Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Thông Đất

Tên tiếng Việt: Thông đất, Thạch tùng nghiêng

Tên khoa học: Lycopodiella cernua (L.) Pic.

Tên đồng nghĩa: Lycopodium cernuum L.

Họ: Lycopodiaceae (Thông đất)

Công dụng: Tê thấp, ho, lợi tiểu, sót rau (cả cây sắc uống).

 

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố sinh thái
  • Thành phần hóa học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thông Đất 1

Cây Thông Đất

Mô tả

  • Cây thảo, sống lâu năm, mọc ở đất, cao 30-50cm. Thân hóa gỗ hình trụ, hơi có rãnh, lúc đầu mọc bò ngang, bén rễ ở những mấu, sau mọc đứng và phân cành.
  • Lá nhỏ, hình dải, hướng lên, xếp theo đường xoắn ốc, chỉ có 1 gân.
  • Bông hình trụ, màu nâu nhạt, mọc thõng xuống ở đầu cành, mang nhiều lá bao tử hình tam giác, đầu nhọn; túi bào tử nằm ở kẽ lá bào tử, gần hình cầu, mở thành hai mảnh không bằng nhau; bào tử rất nhỏ.
  • Mùa sinh sản: tháng 3-7.

Phân bố sinh thái

Chi Lycopodium L. gồm các loài là thân thảo, phân bố rải rác từ vùng ôn đới ấm đến vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam gầm 10 loài.

Trên thế giới, thông đất chỉ thấy ở 1 số nước châu Á như Trung Quốc, Mianma, Lào, Ấn Độ, Việt Nam,…
Ở Việt Nam, thông đất phân bố ở các tỉnh miền núi và trung du, cây thường mọc lẫn với các loại cây bụi và cỏ thấp trong các quần hệ thực vật ở đồi, ven rừng, bờ nương rãy, ven đường đi.

Thông đất là cây chịu hạn tốt, có thể mọc được trên nhiều loại đất, kể cả đất chua, khô cằn sỏi đá. Với khả năng mọc chồi khỏe mạnh từ thân rễ, cây dễ dàng tạo thành đám lớn, có tác dụng chống xói mòn.

Thông đất sinh sản bằng bào tử, bào tử phát tán nhờ gió và nước.

Bộ phận dùng:

  • Toàn cây, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc dùng khô.

Thành phần hóa học

Thông đất chứa 1 alcaloid (cernum) và 1 lượng nhỏ nicotin.

Tác dụng dược lý

Thông đất có tác dụng ức chế một số vi khuẩn, còn có tác dụng lợi tiểu, chống co thắt và giảm đau.

Tính vị, tác dụng

Thông đất vị ngọt, hơi đắng, tính bình vào các kinh can, tỳ, thận, có tác dụng khu phong thấp, thư kinh lạc, hoạt huyết, chỉ huyết, thanh can, minh mục, tiêu viêm.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Trong y học cổ truyền, thông đất được dùng chữa phong thấp, tê đau, viêm gan cấp tính, kiết lỵ, mắt đỏ, nôn ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu mũi, vết bỏng

Liều dùng:

  • Ngày 6-15g cây khô hoặc 30-60g cây tươi, sắc nước uống. Dùng ngoài, rửa vết thương bằng nước sắc hoặc dùng bột rắc.

Phụ nữ mang thai không được dùng.

Bài thuốc có thông đất

  • Chữa kiết lỵ: Thân và lá thông đất (tươi) 30-60g, đường đỏ 15g. Sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày.
  • Chữa hư lao, ho, nôn ra máu, tiểu tiện khó, di tinh: Thông đất 30g, dạ dày lợn khoảng 50g. Nước vừa đủ, ninh nhừ trong 2 giờ, mỗi ngày ăn 1 lần
  • Chữa mụn nhọt: Thông đất sao khô, nghiền thành bột, thêm dầu vừng, băng phiến. Trộn đều bôi tại chỗ.

Cập nhật: 26/05/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Bọ mắm rừng

Đậu đỏ

Dế dũi

Rau má lá rau muống

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑