Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Thiên đầu thống

Tên tiếng Việt: Thiên đầu thống, Trường xuyên hoa, Ong bầu, Tâm mộc

Tên khoa học: Cordia obliqua Willd.

Tên đồng nghĩa: Cordia myxa L.

Họ: Borraginaceae (Vòi voi)

Công dụng: Bệnh đường tiết niệu, phổi, lá lách, nhuận tràng (Quả). Đầy hơi, sốt (Vỏ). Ung nhọt, đau đầu, thiên đầu thống (Lá). Thấp nhiệt ỉa chảy, viêm nhánh khí quản cấp và mạn tính, đau dạ dày, ruột

 

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hóa học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Cây gỗ, cao 8-10m, cành màu trắng nhạt. Lá dai, mọc so le, hình bầu dục, dài 7-15cm, rộng 5-8cm, mép khía răng cưa thưa, uốn lượn, lá non có lông tơ màu hung, lá già nhẩn ờ mặt trên, nhưng có lông ỏ mặt dưới. Lá đôi khi bị một loài sâu bọ ký sinh, gây ra những mụn nhỏ.
  • Hoa nhỏ, trắng, mọc thành xim bọ cạp dài 10cm ở kẽ lá. Quả hạch, hình trứng, nhẵn, khi chín có màu vàng hồng nhạt, trong có cơm nhầy và 2-4 hạch. Mùa hoa tháng 4-5 mùa quả tháng 9-10.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mọc hoang dại ở vùng rừng núi, có nơi trồng để lấy bóng mát, quả cho chất nhựa dính, nhưng nhựa này sau một thời gian sẽ mất dính.
  • Làm thuốc, người ta dùng lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô. Một số nơi còn dùng vỏ thân, hạt, rễ.

Thành phần hóa học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu.

Công dụng và liều dùng

  • Nhân dân thường dùng lá chữa bệnh thiên đầu thống, do đó gọi tên. Ngày dùng 6-16g lá khô dưới dạng thuốc sắc. Đồng thời dùng lá tươi giã nát đắp lên bên thái dương đau nhức.
  • Quả, vỏ cây dùng làm thuốc nhuận và bổ, kém ăn và chữa sốt.
  • Lá còn dùng ngoài giã nát đắp lên những nơi viêm tấy, đau nhức.

Cập nhật: 13/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Hồng

Thảo đậu khấu bắc

Liễu bách

Thành ngạnh

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑