Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Trang nước

Tên tiếng Việt: Trang nước, Thủy nữ

Tên khoa học: Nymphoides indicum (L.) Kuntze

Tên đồng nghĩa: Menyanthes indica L., Limmanthemum indicum (L.) Griseb.

Họ: Trang (Menyanthaceae)

Công dụng: chữa sốt nóng rét, sưng tấy.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Thành phần hoá học
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây thảo, mọc nổi trên mặt nước. Thân dài khoảng 0,3m, không phân nhánh, bén rễ ở những mấu.
  • Lá mọc so le, dài 10 cm, rộng 10 – 25 cm, hình tim tròn, đầu tù, gân toả hình chân vịt không rõ, mép nguyên, có cuống.
  • Cụm hoa nhỏ mọc ở nhọn thân; hoa màu trắng, có cuống dài, đài có 5 răng nhỏ, tràng hình bánh xe, có ống ngắn, 5 cánh có viền tua ở mép mặt trong.; nhị 5, đính ở ống tràng; bầu 1 ô, đầu nhụy chia 2 thùy rộng.
  • Quả nang, dài khoảng 1,2 cm, hạt nhiều, dày, hình thấu kính.
  • Mùa hoa: tháng 9 – 10, mua quả: tháng 11-12.

Phân bố, sinh thái

Họ Menyanthaceae chỉ có 2 chi là Nymphoides Hill (6 loài) và Villarsia Vent. (1 loài) ở Việt Nam. Trang là loại cây nhiệt đới, phân bố rộng khắp ở Ấn Độ, các nước Đông – Nam Á, Australia và cả phía nam Trung Quốc.

Ở Việt Nam, trang cũng phân bố khắp các địa phương, từ vùng núi thấp, đến trung du và đồng bằng. Trang thuộc cây thuỷ sinh, thường sống ở mỗi trường nước nóng và lặng, trong các đầm phả, ao hồ, ruộng nước hoặc kênh mương. Khi nước cạn, cây có thể tồn tại một thời gian trên lớp bùn nhão.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Thành phần hoá học

  • Cây có chứa nhóm ceton như rutin, Isoquercitrin, L-arabinopyranosa (1 – 6) D – glucopyranosa – 3 – quercetin.
  • Ngoài ra còn có các triterpen như các acid ursolic, betulinic, oleanolic, β – amyrenol và β – sitosterol.

Tính vị, công năng

Cây trang nước có vị ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu tiện.

Công dụng

Cây trang nước được dùng chữa sốt nóng rét, giã cây tươi vắt lấy nước cốt uống.

Để trị đơn độc sưng tấy, dùng lá tươi giã lấy nước uống, bã đắp chỗ sưng.

Dược liệu khác

Sương sáo

Thanh cao

Thồm lồm gai

Nhân trần tía

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Mục lụcĐặc điểm mô tảPhân bốThành phần hóa họcTác dụng dược ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Mục lụcThông tin khoa họcMô tả câyPhân bốBộ phận dùngThành p...
Sâm cau

Sâm cau

Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân ...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑