Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Tổ điểu

Tên gọi khác: Tổ chim, tổ phượng, tổ quạ, thiết giác

Tên khoa học: Asplenium nidus L.

Tên đồng nghĩa: Neottopteris nidus (L.) J. Sm.

Họ: Tổ điểu (Aspleniaceae)

Công dụng: chữa nhức đầu, chữa bệnh ở da đầu, bệnh về tóc, rụng tóc, chữa bong gân, sai khớp.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Dương xỉ sống bám trên các cây to. Thân rễ ngắn có nhiều rễ phát triển thành chùm đan lại thành búi lớn phẳng nom như tổ chim, có tác dụng giữ mùn.
  • Lá mọc thẳng từ thân rễ xếp hình hoa thị, có cuống rất ngắn phủ nhiều váy dài ở gốc, phiến lá to, dày, hình ngọn giáo dài 30 – 70 cm, rộng 5 – 10 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên, gần giữa lồi rõ, gân bên sát nhau, liên kết lại ở gần mép lá.
  • Ở túi bào tử mỏng, xếp chéo góc với gân chính và song song với gân phụ ở mặt dưới lá. Bào tử hình trái xoan, màu vàng sáng.
  • Mùa sinh sản: tháng 3 – 5.

Phân bố, sinh thái

Trên thế giới, tổ điểu phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, bao gồm Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Lào, Việt Nam và phía nam Trung Quốc.

Tổ điểu thường phụ sinh trên thân cây gỗ, ít khi thấy trên đá, ở rừng kín thường xanh ẩm.

Bộ phận dùng:

Toàn cây

Tính vị, công năng

Theo Trung Quốc dược dụng bào tử thực vật”, tổ điểu có vị đắng, tính ôn, có tác dụng cường gân tráng cốt, hoạt huyết khư ý, lợi thuỷ thông lâm [Trung được từ hải, tập III, 1997, t.656).

Công dụng

Nhân dân dùng lá tổ điều sắc uống để chữa nhức đầu, hoặc sắc lấy nước gội đầu để chữa bệnh ở da đầu, bệnh về tóc, rụng tóc.

Cũng dùng để chữa bong gân, sai khớp. Theo “Tân hoa bản thân cương yếu”, nhân dân Trung Quốc dùng tổ điểu khi bị đòn ngã tổn hương, gãy xương, nhức đầu, liệt dương, bệnh lậu. Dùng trong, ngày 15g toàn cây, sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài với liều thích hợp.

Cập nhật: 27/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Rung rúc

Bản xé thơm

Bầu giác tía

Bí kỳ nam

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑