Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Thì là

Tên tiếng Việt: Thì là, Thìa là, Hạc sắt, Phắc si (Tày), Sài lò (Dao)

Tên khoa học: Anethum graveolens L.

Họ: Apiaceae (Hoa tán)

Công dụng: Chữa ho, lợi sữa, thông tiểu, bụng đầy trướng, nôn mửa, đau bụng, đau răng; cũng dùng chữa viêm thận, sỏi thận,sỏi bàng quang, huyết áp cao và chữa xơ cứng động mạch.

 

A. Mô tả cây

  • Cây thảo, sống hằng năm, cao 0,8-1m, có khi hơn. Thân nhẵn, mọc đứng, phân cành, có khía dọc.
  • Lá mọc so le, cuống dài, bẹ rất phát triển, phiến xẻ 3 lần lông chim thành những thùy nhỏ hình sợi dài 10-20mm, rộng 0,5mm, lá ở ngọn tiêu giảm và không có cuống.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành tán kép có cuống chung dài, chia 10-15 nhánh, mỗi tán nhỏ có 20-40 nhánh con, không có tổng bao và tiểu bao; hoa màu vàng; đài có răng rất ngắn; tràng cong gập vào trong; nhị xen kẽ với cánh hoa; bầu hạ có 2 lá noãn dính nhau.
  • Quả hình trứng, có 3 cạnh dọc lồi.
  • Mùa hoa quả: tháng 1-3.

Bộ phận dùng:

Quả, thu hái khi chín, phơi khô

B. Phân bố, thu hái và chế biến

  • Thìa là được trồng khắp nơi ở nước ta nhưng chủ yếu chỉ để lấy lá ăn, thường nấu với cá. Làm thuốc chỉ dùng quả. Nhưng thường nước ta không thu hái quả làm thuốc, gần đây đã dùng quả làm hương liệu cho chè uống.
  • Tại các nước Trung Á, sau lan sang châu Âu người ta trồng và lấy quả làm thuốc. Trước đây Pháp mua về dùng và bán sang ta, trong khi cây mọc ở ta nhưng không dừng. Quả hái về phơi khô là được

C. Thành phần hóa học

Phần ăn được của cây thì là chứa nước, carbohydrat, chất béo, chất xơ, acid ascorbic.

Hàm lượng tinh dầu chiếm 0,1-1,5%. Thành phần chù yếu trong tinh dầu là d.limonen, phellandren, 40-60% d.cacvon, một ít paraffm. Trong tinh đầu thì là của Ấn Đô còn chứa dillapiol. Theo Schimmel, tinh dầu thì là của Tây Ban Nha chỉ chứa có 20% cacvon, không có limonen, chỉ có phelandren.

D. Tác dụng dược lý

Thì là có tác dụng hạ đường máu trong thử nghiệm trên động vật bình thường và động vật gây đái tháo đường thực nghiệm.

E. Tính vị công năng

Thì là có vị cay, tính ấm, có tác dụng ấm tỳ vị, giải độc thức ăn, lợi tiêu hóa

F. Công dụng

  • Thì là được dùng trong y học cổ truyền thay tiểu hồi để giải độc thức ăn tanh hôi, giúp tiêu hóa, chữa nôn.
  • Quả thìa là (nhân dân vẫn gọi nhẩm là hạt thìa là) được đùng làm thuốc kích thích trung tiện, lợi sữa. Còn dùng chữa đau bụng của trẻ em.
  • Dùng dưới hình thức nước cất quả thìa là: Mỗi ngày uống 50-100g để giúp sự tiêu hóa. Hoặc dưới dạng thuốc pha: 4-8g trong 1 lít nước. Nếu dùng tinh dầu thì mỗi ngày 250mg đến 1 g, nhỏ vào đường hay nước đường mà uống.
  • Trong công nghiệp hương liệu, quả thì là được dùng phối hợp với một số quả khác như mùi, để làm thơm chè.

 

Cập nhật: 03/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Cò ke

Hương lâu

Việt quất

Hoàng liên ô rô

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu