them 7phút, và giảm (p<0.05)

Huyết áp trung bình (MAP) tối đa từ xuống 109+/-14mmHg 113+/-12, và sự tiêu thụ oxy (VO2) tại phút thứ 24 (từ32.5+/-8 xuống 27.6+/-8ml [middledot] kg-1 [middledot] min-1) trong quá trình luyện tập.

Qua nghiên cứu, chúng tôi kết  luận rằng việc bổ sung 1.350mg tam thất mỗi ngày trong vòng 30 ngày giúp cải thiện sức bền, giảm MPA và VO2 trong quá trình tập luyện.

Nghiên cứu thành phần hóa học cây Tam thất (Panax notoginseng) 3

 

” Các hoạt tính chống oxy hóa của cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza) và cây tam thất (Panax notoginseng)”

  • Tác giả: Guang-Rong Zhaoa, Zhi-Jun Xianga, Ting-Xiang Yea, Ying-Jin Yuana, Zhi-Xin Guob (2015)

Cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza – SM) và cây tam thất (Panax notoginseng – PN ) – những thảo dược truyền thống của Trung Quốc được sử dụng phổ biến để phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch tại các phòng khám và bệnh viện.

Chúng tôi đã thực hiện đánh giá các hoạt tính chống ôxy hóa của chiết xuất đan sâm (ESM) và chiết xuất tam thất (EPN) thông qua các hệ thống kiểm tra chất chống oxy hóa và bằng phương pháp thí nghiệm trong ống nghiệm (invitro) để hiểu rõ hơn về cơ chế tác dụng dược lý. Các hoạt tính khử các gốc superoxide anion, gốc DPPH, gốc hydroxyl, andhydrogen peroxide, chelating Ferrousion và ferricion đều được khảo sát.

Kết quả cho thấy các cơ chế chống oxy hóa của SM và PN rất đa dạng và có sự khác biệt.

  • ESM có khả năng khử mạnh và hoạt tính lọc các gốc tự do cao, bao gồm các gốc superoxide anion, hydroxyl và DPPH, nhưng hoạt tính lọc forhydrogen peroxide lại kém hơn. Hoạt tính tạo phức ferrousion của ESM không thể phát hiện được ở các nồng độ đã thử nghiệm.
  • Ngược lại, EPN có hoạt tính tạo phức ferrousion mạnh, có hoạt tính lọc các gốc hydrogen peroxide, hydroxyl cao, và có hoạt tính chống các gốc tự do superoxide anion và DPPH thấp. EPN không có khả năng khử ferricion. Do cơ chế chống oxy hóa của SM và PN có thể bổ sung cho nhau nên việc sử dụng kết hợp ESM và EPN có thể đạt được nhiều lợi ích hơn.

Những đặc tính chống oxy hóa của SM và PN chính là một trong các lý do tại sao chúng có tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh về mạch máu.

” Các đặc tính dược lý tim mạch của cây tam thất (PNG) và cây đan sâm (SM)”

  • Tác giả: Xun-Lan Lei and George C.Y. Chiou
  • Đăng trên tạp chí: Am. J. Chin. Med. 14, 145 (1986). DOI: 10.1142/S0192415X86000235

Các đặc tính dược lý tim mạch của hai loại thảo dược của Trung Quốc Cây tam thất (PNG) và cây đan sâm (SM) đều được nghiên cứu theo phương pháp thí nghiệm trong ống nghiệm (invitro) và phương pháp thí nghiệm trên động vật (invivo).

Chiết xuất của hai loại thảo dược này sẽ chặn huyết áp toàn thân ở chuột và thỏ bạch tạng, một tác dụng được ức chế bằng atropine, propranolol, và chlorpheniramine chứa cimetidine. Chứng tăng huyết áp ngược này (reversed hypertension) sẽ được ức chế bằng phenoxy benzamine.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hai loại thảo dược trong nghiên cứu này có rất nhiều tác dụng đối với hệ tim mạch.

  • Tác dụng này có thể do việc sử dụng ngày càng nhiều các iôn canxi ngoại bào (extracellular calciumions) vì hoạt tính của SM trên các mạch máu hoặc thỏ bị phân lập được tăng them 2mM Ca++.
  • Tác dụng của dung dịch chiết xuất cây đan sâm (SM) và các nguyên lý hoạt tính của SM (tanshinones) trên các mạch máu của thỏ và chuột sau khi nghiên cứu trong ống nghiệm (invitro) rất giống nhau cả về chất và lượng.
  • Cả hai đều gây ra giãn động mạch và ở tất cả các nồng độ đã thử nghiệm, nhưng chỉ gây ra giãn động mạch thận, màng treo ruột và động mạnh ở nữ ở nồng độ thấp. Ở nồng độ cao hơn, chứng co thắt mạch gây ra ở một số mạch máu.

Những kết quả này chỉ ra rằng việc sắc đan sâm cũng có hiệu quả tương tự như các hoạt chất tanshinones được phân lập từ cây đan sâm mà lại ít tốn kém, tiết kiệm được chi phí. Cả hai loại cây này (cây đan xâm và cây tam thất) đều có tác dụng là các chất chống đau thắt ngực do thye làm giãn các mạch vành.

Việc sử dụng cây đan xâm và cây tam thất với người bị cao huyết áp vẫn là một vấn đề cần phải bàn luận vì chúng gây cả giãn mạch và co mạch tùy thuộc vào liều lượng và mạch máu mục tiêu.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/bao-cao-nghien-cuu-khoa-hoc-tam-that-panax-notoginseng.html/feed 0
Nghiên cứu thành phần và điều chế Phytosome Saponin toàn phần của củ cây Tam thất (Panax Notoginseng ) trồng ở Tây Bắc Việt Nam https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-thanh-phan-va-dieu-che-phytosome-saponin-toan-phan-cua-cu-cay-tam-that-panax-notoginseng-trong-o-tay-bac-viet-nam.html https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-thanh-phan-va-dieu-che-phytosome-saponin-toan-phan-cua-cu-cay-tam-that-panax-notoginseng-trong-o-tay-bac-viet-nam.html#respond Thu, 12 Nov 2020 09:21:51 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48197 Nguyễn Thị Thúy, Đào Thị Hồng Bích, Nguyễn Việt Anh, Vũ Đức Lợi, Bùi Thanh Tùng,
Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Hữu Tùng

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 1 (2016) 18-24.


Tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen), một loại dược liệu quý, là cây đặc hữu của vùng Tây Bắc, cho năng suất tốt và giá trị kinh tế cao. Ở nước ta, cho sinh học và tác dụng dược lý của cây Tam thất còn ít và tản mạn; chưa có nghiên cứu hệ thống về hóa thực vật làm cơ sở dữ liệu cho việc phân tích, kiểm nghiệm nguồn dược liệu quý này cũng như để phát triển các ứng dụng của Tam thất làm thuốc dưới các dạng bào chế hiện đại. Với thực tế đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu thành phần saponin Tam thất bằng các phương pháp phân lập sắc ký và phân tích cấu trúc dùng phổ khối và cộng hưởng từ hạt nhân. Nghiên cứu đã ghi nhận được 5 hợp chất saponin bao gồm ginsenoside Rc, Rd, Re, Rb1 và Rg1 từ phân đoạn giàu saponin của củ Tam thất Tây Bắc. Để phát triển các dạng thuốc hiện đại, có sinh khả dụng cao, nghiên cứu cũng đặt vấn điều chế phức phytosome của saponin toàn phần của Tam thất.

Đặt vấn đề

Với điều kiện thiên nhiên nhiều ưu đãi, Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên và phát triển cây thuốc. Từ xa xưa, Tam thất được coi là vị thuốc y học cổ truyền quý, thường dùng cho phụ nữ sau khi sinh, người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể, người già yếu. Tam thất có tác dụng bổ dưỡng, cầm máu, giảm đau, chống sưng viêm, hỗ trợ hệ miễn dịch và điều trị một số bệnh tim mạch [1, 2].

Đặt vấn đề 1

Hình ảnh cây Tam thất

Tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen) là cây đặc hữu của vùng Tây Bắc, được trồng nhiều ở Lào Cai, Hà Giang, cho năng suất tốt. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch thì chúng chủ yếu được dùng dưới dạng thô và theo một số bài thuốc cổ truyền. Các nghiên cứu về Tam thất ở nước ta còn ít, cho đến nay chưa có nghiên cứu hệ thống và chi tiết về thành phần hoạt chất cũng như tác dụng dược lý. Do đó, thực tế và yêu cầu đặt ra là cần có những nghiên cứu tập trung và hệ thống về thành phần hóa học, tác dụng sinh học, tác dụng dược lý của dược liệu quý này.

Thành phần hóa học chính trong Tam thất là saponin [6, 9], một số tác dụng sinh học chính của saponin Tam thất đã được chứng minh bao gồm: chống ung thư, đông máu, chống tiểu đường [2, 8, 11]. Saponin toàn phần của Tam thất có độ tan và hệ số phân bố và kích thước phân tử lớn ít thích hợp để được hấp thu qua màng sinh học. Ngoài ra chúng cũng nhanh chóng bị đào thải khỏi cơ thể, do đó thời gian bán thải của nó trong cơ thể ngắn, sinh khả dụng thấp [8]. Với mục đích nâng cao sinh khả dụng, nghiên cứu đặt vấn đề điều chế phytosome của saponin toàn phần Tam thất để sử dụng bào chế thuốc [7, 10, 13]. Phytosome saponin có cấu trúc dạng màng kép phospholipid, phần thân nước hòa tan saponin bên trong và phần phospholipid thân dầu bên ngoài. Cấu trúc này giúp saponin được hấp thu tốt hơn, thời gian bán thải dài hơn [4, 5]. Nghiên cứu cũng đặt vấn đề đánh giá hiệu suất quá trình tách chiết, quá trình tạo phytosome, các đặc điểm, tính chất của phytosome điều chế được.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

  • Củ Tam thất (Panax notoginseng (Burk.) F.H. Chen) được thu hái ở Simacai, Lào Cai vào tháng 10/2014 và được giám định thực vật học bởi Bộ môn Dược liệu & Dược học cổ truyền – Khoa Y Dược, ĐHQGHN.
  • Mẫu tiêu bản (PNS- 001) được lưu giữ tại Khoa Y Dược, ĐHQGHN.

Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu thành phần saponin của Tam thất

Phương pháp phân lập các hợp chất

Sắc ký lớp mỏng (TLC): Sắc kí lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DCAlufolien 60 F254 (Merck 1,05715). Phát hiện chất bằng đèn tử ngoại bước sóng 254 và 366 nm hoặc dùng thuốc thử hiện màu là dung dịch H2SO4 10% được phun đều lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ nóng trên bếp điện từ từ đến khi hiện
màu. Sắc kí cột (CC): Sắc ký cột được tiến hành với chất hấp phụ là silica gel pha thường và pha đảo (cỡ hạt 63-200, 40-63 µm, Merck, Đức).

Phương pháp xác định cấu trúc hóa học các hợp chất

Điểm nóng chảy đo trên máy Stuart SMP3. Phổ khối lượng ESI-MS đo trên hệ thống Alient 1260 series LC-MS ion trap. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR, 13CNMR, DEPT được ghi trên máy JEOL ECX 400 MHz, chuẩn nội TMS (tetramethyl silan).

Qui trình chiết xuất và phân lập

  • Mẫu củ Tam thất (500 g) sau khi rửa sạch, phơi khô, xay-nghiền nhỏ được ngâm chiết kỹ bằng dung môi ethanol 80% 3 lần (mỗi lần 3 L) sử dụng thiết bị chiết siêu âm ở 40oC trong 5 giờ.
  • Các dịch chiết ethanol thu được được lọc qua giấy lọc, gom lại và cất loại dung môi dưới áp suất giảm cho 86,4 g (17,28% khối lượng khô) cao etanol toàn phần.
  • Lấy 86,0 g cao chiết hòa tan trong nước cất (600 mL) và chiết phân bố bằng hexane, axetat và BuOH (mỗi dung môi 3 lần, mỗi lần 600 mL).
  • Các phân đoạn hexane, etyl axetat, BuOH được cất loại dung môi dưới áp suất giảm để thu được phân đoạn tương ứng: phân đoạn hexan (2,6 g), phân đoạn etyl axetat (33,8 g) và phân đoạn BuOH (60,7 g).

Tiến hành tách sắc ký cột phân đoạn chiết BuOH (40,0 g) trên cột sắc ký silica gel (Φ85mm × 90 mm) rửa giải với hệ dung môi có độ phân cực tăng dần bao gồm CH2Cl2-MeOH (20:1→1:1, v/v, mỗi phân đoạn 600 mL) thu được 5 phân đoạn ký hiệu là F1~F5.

Phương pháp điều chế phytosome của saponin toàn phần

Các bước tiến hành thí nghiệm:

  • Saponin toàn phần tách chiết từ Tam thất (1.0 g) được hòa tan với 10 ml aceton với khuấy từ gia nhiệt trong bình 250 mL.
  • Phospholipid cũng được hòa tan trong 40 mL methylene chloride (CH2Cl2) khuấy đều và đun nhẹ, sau đó đưa vào cùng một bình chứa saponin 250mL trên.
  • Đun hồi lưu nhẹ ở nhiệt độ khoảng 50oC trong thời gian 3h, sau đó đem chưng cất bằng máy cô quay để loại bỏ dung môi.
  • Sản phẩm cho tủa trong 50 mL hexan (C6H14), lọc tủa và rửa tủa bằng 40 mL hexane lạnh và 40 ml acetone lạnh, sấy và hút ẩm chân không. Thực hiện với tỉ lệ khối lượng saponin: phospholipid khác nhau.

Phân tích quang phổ hồng ngoại (IR) và phân tích nhiệt quét vi sai (DSC)

Phân tích quang phổ hồng ngoại nhằm tìm ra sự hiện diện của liên kết hidro trong phức saponin – phytosome. Phân tích nhiệt quét vi sai (DSC) được thực hiện trên Mettler DSC 30S (Mettler Toledo, US). Tiến hành đánh giá mẫu nguyên liệu phytosome, được niêm phong trong nhôm uốn, tốc độ gia nhiệt 10 oC/phút, thổi khí nitrogen lưu lượng 60 ml/phút.

Xác định các tính chất chuyển pha nhiệt của mẫu thông qua việc đo dòng nhiệt tỏa ra (hoặc thu vào) từ một mẫu được đốt nóng trong dòng nhiệt với các tốc độ khác nhau.

Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Nghiên cứu qui trình chiết cao saponin toàn phần và thành phần saponin

Qui trình chiết cao saponin toàn phần Bằng các kĩ thuật chiết siêu âm, phân đoạn bằng các dung môi phân cực khác nhau đã thu được cao saponin toàn phần Tam thất với hiệu suất cao (12,14 % khối lượng khô dược liệu).

Kết quả phân tích định tính bằng SKLM cho thấy cao saponin toàn phần có hàm lượng các saponin cao bao gồm ginsenoside Rg1, Rb1, Rc, Rd và Re.

Chiết tách và xác định cấu trúc 5 thành phần saponin chính của tam thất

Bằng phối hợp đa dạng các phương pháp sắc ký bao gồm SKLM và sắc ký cột dùng silica gel pha thường và pha đảo thu được 5 hợp chất saponin chính từ các phân đoạn saponin toàn phần của củ Tam thất Tây Bắc.

Các hợp chất phân lập được được xác định cấu trúc hóa học trên cơ sở các phương pháp hóa lý bao gồm
phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân NMR (Nuclear Magnetic Resonance) và phổ khối MS (Mass Spectroscopy) kết hợp với so sánh với dữ liệu công bố trong các tài liệu tham khảo [12,16].

Cấu trúc hóa học của 5 hợp chất được minh họa trong hình sau:

Chiết tách và xác định cấu trúc 5 thành phần saponin chính của tam thất 1

Điều chế, tối ưu hóa tỷ lệ và đánh giá đặc tính phytosome của saponin toàn phần Tam thất

 Điều chế và tối ưu hóa qui trình bào chế phức phytosome của saponin Tam thất

Theo kết quả ở bảng1, nhận thấy hiệu suất quá trình điều chế phytosome – saponin theo các tỉ lệ m(saponin) : m(phospholipid) khác nhau (1:1, 1:2, 1:3, 1:4) đạt cao nhất với tỉ lệ 1:3 (hiệu suất 88,76%) và thấp nhất khi tỉ lệ 1:1 (hiệu suất 70%).

Điều chế, tối ưu hóa tỷ lệ và đánh giá đặc tính phytosome của saponin toàn phần Tam thất 1

Hàm lượng saponin tạo phytosome

Qua hàm lượng saponin tạo phytosome được xác định, ghi trên bảng 2, thì với tỉ lệ saponin/phospholipid là 1:3 và 1:4 lượng saponin tạo phytosome cao (tương ứng là 71,39% và 73,89%), trong khi với tỷ lệ 1:1 và 1:2 lượng saponin tạo phytosome khá thấp (tương ứng 46,08% và 69,55%).

Dựa vào phân tử khối của phospholipid (MW=2810) và phân tử khối của các saponin thành phần (khoảng từ 800-1200) tức là gấp 2,3-3,5 lần ta thấy tỉ lệ tối ưu để điều chế phytosome cho hiệu suất cao nhất là tỉ lệ khối lượng 1:3 và tỉ lệ mol là 1:1 của saponin và phospholipid.

Đặc tính cảm quan, nhiệt độ nóng chảy

Phytosome thu được là chất bột min, màu trắng ngà; có nhiệt độ nóng chảy 143 145oC.

Phân tích phổ hồng ngoại (IR)

Trong khoảng 3200 – 3600 cm-1, xuất hiện đỉnh mới trong phức phytosome (C) ở 3564,45 cm-1, chứng tỏ có sự hình thành liên kết H giữa saponin và phospholipid trong quá trình tạo phytosome.

Trong khoảng từ 1760 – 1670 cm-1, xuất hiện đỉnh mới ở 1734,01cm-1 phức (B) và phức tinh chế (C), chứng tỏ sự có mặt của phospholipid trong phức (Hình 2).

Điều chế, tối ưu hóa tỷ lệ và đánh giá đặc tính phytosome của saponin toàn phần Tam thất 2

Trong biểu đồ saponin (A) và phức tinh chế(C), một số đỉnh từ 3 miền dao động có vị trí tương quan thể hiện lớp phospholipid bao phía ngoài quanh saponin, điều này dẫn đến sự thay đổi số liệu như ở (B) và (C), có những đỉnh đặc trưng ở vị trí giống nhau chứng tỏ sự tham gia của phospholipid trong phức phytosome saponin. Hơn nữa, sự hấp thu IR ở 1641cm-1 do liên kết C=C ở C-24 của phân tử nhóm dammarane – loại triterpenoid – chuyển lên số sóng 1649 cm-1, chứng tỏ sự tạo thành phức phytosome saponin.

 Phân tích nhiệt quét vi sai (DSC).

Phức hợp phytosome cho hai đỉnh thu nhiệt, đỉnh thu nhiệt thứ nhất thấp ở 84,40 oC, đỉnh này tạo thành do sự di chuyển mạnh khi ở nhiệt độ cao của phần phân cực trong phân tử phospholipid. Còn đỉnh thứ hai xuất hiện đỉnh nhọn cao ở 381,39 oC do sự chuyển trạng thái từ gel sang lỏng, sự phân hủy gây mất khối lượng và tạo khí. Ở nhiệt độ cao, chuỗi PEG trong phân tử phospholipid bị phân hủy, giải phóng ra ethylene glycol.

Kết luận

Chúng tôi đã xây dựng được quy trình chiết cao saponin toàn phần từ củ cây Tam thất trồng ở Tây Bắc với hiệu suất cao. Bằng phương pháp sắc ký phân lập được 5 chất saponin chính từ phân đoạn saponin toàn phần. Cấu trúc của các hợp chất được chứng minh dựa trên cơ sở phân tích phổ khối lượng MS, phổ cộng hưởng từ NMR và so sánh với số liệu công bố trong các tài liệu tham khảo. Từ saponin toàn phần, đã điều chế thành công, tối ưu hóa tỷ lệ thành phần và nghiên cứu một số đặc điểm của dạng bào chế phytosome saponin của cây Tam thất thu hái ở Tây Bắc.

Các nghiên cứu về tác dụng dược lí và sinh khả dụng của phytosome saponin đang được tiếp tục nghiên cứu để đánh giá những ưu điểm của dạng bào chế phytosome mang lại, bao gồm tăng khả năng hấp thu, cải thiện các đặc tính dược động học của saponin và tăng hiệu quả điều trị.

Lời cám ơn:

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm Nhà nước phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc trong đề tài “Nghiên cứu phát triển (theo hướng GACP) và bào chế một số chế phẩm từ dược liệu Ô đầu, Ý dĩ, Tam thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc”, mã số: KHCN-TB.05C/13-18.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghien-cuu-thanh-phan-va-dieu-che-phytosome-saponin-toan-phan-cua-cu-cay-tam-that-panax-notoginseng-trong-o-tay-bac-viet-nam.html/feed 0
Thành phần hóa học tinh dầu Thiên niên kiện (Homalomena occulata (Lour.) Schott ở vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An https://tracuuduoclieu.vn/thanh-phan-hoa-hoc-tinh-dau-thien-nien-kien-homalomena-occulata-lour-schott-o-vuon-quoc-gia-pu-mat-nghe-an.html https://tracuuduoclieu.vn/thanh-phan-hoa-hoc-tinh-dau-thien-nien-kien-homalomena-occulata-lour-schott-o-vuon-quoc-gia-pu-mat-nghe-an.html#respond Fri, 06 Nov 2020 03:33:16 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48046 Lê Thị Hương, Đào Thị Minh Châu, Nguyễn Viết Hùng, Nguyễn Công Trường, Đỗ Ngọc Đài

Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 7

Chi Thiên niên kiện (Homalomena) là 1 chi lớn của họ Ráy (Araceae), có khoảng 100 loài, phân bố ở khu vực đông nam Á, Nam Thái Bình Dương và Nam Mỹ. Ở Việt Nam hiện biết 8 loài, phân bố chủ yếu nơi ẩm, dưới tán rừng, ven suối (Nguyễn Văn Dư, 2006). Trong dân gian, rễ loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta) được sử dụng để điều trị bệnh dạ dày và viêm khớp dạng thấp, cũng như làm thuốc chống viêm và thuốc bổ (Võ Văn Chi, 2012).

Thành phần hóa học tinh dầu Thiên niên kiện (Homalomena occulata (Lour.) Schott ở vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An 1

Hình ảnh cây Thiên niên kiện

Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu của chi Thiên niên kiện (Homalomena) đã có một số công trình công bố như: Policegoudra R.S. et al. (2012), từ rễ loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta) được xác định với thành phần chính của tinh dầu là linalool (62,5%), terpen-4-ol (7,1%), δ-cadinen (5,6%), α-cadinol (3,7%). Tinh dầu có khả năng kháng nấm Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Microsporum fulvum, Microsporum gypseum, Trichosporon beigelii và Candida albicans. Cũng từ loài này V. S. Rana et al. (2010), công bố với linalool (58,3%), terpinen-4-ol (16,7%), α-terpineol (1,8%) là các thành phần chính của tinh dầu. Bài báo này cung cấp thêm những dẫn liệu về thành phần hóa học tinh dầu của loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) phân bố ở VQG Pù Mát.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) được thu ở VQG Pù Mát, Nghệ An vào tháng 5/2013.

  • Các mẫu được giám định tên khoa học và lưu giữ tại Phòng Tiêu bản Thực vật, Bộ môn Thực vật, Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh.
  • Rễ tươi (1 kg) được cắt nhỏ và chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trong thời gian 3 giờ ở áp suất thường theo Dược điển Việt Nam III (2002).

Phương pháp nghiên cứu

Hàm lượng tinh dầu: được xác định bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước có hồi lưu trong thiết bị Clevenger. Tinh dầu được làm khan bằng Na2SO4 và để trong tủ lạnh ở nhiệt độ < 5oC. Sắc ký khí (GC): Được thực hiện trên máy Agilent Technologies HP 6890N Plus gắn vào detectơ FID của hãng Agilent Technologies, Mỹ. Cột sắc ký HP-5MS với chiều dài 30 m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25 m đã được sử dụng. Khí mang H2. Nhiệt độ buồng bơm mẫu (Kĩ thuật chương trình nhiệt độ-PTV) 250oC. Nhiệt độ detector 260oC. Chương trình nhiệt độ buồng điều nhiệt: 60oC (2 phút), tăng 4oC/phút cho đến 220oC, dừng ở nhiệt độ này trong 10 phút.

Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS): Việc phân tích định tính được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí và phổ ký liên hợp GC/MS của hãng Agilent Technologies HP 6890N. AgilentTechnologies HP 6890N ghép nối với Mass Selective Detector Agilent HP 5973 MSD. Cột HP- 5MS có kích thước 0,25 m×30 m×0,25 mm và HP1 có kích thước 0,25 m×30 m×0,32 mm. Chương trình nhiệt độ với điều kiện 60oC/2 phút; tăng nhiệt độ 4oC/1 phút cho đến 220oC, sau đó lại tăng nhiệt độ 20o/phút cho đến 260oC; với He làm khí mang. Việc xác nhận các cấu tử được thực hiện bằng cách so sánh các dữ kiện phổ MS của chúng với phổ chuẩn đã được công bố có trong thư viện Willey/Chemstation HP (Adam RP, 2001).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thành phần hóa học tinh dầu loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott)

  • Mẫu rễ có số hiệu (NVH 311) được thu ở Môn Sơn vào tháng 5 năm 2013.
  • Hàm lượng tinh dầu đạt 0,12% trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước và rất thơm.
  • Thành phần hóa học được phân tích và trình bày trong bảng 1.

Thành phần hóa học tinh dầu loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) 1Thành phần hóa học tinh dầu loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) 2

Kết quả phân tích thành phần hóa học tinh dầu cho thấy

  • Từ tinh dầu rễ loài Thiên niên kiện đã xác định được 54 hợp chất, chiếm 88,8% tổng lượng tinh dầu.
  • Trong tinh dầu các monotecpen có hàm lượng 25,1% (16,1% là monotecpen hydrocacbon và 9,0% là monotecpen chứa oxy), các sesquitecpen (47,1%) với sesquitecpen chứa oxy chiếm 34,3% và sesquitecpen hydrocacbon là 12,8%; các chất thơm chiếm 16,3%, các hợp chất khác có hàm lượng không đáng kể.

Như vậy, thành phần tinh dầu từ rễ có hàm lượng các sesquitecpen cao, nên tạo mùi thơm cho tinh dầu.

Ngoài ra, mùi thơm tinh dầu rễ còn được đặc trưng bởi các hợp chất thơm có hàm lượng tương đối cao (16,3%), trong đó benzyl benzoat là chất thơm chính chiếm tới 11,4%. Hơn thế nữa, thành phần chính của tinh dầu là α-bisabolol (22,8%), benzyl benzoat (11,4%), linalool (8,6%). Đây là các hợp chất chứa oxy tạo mùi thơm cho tinh dầu.

So sánh với kết qủa phân tích tinh dầu rễ loài này ở Trung Quốc thấy có sự sai khác nhau nhiều về thành phần chính của tinh dầu. Từ rễ của loài này phân bố ở Trung Quốc có các thành phần chính là linalool (47,7%), 4-terpineol (16,5%) và α-terpineol (11,2%) (Ding YP et al., 2006). Nguồn gen và điều kiện sinh thái đã ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp chuyển hóa và tích lũy tinh dầu ở trong chúng.

KẾT LUẬN

  • Hàm lượng tinh dầu thu từ rễ loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta) đạt 0,12% trọng lượng tươi
  • Đã xác định được 54 hợp chất, chiếm 88,8% tổng lượng tinh dầu. α-bisabolol (22,8%), benzyl benzoat (11,4%), linalool (8,6%) là thành phần chính của tinh dầu.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thanh-phan-hoa-hoc-tinh-dau-thien-nien-kien-homalomena-occulata-lour-schott-o-vuon-quoc-gia-pu-mat-nghe-an.html/feed 0
Góp phần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dược liệu bảy lá một hoa ở Việt Nam https://tracuuduoclieu.vn/gop-phan-xay-dung-tieu-chuan-co-so-duoc-lieu-bay-la-mot-hoa-o-viet-nam.html https://tracuuduoclieu.vn/gop-phan-xay-dung-tieu-chuan-co-so-duoc-lieu-bay-la-mot-hoa-o-viet-nam.html#respond Wed, 20 Jun 2018 01:42:49 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/gop-phan-xay-dung-tieu-chuan-co-so-duoc-lieu-bay-la-mot-hoa-o-viet-nam-442/

Vũ Thị Diệp, Cao Ngọc Anh, Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Thị Hài

*E-mail: hado.nimms@gmail.com

Đặt vấn đề

Chi Paris L. gồm các cây thuốc có nhiều tác dụng sinh học quý như chống ung thư, chống oxy hóa, kháng virus, kháng nấm kháng ký sinh trùng giảm đau, an thần. Ở Việt Nam, đây là một chi hiếm gặp, phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và vùng núi cao Tây Nguyên, nơi có khí hậu mát, độ ẩm cao.

Đặt vấn đề 1

Cây bảy lá một hoa

Trong Y học cổ truyền, các loài thuộc chi Paris L. thường dùng để chữa sốt, sốt rét cơn, giải độc nhất là khi bị rắn cắn, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, họ lao, ho lâu ngày, hen suyễn. Hiện nay, nghiên cứu về chi Paris L. ở nước ta chưa nhiều. Các loài thuộc chi này thường được gọi là bảy lá một hoa và có hình thái tương đối khó phân biệt, dễ nhầm lẫn. Do đó, với loài được dùng làm thuốc chủ yếu là dược liệu bảy lá một hoa – Paris polyphylla var. chinensis (Franchet) H. Hara, cần được nghiên cứu toàn diện về thực vật, hóa học và tác dụng sinh học, để tạo Cơ sở dữ liệu đảm bảo tính đúng khi nghiên cứu hay sử dụng cây thuốc này cũng như các sản phẩm từ dược liệu này trong phòng và chữa bệnh.

Do đó, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu phân tích rõ hơn về hình thái thực vật, vi phẫu lá, thân, thân rễ, thân rễ nhỏ, góp phần tạo Cơ sở cho việc xây dựng bộ tiêu chuẩn Cơ Sở dược liệu bảy lá một hoa trong tương lai.

Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là toàn cây bảy lá một hoa được thu hái tháng 11/2017 tại bản Khoang, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Mẫu đã được ép tiêu bản khô và lưu tại Khoa Hóa thực vật-Viện Dược liệu, số hiệu tiêu bản TB12112017 do PGS.TS. Nguyên Hoàng Tuấn giám định tên khoa học.

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm hình thái thực vật được mô tả bằng cách quan sát mắt thường, kính lúp, kính soi nổi và được so với bản mô tả trong khóa định loại chi Paris

Mô tả giải phẫu: Làm tiêu bản các bộ phận của cây như thân khi sinh, thân rễ, rễ, lá và soi bột để phân tích đặc điểm cấu tạo. Các phương pháp được nhuộm theo phương pháp nhuộm kép. Tiêu bản được quan sát dưới kính hiển vi và chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số.

Kết quả nghiên cứu

Định danh loài

Qua phân tích các đặc điểm hình thái mẫu cây bảy lá một hoa thu được, kết hợp với bảng so sánh; cùng với việc tra cứu các tài liệu khóa phân loại thuộc chi Paris L., căn cứ vào tài liệu, chúng tôi kết luận mẫu bảy lá một hoa thu hái tại Lai Châu là một loài thuộc chi Paris L., họ Trọng lâu (Trilliaceae) và tên khoa học của cây là Paris polyphylla var. chinensis (Franchet) H. Hara, J. Fac. Sci. Univ. Tokyo. Sect. 3, 10: 176. 1969, tên đồng danh là Paris chinensis Franch., Nouv. Arch. Mus. Hist. Nat. II, 10: 97. 1888, Paris formosana Hayata, J. Coll. Sci. Imp. Univ. Tokyo 30(1): 367. 1911, Paris brachysepala Pamp., Nuovo Giorn. Bot. Ital. n.s., 22: 266. 1915. Daiswa chinensis (Franch.) Takht., Brittonia 35: 259. 1983 và Daiswa chinensis subsp. brachysepala (Pamp.) Takht., Brittonia 35: 262. 1983.

Tên tiếng Việt là bảy lá một hoa, tảo hưu, thất diệp nhất chi hoa. Thông tin mẫu nghiên cứu xem hình 1.

Kết quả nghiên cứu 1

Hình 1. Đặc điểm các bộ phận của cây bảy lá một hoa

Ghi chú. A: ảnh tổng thể cây; B: mặt trên và mặt dưới lá: C, D: cuống lá; E: chóp lá; E: thân, thân cắt ngang, G, H thân rễ, thân rễ cắt ngang: I: quả; J: quả nhìn từ mặt trên, quả nhìn từ mặt ngang, quả nhìn từ mặt dưới; K: quả cắt ngang; L: hạt, hạt cắt dọc, hạt cắt ngang, M: hoa nhìn từ mặt trên, mặt ngang, và mặt dưới; N: bầu; O: đài hoa mặt trên và mặt dưới; P: cánh hoa, Q: nhị hoa, R: Nhị hoa: S: bầu cắt ngang; T: noãn; U; tương quan một số phận của hoa.

Đặc điểm hình thái

– Bảy lá một hoa là cây có nhiều năm, cao từ 40-130 cm.

– Thân rễ gần dạng khối trụ, đường kính 1-2,5 cm, thường nằm ngang; thân trên mặt đất thẳng đứng, đơn độc, không phân nhánh.

– Lá 5-10-11) xếp thành một vòng ở phần thân trên mặt đất; cuống lá (0,5-51-6 cm; hình dạng lá thay đổi, thường thuôn đến dạng ngọn giáo, kích thước 6-15Z-30) x 0,5-5 cm, gốc lá tròn đến có dạng hình nêm.

– Hoa:

  • Cuống hoa 5-24(-65) cm.
  • Cánh đài (tepals) xếp thành hai vòng, rời; (3 hoặc) 4 đến 6 (hoặc 7) cánh đài ở vòng ngoài, dạng lá màu xanh hoặc vàng-xanh, hình trứng ngược đến hình ngọn giáo, kích thước (3-4,5-7(-11) x 1-4 cm; vòng trong dạng dải, thường có màu vàng – xanh, dài hẹp, ngắn hơn vòng ngoài, chiều rộng 1-1,5(-5) mm.
  • Nhi (6-08-12(14) hoặc đôi khi nhiều hơn, chỉ nhị dep, dài 5-6 mm; hộp phấn dài 1-1,2 cm; bao phấn hình thuôn, đính gốc, mở bằng khe đọc, dài 1-3 mm.
  • Bầu thương, 1 ô, hình trứng, có những đường gân lồi lên đôi khi có những nốt sần; noãn nhiều, đính bên; vòi nhụy ngắn, gốc hơi phình lên, màu tím đến trắng; núm nhụy chia 4 hoặc 5 thùy.

– Quả nang hình cầu, đôi khi có nốt sần ở vỏ, mở ở lưng. hạt hình cầu hoặc hình trứng, bao phủ bởi một lớp vỏ màu đỏ và mọng nước, nội nhũ cứng hoặc nạc.

– Mùa hoa và mùa quả vào tháng 3 đến tháng 11.

Đặc điểm vị học

Vi phẫu lá

Vi phẫu lá (hình 2A) có thiết diện đối xứng qua trục giữa, mặt trên lõm nhọn, mặt dưới lồi tròn. Cấu tạo gồm các phần sau: Gân lá: Biểu trên bì gồm các tế bào hình tròn xếp thành một lớp ngoài cùng của gân lá (1). Dưới biểu bì của phiến lá có mô dày gồm một hàng tế bào hình đa giác có thành dày ở góc tế bào bắt màu đỏ đậm (2); Mô mềm là các tế bào hình tròn hay đa giác thành mỏng nằm dưới mô dày và xung quanh bó libe – gỗ (5); Bó libe – gỗ hình cung xếp giữa gân lá, Gồm cung libe là các tế bào nhỏ màu đỏ (4) bao quanh cung gỗ màu xanh (3), biểu bì dưới và mô dày có cấu tạo sắp xếp giống biểu bì trên (6).

Vi phẫu thân

Vi phẫu thân (hình 2B) có thiết diện hình tròn, đối xứng qua tâm và trục của hình tròn. Có các đặc điểm sau: Ngoài cùng là một lớp tế bào biểu bì hình tròn xếp đều đặn (1). Dưới biểu bì là lớp mô dày 7-8 dãy tế bào hình đa giác thành dày màu đỏ đậm (2). Trong ruột chủ yếu là mô mềm xốp nằm ngay dưới mô dày gồm các tế bào đa giác thành mỏng (3). Rải rác trong mô mềm có các bó libe-gỗ, gồm libe là các tế bào nhỏ bắt màu đỏ xếp phía ngoài và gỗ là các tế bào bắt màu xanh phía trong (4).

Kết quả nghiên cứu 2

Hình 2. Đặc điểm vi phẫu lá và thân của cây bảy lá một hoa

A: Vi phẫu lá; B: Vi phẫu thân

Vi phẫu rễ con

Vi phẫu rễ con (hình 3A) Có thiết diện hình tròn, đối xứng qua tâm và trục của hình tròn. Có các đặc điểm sau: Ngoài cùng là bần gồm 2 đến 3 lớp tế bào hóa gỗ xếp chồng lên nhau (1); dưới bần là tầng sinh bần (2); Tiếp đến là mô mềm Vỏ gồm các tế bào đa giác thành mỏng (3); Dưới mô mềm vỏ là mô dày gồm 2 đến ba lớp tế bào thành dày bắt màu đỏ đậm (4); Tiếp đến là trụ bì gồm một vòng tế bào khép kín xếp thành vòng tròn ở ruột (5); Phần trung tâm gồm các bó gô cấp một và các mạch gỗ (6); xen kẽ với các bó gỗ là mô mềm ruột cấu tạo gồm các tế bào đa giác nhỏ thành mỏng (7).

Vi phẫu thân rễ

Vi phẫu thân rễ (hình 3B) có thiết diện hình tròn, đối xứng qua tâm và trục của hình tròn. Có các đặc điểm sau: Ngoài cùng gồm một đến hai lớp tế bào hoá gỗ xếp chồng nhau, có những chỗ các lớp bần bong ra (1); Phần bên trong thân rễ cấu tạo chủ yếu là mô | mềm gồm các tế bào đa giác thành mỏng (2); Rải rác trong mô mềm là các bó libe – gỗ (3).

Kết quả nghiên cứu 3

Vi phẫu rễ non

Kết quả nghiên cứu 4

Vi phẫu thân rễ

Đặc điểm bột

Bột lá

Bột lá (hình 4A) có màu xanh xám, quan sát dưới kính hiển vi thấy các đặc điểm sau: Mảnh biểu bì mang lỗ khí gồm các tế bào biểu bì là lỗ khí là hai tế bào hình thận úp vào nhau (1); Các mảnh mô dậu hình tròn thành tế bào mỏng, bên trong chứa chất diệp lục màu xanh lá (2); Mảnh mô mềm của gân lá là các tế bào khoang rỗng thành mỏng (3); Mảnh phiến lá còn nguyên cấu tạo gồm biểu bì, mô dâu và mô mềm (4); Các bó sợi của gân lá (5); Bó sợi mang mảnh mạch (6); Mảnh mạch mạng (7).

Bột thân

Bột thân (hình 4B) có màu xám, quan sát dưới kính | hiển vi thấy các đặc điểm sau: Các mảnh biểu bì thân gồm các tế bào hình chữ nhật xếp thành từng hàng dọc đều (1); mô mềm gồm các tế mào thành mỏng manh hình chữ nhật xếp dọc, khoang tế bào rộng (2); các sợi hóa gỗ rỗng, dài, thành dày (3), (4); các mảnh mạch mạng (5)..

Bột thân rễ

Bột thân rễ (hình 4C) có màu trắng, hơi nâu, thấm nước nhớt dính, quan sát dưới kính hiển vi thấy các đặc điểm: Trên vị trường quan sát thấy rất nhiều hạt tinh bột có kích thước và hình dạng khác nhau trong đó chủ yếu hạt tinh bột có hình trứng và hình tròn không rõ rốn và vận tăng trưởng (1); Các mảnh vỏ bần của rễ củ có màu nâu vàng, thành dày đa giác, có lẫn các hạt tinh bột trong khoang tế bào (2); Các mảnh mô mềm tế bào hình đa giác thành mỏng, trong ruột có chứa các hạt tinh bột (3).

Kết quả nghiên cứu 5

Bột lá

Kết quả nghiên cứu 6

Bột thân

Kết quả nghiên cứu 7

Bột thân rễ

Kết luận

Nghiên cứu đã thu mẫu bảy lá một hoa và tiến hành giám định tên khoa học là Paris polyphylla var. chinensis (Franchet) H. Hara. So với nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thị Thu và CS. [12], nghiên cứu này này hoàn thiện hơn trong đó tập trung phân tích đầy đủ về mặt đặc điểm hình thái và vị học bao gồm phân tích đặc điểm vi phẫu lá, thân, rễ con, thân rễ và đặc điểm bột bao gồm đặc điểm bột lá, thân, thân rễ cây bảy lá một hoa. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để góp phần xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu bảy lá một hoa trong tương lai.

Đề tài được sự tài trợ kinh phí từ Ngân sách sự nghiệp Khoa học của Bộ Y tế, tên đề tài “Nghiên cứu cây Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var chinensis Smith. theo hướng hỗ trợ điều trị ung thư vú, Đề tài cấp Bộ Y tế; 50/HĐ-K2ĐT, ngày 11/8/2017.

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/gop-phan-xay-dung-tieu-chuan-co-so-duoc-lieu-bay-la-mot-hoa-o-viet-nam.html/feed 0
Tỏi tía – Theo góc nhìn khoa học https://tracuuduoclieu.vn/toi-tia-theo-goc-nhin-khoa-hoc.html https://tracuuduoclieu.vn/toi-tia-theo-goc-nhin-khoa-hoc.html#respond Wed, 21 Mar 2018 00:42:00 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/toi-tia-theo-goc-nhin-khoa-hoc-418/ Tỏi tía từ lâu đã được biết đến với công dụng kích thích hô hấp, tăng cường khả năng miễn dịch. Các nhà khoa học đã phát hiện thành phần chính trong tỏi tía hợp chất sun phít chứa lưu huỳnh. Tác dụng của tỏi tía: khả năng điều hòa cholesterol toàn phần, giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, gan nhiễm mỡ.

Tỏi tía - Theo góc nhìn khoa học 1

Hình ảnh Tỏi tía

Qua nhiều nghiên cứu khoa học và qua kinh nghiệm sử dụng của dân chúng, thì tỏi không những là một thực phẩm ngon mà còn có nhiều tác dụng dược lý quan trọng được dùng để trị bệnh.

Các tác dụng này đã được nghiên cứu rất công phu và công bố rộng khắp trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Các nhà khoa học cho rằng tỏi có khả năng phòng và điều trị được rất nhiều bệnh nan y khó chữa như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, huyết áp cao và phòng ngừa ung thư.

Thành phần hoạt chất chính làm lên tác dụng của tỏi

Năm 1951, hai nhà hóa học Thụy sĩ là Arthur Stoll và Ewald Seebeck đã tìm ra thành phần hoạt chất chính nằm sâu trong các tép tỏi đặt tên là Alliin (đặt theo tên khoa học của tỏi là Allisa). Đây là một chất sulfur (có gắn lưu huỳnh trong phân tử). Tuy vậy chất này lại không có tác dụng sinh học và không tạo ra mùi vị đặc trưng của tỏi.

Những nghiên cứu về sau mới phát hiện ra rằng chất này khi tiếp xúc với không khí và dưới tác động của men Allinase (cũng nằm trong tỏi) thì sẽ chuyển thành Allicin. Chất này tạo nên mùi vị đặc trưng và là chất có hoạt tính sinh học mạnh nhất của tỏi.

Thành phần hoạt chất chính làm lên tác dụng của tỏi 1

Ngoài Allicin, tỏi còn chứa hơn 33 các hợp chất sulfur hữu cơ khác như ajoene, allylpro-pyl disulfide, diallyl trisulfide, sallylcysteine, vinyldithiine,S– allylmercaptocystein…Cùng với Allicin, các hợp chất sulfur này tạo nên mùi vị cay nồng đặc trưng của tỏi. Các chất này được cất giữ trong các túi dầu nằm sâu trong tép tỏi.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy trong tỏi nhiều vitamin, khoáng chất (đặc biệt là Selen), các loại đường, acid amin…Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ hầu hết các tác dụng sinh học quý giá của tỏi đều do các chất sulfur tạo nên, đặc biệt là Allicin. Vì vậy việc trích ly được dầu tỏi có chứa các hoạt chất này, chuyển hoá alliin thành allicin và giữ ổn định chúng luôn là đề tài được giới khoa học trên thế giới quan tâm. Sau đây là những tác dụng quý giá mà dầu tỏi (chứa allicin và các chất sulfur đặc trưng) mang lại cho sức khoẻ con người.

Tỏi tía theo góc nhìn khoa học

Dầu Tỏi làm giảm Cholesterol xấu (LDL) trong máu

Dầu tỏi giúp làm giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu, các triglycerid và đặc biệt là LDL, 1 loại lipoprotein tỷ trọng thấp.

Đây là loại cholesterol xấu, khi chất này có mặt nhiều trong máu sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch, cản trở quá trình lưu thông của máu trong cơ thể, do đó dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và nặng hơn nữa là dẫn đến các cơn đột quỵ.

  • Allicin cũng như các hợp chất sulfur hữu cơ trong dầu tỏi có khả năng thu gom các cholesterol xấu này và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm không gây hại rồi thải loại ra ngoài bằng các con đường khác nhau.
Dầu tỏi làm sạch mỡ trong gan nhanh chóng

Allicin trong dầu tỏi có khả năng ức chế quá trình tổng hợp cholesterol ở gan, do ức chế men HMG – CoA reductase. Đây là một men có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp cholesterol trong gan.

Do đó, dầu tỏi có tác dụng ngăn chặn tích tụ mỡ trong các tế bào gan, làm sạch mỡ tích tụ trong gan nhanh chóng và tăng cường hoạt động chức năng gan.

  • Ngoài ra, dầu tỏi còn có tác dụng giãn mạch làm tăng lưu lượng máu tuần hoàn và lượng máu tưới cho gan, do đó giúp gan giải độc nhanh chóng.

Dầu tỏi làm giảm độ nhớt của máu, ngăn ngừa việc hình thành cục máu đông, giúp máu dễ dàng lưu thông trong cơ thể.

Allicin trong dầu tỏi và một chất chuyển hóa của nó Ajoene có tác dụng ức chế sự hình thành cục máu đông – nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nhồi máu cơ nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

  • Chất Ajoene đã được bác sĩ Eric Block, Đại học New York, phát hiện ra trong dầu tỏi.
  • Theo ông, chất này có công hiệu như Aspirin trong việc làm giảm sự đóng cục của máu, lại rẻ tiền mà ít tác dụng phụ không muốn.
  • Điều này cũng phù hợp với nhận xét của bác sĩ I.S. Menon ở miền nam nước Pháp, khi ngựa bị máu đóng cục ở chân thì nông gia đều chữa khỏi bằng cách cho ăn nhiều  tỏi và hành.

Bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ trong trại Pend-leton, California, cũng công bố là tỏi có chất ngừa đông máu do đó có thể làm máu lỏng và ngăn ngừa tai biến động mạch não, nhồi máu cơ tim vì cục máu đông. Ngay cả ông tổ của nền y học cổ truyền Ấn Độ Charaka cũng ghi là “tỏi giúp máu lưu thông dễ dàng, làm tim khỏe mạnh hơn và làm con người sống lâu. Chỉ vì mùi khó chịu của nó chứ không thì tỏi sẽ đắt hơn vàng”.

Các nhà thảo mộc học xưa kia cũng nói là tỏi làm máu loãng hơn.Tác dụng này diễn ra rất mau, chỉ vài giờ sau khi dùng tỏi, tuy nhiên tỏi chỉ làm giảm độ nhớt và làm loãng máu ở mức độ vừa phải, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn mà không gây ra tình trạng băng huyết chảy máu.

Dầu Tỏi chống cao huyết áp

Dầu Tỏi được dùng để trị bệnh cao huyết áp ở Trung Hoa từ nhiều thế kỷ trước đây. Bên Nhật Bản, giới chức y tế chính thức thừa nhận tỏi là thuốc trị huyết áp cao. Do tác dụng giảm mỡ trong máu, chống lão hoá thành mạch mạnh nên giúp thành mạch máu đàn hồi tốt hơn, máu lưu thông trong mạch dễ hơn, điều này góp phần làm giảm huyết áp.

  • Năm 1948, bác sĩ F.G. Piotrowski ở Geneve làm thế giới ngạc nhiên khi ông tiết lộ kết quả tốt đẹp khi dùng tỏi để trị cao huyếtáp.Theo ông, chất Allicin trong dầu tỏi làm giãn mở những mạch máu bị nghẹt hay bị co hẹp, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm.
  • Các nghiên cứu ở Ấn Độ và Đức cũng đưa đến kết quả tương tự.
  • Nhà sinh học V. Petkov thực hiện nhiều nghiên cứu ở Bulgarie cho hay chất Allicin trong tỏi tỏi có thể hạ huyết áp tâm thu từ 20-30 độ, huyết áp tâm trương từ 10 tới 20 độ.

Dầu Tỏi chống cao huyết áp 1

Dầu Tỏi chống cúm và ho dai dẳng do vi rút

Tỏi từ xa xưa đã được các bác sĩ nhiều nơi trên thế giới tin dùng trong việc giảm ho, phòng và và ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm, tiêu diệt các dịch bệnh do virut khác.

Trong dịch cúm ở Nga Xô Viết năm 1965, dân Nga đã tiêu thụ thêm trên 500 tấn tỏi để ngừa cúm. Trước đó, vào năm 1950, một bác sĩ người Đức đã công bố là dầu tỏi có khả năng tiêu diệt một số vi sinh có hại mà không làm mất những vi sinh vật lành trong cơ thể.

  • Bác sĩ Tarig Abdullah ở trung tâm nghiên cứu tại Tampa, Florida, công bố năm 1987 là tỏi sống và tỏi chế biến đều làm tăng tính miễn dịch của cơ thể với vi trùng, ngay cả HIV và làm giảm nguy cơ với bệnh ung thư. Cá nhân ông đã liên tục dùng mấy nhánh tỏi sống mỗi ngày từ năm 1973 và chưa bao giờ bị cảm cúm.
  • Từ năm 1950, bác sĩ J. Klosa bên Đức đã dùng tỏi để chữa lành những bệnh đau cuống họng, sổ mũi, ho lạnh. Ông vừa cho bệnh nhân uống vừa ngửi dầu tỏi.
  • Trong bệnh cảm cúm, bệnh nhân thường sưng cuống phổi, bị ho, sổ mũi. Bác sĩ Irvin Ziment, California, nhận thấy tỏi có thể làm giảm những triệu chứng trên, làm bệnh nhân bớt ho, long đờm, thở dễ dàng và không bị nghẹt mũi.
  • Các bác sĩ người Ba Lan trước đây dùng tỏi để trị bệnh suyễn và viêm phổi ở trẻ em.

Ngày này giới khoa học đã chứng minh Allicin với liều rất nhỏ trong không khí cũng có thể tiêu diệt hiệu quả vi rút cúm. Vi rút cúm “lang thang” trong không khí khi gặp các phân tử Allicin bay hơi từ tỏi sẽ lập tức bị tiêu diệt. Khả năng diệt vi rút của tỏi rất nhạy và không bị kháng lại. Điều này góp phần giải thích lý do người dân coi Tỏi là bùa phép trừ tà, treo trước cửa nhà hoặc đeo trước ngực phụ nữ mang thai để tránh quái thai (vì người xưa không biết rằng một trong những nguyên nhân gây quái thai là do sản phụ bị nhiễm cúm nặng trong giai đoạn mang thai.

Việc đeo túi tỏi trước ngực sẽ phòng chống cúm hữu hiệu khi mang thai và hạn chế sinh dị tật cho thai nhi). Việc treo tỏi trước cửa cũng sẽ là hạn chế nồng độ vi rút trong không khí, nhất là vi rút cúm, giảm nguy cơ ốm đau.

Khoa học ngày này đặc biệt nhấn mạnh việc dùng dầu tỏi trong phòng chống cúm, ho ở cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì trên 80% trẻ bị ho ban đầu là do vi rút, kháng sinh không có tác dụng trong giai đoạn này. Nếu trẻ bị ho mà cho dùng ngay dầu tỏi sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng viêm phế quản phổi, viêm phổi rất hiệu quả.

Dầu tỏi rất hữu dụng vì có khả năng thông phổi, ngăn sinh đờm và diệt vi rút mạnh nên rất có ích cho những người viêm xoang mãn tính. Các nhà khoa học cũng chứng minh trong các trường hợp điều trị viêm phổi nặng, dùng kháng sinh kết hợp với tỏi sẽ khỏi bệnh nhanh hơn hẳn, giảm chi phí điều trị.

Dầu Tỏi và ung thư

Đã có nhiều nghiên cứu cho rằng tỏi có khả năng trị ung thư trên động vật thí nghiệm và hiện nay người ta đang kiểm chứng xem liệu rằng khả năng trị ung thư của tỏi trên người có giống với trên động vật hay không.

  • Từ năm 1952, các khoa học gia Nga Sô Viết đã thành công trong việc ngăn chặn sự phát triển của một vài tế bào ung bướu ở chuột.
  • Thí nghiệm ở Nhật Bản cho hay tỏi có thể làm chậm sự tăng trưởng tế bào ung thư vú ở loài chuột và tỏi có chất chống oxy hóa rất mạnh để ngăn chặn sự phá hủy tế bào do các gốc tự do gây ra.

Tại viện Ung Thư M.D. Anderson Houston, các bác sĩ đã cứu một con chuột khỏi bị ung thư ruột già bằng cách cho uống chất sulfur trong tỏi. Được biết viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ đang đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu khả năng trị bệnh ung thư của hóa chất sulfur này.

Dầu Tỏi và ung thư 1

Dầu Tỏi giảm béo

Dầu tỏi với liều 300mg – 500mg một ngày (tương đương 6-10 viên) có tác dụng giảm béo bụng rõ rệt mà không gây hại cho cơ thể.

Sở dĩ như vậy là vì dầu tỏi ngăn cản sự hình thành mỡ trong gan mạnh, đồng thời kích thích các tế bào cơ thể tăng cường trao đổi chất làm tiêu hao năng lượng dư thừa.

Do cơ chế vừa ngăn cản sự hình thành mỡ ngay tại gan vừa tăng cường đốt cháy năng lượng nên dầu tỏi đặc biệt hiệu quả cho các trường hợp béo bụng, làm tiêu lớp mỡ vùng bụng vùng đùi nhanh chóng mà lại tạo ra nhiều năng lượng cho cơ thể, làm hết mệt mỏi.

Dầu Tỏi làm ấm người và tiêu thũng

Các chất Sulfur trong tỏi đặc biệt là Allicin có tác dụng chống toan máu, chống lại quá trình oxi hoá màng tế bào giúp tế bào hoạt động bình thường trở lại, do vậy làm ấm cơ thể lên. Khi tế bào hoạt động mạnh sẽ tiêu thụ nước dư thừa trong cơ thể và sản sinh ra nhiều năng lượng. Đây chính là lý do tại sao uống dầu tỏi thấy nóng người và khát nước.

  • Các trường hợp cơ thể nhiễm hàn lạnh, người thể hư hàn như sợ lạnh, chân tay lạnh, người bủng, mặt nhợt nhạt, béo bệu, ăn uống khó tiêu, đau đầu kinh niên, mất ngủ và ngủ không sâu, tiểu nhiều rất thích hợp với dầu tỏi.
  • Chỉ kiên trì dùng trong một đến hai tháng sẽ cải thiện rõ rệt các triệu trứng trên như người ấm lại, săn chắc hơn, ăn uống ngon hơn, hết đau đầu hoa mắt chóng mặt.
  • Những người thường xuyên dùng dầu tỏi sẽ thấy nhẹ nhõm và săn chắc, các bệnh mãn tính như đau khớp, viêm họng, cảm cúm… giảm hẳn, người có xu hướng trẻ lại.

Tỏi còn một số công dụng khác

Nghiên cứu mới đây ở loài chuột cho thấy tỏi có thể có tác dụng tốt trên các chức năng của não bộ, tăng trí nhớ và có thể nâng cao tuổi thọ.

Nhà thiên nhiên học La Mã Pliny viết rằng tỏi mà dùng với rượu vang thì con người làm tình rất điệu nghệ. Do đó dân chúng La Mã ăn nhiều tỏi và gọi đó là thuốc kích dục, gợi tình.

  • Theo bác sĩ Pavo Airola, một nhà chuyên môn dinh dưỡng tại Phoenix, Arizona-Mỹ, tỏi với các hóa chất sulfur của nó, có thể chữa bệnh khí thũng phổi làm khó thở, bệnh tiêu hóa kém, táo bón, cảm lạnh.
  • Các nghiên cứu của bác sĩ D Sooranna và I Das ở Luân đôn cho hay dùng tỏi khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ tiền sản giật (cao huyết áp và đạm chất trong nước tiểu ) và làm tăng cân nặng ở trẻ chậm lớn.
  • Và cuối cùng là một nghiên cứu ở Monnel Chemical Senses Center, Philadelphia, cho hay khi mẹ ăn tỏi, con sẽ bú sữa mẹ lâu hơn và nhiều hơn vì tỏi làm tăng khẩu vị em bé.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/toi-tia-theo-goc-nhin-khoa-hoc.html/feed 0