Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Xoay

Tên tiếng Việt: Xoay, Xây, Xay, Kiến kiên.

Tên khoa học: Dialium cochinchinense Pierre

Họ: Caesalpiniaceae (Vang)

Công dụng: Bổ, giải khát, chữa ỉa chảy cho trẻ em (Quả).

 

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hóa học
  • Nơi sống và thu hái
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây to, thường xanh, cao 30 – 35 m, tán hình ô, phân nhiều cành. Thân hình trụ thẳng, gốc có bạnh vè to rộng, cao đến 3 m. Cành non mảnh hơi có rãnh, 4 cạnh có lông. Vỏ nhẵn, màu trắng xám.
  • Lá kép một lần lông chim lẻ, mọc so le, 5 – 7 lá chét hình trái xoan, dài 4 – 7 cm, rộng 1,5 – 3,5 cm, gốc tròn, đầu có mũi tù, hai mặt nhẵn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùy dài 20 – 30 cm, có lông màu vàng; hoa nhỏ màu trắng, nhị 2.
  • Quả đậu, hình trứng, dài 1,8 – 2 cm, rộng 1,3 – 1,5 cm, phủ lông mịn màu nâu hoặc nâu xám; vỏ quả ngoài mỏng, giòn dễ vỡ, vỏ quả giữa mềm và xốp như bột, có vị chua ngọt như cơm quả me, vỏ quả trong là lớp màng dai; hạt 1, hơi dẹt có vỏ cứng, màu vàng nâu hồng và một đường văn nhạt.

Phân bố, sinh thái

Cây xoay chủ yếu thấy phân bố ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, bao gồm Mi-an-ma, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây phân bố từ vùng rừng Tây Nghệ An, Hà Tĩnh đến Đồng Nai và Bình Dương. Những tỉnh có nhiều cây xoay nhất là Quảng Nam (huyện Phước Sơn, Trà My), Quảng Ngãi (Sơn Hà, Trà Bồng), Bình Định (Vĩnh Thạnh), Gia Lai (vùng tiểu cao nguyên An Khê), Kon Tum (Sa Thầy)…

Cây xoay thường mọc ở kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới, hoặc rừng nửa rụng lá đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ rừng kín thường xanh sang rừng thưa cây họ Dầu (Dipterocarpaceae); độ cao đến 800 m.
Cây thường mọc lẫn với nhiều loài cây gỗ lớn khác thuộc các chi Pterocarpus Jacq., Terminalia L., Stereospermum Cham., Altingia Noronha, Dalbergia L. f. và Dipterocarpus Gaertn. f… trên đất ba-zan hay phù sa cổ, dọc theo các sườn núi tiếp giáp với các bờ sông suối. Cây xoay cũng với những loài cây gỗ trên thường tạo nên tầng lập tán hoặc tầng vượt tán cao tới 35 m của rừng mưa. Cây xoay ưa sáng, nhưng trước khi vươn tới tầng tán, lại có khả năng chịu bóng tốt, ra hoa quả nhiều hàng năm, nhưng lượng cây con tái sinh dưới tán rừng có cây mẹ thường rất ít. Trong khi đó, ở các loại hình rừng thưa xen kẽ cây họ dầu, hạt giống xoay này mầm tốt hơn (có thể tới 50% lượng gieo giống) (Vũ Văn Dung et al., 1996). Hạt xoay có thể này mầm tụt nhiên sau 50 tuần lễ; trong vòng 5 – 7 tuần đầu, cây sinh trưởng chậm, mỗi năm cao được 0,48 – 0,50 m và đường kính 1,25 – 2,0 cm.

Cây xoay cho gỗ tốt (nhóm I), lúc đầu màu vàng đậm sau chuyển sang màu đỏ nâu, được dùng làm nhà cửa, đóng đồ gia dụng vì không bị mọt mọc, cong vênh. Quả xoay chín ăn được, hằng năm nhân dân các địa phương trên thường vào rừng thu hái bằng cách tuốt cành, đưa về thành phố để tiêu thụ. Gỗ xoay ở Việt Nam đã bị khai thác nhiều và được đưa vào Sách Đỏ từ năm 1996 để cảnh báo. Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Cha Rang ở tỉnh Kon Tum được thành lập chủ yếu là để bảo vệ loài cây gỗ quý này.

Bộ phận dùng

Vỏ, gỗ thân và quả.

Thành phần hóa học

Trong vỏ quả có tới 13% chất gôm. Thủy phân chất gôm này cho glucoza, fructoza và arabinoza.

Trong thân và lá có một ít ancaloit (Theo Hệ dược của Viện Y học Bắc Kinh, 1958).

Nơi sống và thu hái

Cây của miền Ðông dương, mọc trên đất ẩm trong rừng và savan, ở độ cao 500-1600m, từ Nghệ An trở vào Nam. Thu hái vỏ quanh năm.

Tính vị, tác dụng

Vỏ dày 6-8mm, màu đỏ sẫm, có nhựa đỏ, chứa tanin, vị chát, có tác dụng thu liễm, diệt ký sinh trùng.

Công dụng

Quả xoay ăn ngon, được trẻ em và phụ nữ ưa thích vì cơm quả có mùi vị như quả me chín làm ô mai. Quả tươi được bày bán ở các chợ Tây Nguyên, miền Trung và Đông Nam Bộ vào mùa quả chín. Cao cơm quả xoay có tác dụng nhuận tràng.

Cách làm cao như sau:

Lấy 100 g cơm quả xoay nghiền nát với nước. Lọc, dùng dịch lọc cô với lửa nhỏ đến khi thành cao mềm. Ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 8 g.

Ở một số vùng Tây Nguyên, những người cao tuổi lấy quả xoay chín, bóc vỏ lấy cơm ngâm với rượu 25 – 30°, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ trước bữa ăn để làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon.

Theo tài liệu nước ngoài, vỏ thân cây xoay có tác dụng làm săn, chữa tiêu chảy ở trẻ em và bệnh nấm da (ringworm). Gỗ thân cây xoay phối hợp với một vài loài muồng (Cassia), được chế thành dạng chế thuốc, uống chữa bệnh mày đay.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Quả xộp là một vị thuốc nhân dân dùng từ lâu đời. Các sách cổ Thần nông bản thảo, Bản thảo cương mục đều có ghi.

Theo các tài liệu cổ và kinh nghiệm nhân dân, quả xộp là một vị thuốc bổ, chữa được di tinh, liệt dương, đau lưng, lỵ lâu ngày, thổ huyết (giải độc), tiểu đường, tan sỏi. Vùng Quảng Đông, Quảng Tây người ta dùng quả này phơi khô với tên vương bất lưu hành, một vị thuốc có tác dụng thông tia sữa.

Có thể làm mứt để ăn.

Liều dùng: Ngày uống 3 – 6 g. Có thể uống tới 20 – 30 g dưới dạng thuốc sắc hoặc chế thành cao mà ăn.

Cành và lá chữa mụn nhọt, thông đại tiện, tiêu tiểu, lợi sữa.

Ngày dùng 8 – 16 g dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu cao.

Đơn thuốc có quả xộp

Thuốc bổ chữa đau xương đau người:

1. Cao quả xộp: Quả xộp thái nhỏ, nấu với nước, lọc bã, cô đặc thành cao. Ngày uống 5 – 10 g chữa các chứng đau xương, đau người của người già, còn làm thuốc bổ, thuốc điều kinh, giúp sự tiêu hóa.

Có thể dùng dây và lá phơi khô nấu cao.

2. Rượu bổ chữa di tinh, liệt dương:

Rượu cây xộp: Cành lá phơi khô 100 g, đậu đen 50 g, ngâm vào 250 ml rượu, trong 10 ngày lọc lấy rượu mà uống. Khi uống có thể pha thêm đường làm thuốc bổ, chữa đau lưng, đau người, di tinh, liệt dương. Ngày uống 10 – 30 ml rượu một lần.

Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

Vỏ cây thường dùng ăn trầu thay Chay.

Ở Campuchia, nó thường được dùng phối hợp với vỏ cây Muồng xiêm và Muồng chét để trị bệnh Tôkêlô. Cũng được dùng trị ỉa chảy cho trẻ em.

Gỗ cây dùng phối hợp với gỗ Trắc, Muồng xiêm, Muồng trâu, Muồng chét… để trị bệnh mày đay. Người ta dùng các vị thuốc đã thái nhỏ đem sắc nước uống ngày 4-5 bát để giúp cho việc bài xuất các chất trong ruột.

Quả Xây ăn được, có vị chua.

Nguồn: 3033 Cây thuốc đông y Tuệ Tĩnh

Cập nhật: 02/07/2025

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Hòe biển

Hoàng đằng

Lúa

Bạch biển đậu

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑