Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Xích thược

Tên tiếng Việt: Xích thược

Tên khoa học: Paeonia spp.

Họ: Paeoniaceae (Mẫu đơn)

Công dụng: Liễm âm, ích huyết, xích thược có năng lực tán tả hành huyết.

 

Xích thược Radix Paeoniae rubrae là rễ phơi hay sấy khô của 3 loài Thược dược :

  1. Thược dược (Paeonia lactiflora Pall.) đã mô tả ở trên. Nhưng là loài Thược dược mọc hoang, củ nhỏ bé hơn dùng chế thành xích thược
  2. Thảo Thược dược (Paeonia obovata Maxim.). Cây này cũng mọc hoang, rễ phát triển thành củ có vỏ màu nâu đỏ.
  3. Xuyên xích thược (Paeonia veitchii Lynch). Tất cả xích thược đều do cây mọc hoang cung cấp, vào các tháng 3-5 hay các tháng 5-10 đào về, trừ bỏ thân rễ và rễ nhỏ, chia thành từng rễ to nhỏ riêng biệt, rửa sạch đất cát; phơi khô là được

Thành phần hóa học

Như Thược dược: có tinh bột, tanin, nhựa chất nhầy, chất đường, sắc tố và axit benzoic. Tỷ lệ axit benzoic trong xích thược thấp hơn bạch thược (0,92%)

Công dụng và liều dùng

Như Thược dược, nhưng trong sách cổ người ta cho rằng: bạch thược thì bổ huyết, đỏ thì hành huyết. Vì vậy bạch thược bổ, xích thược tả, bạch thược thu liễm, còn xích thược thì tán (theo Mậu Hy Ung)
Một tác giả khác là Hoàng Cung Tú nói: “Xích thược và bạch thược chủ trị giống nhau, nhưng bạch thược có sức liễm âm, ích huyết, xích thược có năng lực tán tả hành huyết”

Đơn thuốc có xích thược:

  • Chữa chảy máu cam: xích thược tán nhỏ. Mỗi lần uống 6-8g
  • Chữa băng huyết bạch đới: xích thược, hương phụ hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Mỗi lần uống 6-8g. Ngày uống 2 lần. Uống trong 4-5 ngày.

Cập nhật: 13/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Cúc tần

Đinh hương

Nghể chàm

Cau đất

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu