Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ

Cây vú bò

Tên tiếng Việt: Vú bò, Vú chó, Óc chó, Ba ngạc, Sung ba thùy, Hoàng kỳ nam

Tên khoa học: Ficus heterophylla L.f.

Họ: Moraceae (Dâu tằm)

Công dụng: là một vị thuốc bổ, dùng cho những người hư lao, bạch đới, khí hư, tắc tia sữa. Còn dùng ngâm rượu chữa phong thấp.

 

A. Mô tả cây 

  • Vú bò là một cây nhỏ, thuộc thảo cao 1-2m, sống lâu năm, cành thưa. Lá mọc so le, phiến lá chia 3-5 thùy, có khía răng cưa. Mặt lá nháp, gân nổi rõ. Hoa mọc ở nách lá.
  • “Quả” thực ra là cụm hoa đặc biệt, gồm đế cụm hoa lõm hình cái chén gần kín miệng, ở trong chứa hoa. Quả thật thuộc loại quả hạch con, chứa trong đế cụm hoa (mà ta vẫn gọi nhầm là hạt), hình cầu, đường kính 10mm, đầu quả có một núm nhỏ màu đỏ giống như đầu vú con bò hay con chó do đó có tên (đừng nhầm với dây vú bò là loại dây leo còn có tên là hà thủ ô trắng). Toàn cây có nhựa mủ trắng .

B. Phân bố, thu hái và chế biến 

Thường mọc hoang ở khắp những vùng đồi núi nước ta. Người ta dùng rễ, nhựa mủ và toàn cây. Thường rễ đào về, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Có khi sao vàng hay tẩm mật sao cho thơm. Có khi nấu thành cao đặc mà dùng.

C. Thành phần hóa học 

Acid hữu cơ, acid amin; các chất triterpen, alcaloid và coumarin.

D. Công dụng và liều dùng 

  • Vú bò là một vị thuốc dùng theo kinh nghiệm dân gian. Nhân dân coi đây là một vị thuốc bổ, dùng cho những người hư lao, bạch đới, khí hư, tắc tia sữa. Còn dùng ngâm rượu chữa phong thấp.
  • Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Mỗi lít rượu ngâm 100-200g rễ sao vàng, mỗi ngày uống 15-20ml rượu này.

Bài thuốc có cây vú bò dùng trong dân gian

  • Chữa ngã bị ứ huyết, ngực bụng, đau nhức, hòn cục: Toàn cây vú bò giã nát, thêm rượu và ít muối, sao nóng đắp lên nơi đau.
  • Chữa đầy trướng, không tiêu, mặt vàng, kém ăn: Ô long vĩ (bồ hóng bếp rây nhỏ), nhựa mủ cây vú bò vừa đủ để làm thành viên, viên to bằng hạt nhãn. Mỗi ngày uống 1 viên; dùng nước sắc gừng mà chiêu thuốc.
  • Chữa đau phong thấp: Rễ vú bò 60g, móng giò lợn 250g, rượu 60g. Thêm ít nước, sắc còn nửa bát, chia làm 2 lần uống trong ngày cách nhau 4-6 giờ.

Dược liệu khác

Cây đậu xanh

​​​​​​​Cây Giun

Cây kỷ tử (Khởi tử)

Trâu cổ

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Cò ke

Cò ke

Cò ke - có tác dụng chữa ho, sốt rét, trị rối loạn tiêu hóa...
Ô Đầu và Phụ Tử

Ô Đầu và Phụ Tử

Ô đầu và phụ tử đều do rễ củ của một cây cung cấp, do chế bi...
Thanh cao hoa vàng

Thanh cao hoa vàng

Cây sống lâu năm. Mọc hoang thành từng đám ở vùng đồi núi ve...
Đậu mèo

Đậu mèo

Dây leo sống hàng năm, có thân khía dọc mang nhiều lông màu ...
Dương địa hoàng

Dương địa hoàng

Cây thảo lớn, sống 2 năm, cao 0,5-1,5m tạo thành trong năm đ...
Dưa gang tây

Dưa gang tây

Dây leo có thân hình 4 cạnh. Lá mọc so le, nhẵn, hình tim, d...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu