Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Cọ dầu

Tên tiếng Việt: Cọ dầu, Cọ dừa, Dầu dừa

Tên khoa học: Elaeis guineensis Jacq.

Họ: Palmaceae (Dừa)

Công dụng: Thuốc lợi tiểu, nhuận tràng.

 

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hóa học
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Cọ dầu là một loại cây mọc đơn độc, cao 5 -15m.Thân thẳng đứng,có nhiều gai do cuống lá rụng để lại. Đường kính thân có thể từ 0,30 đến 0,60m.
  • Lá mọc tập trung ở đầu thân, dạng lông chim, mềm, màu lục bóng, cuống lá có gai do các lá chét biến đổi, phiến lá chét mỏng, mềm dài, nhọn đầu. Cây đã trưởng thành có thể thấy hai chùm vòng lá: 8 vòng bò ngả này và 13 vòng ngả khác. Nếu vòng lá gồm 8 lá bò theo chiều kim đồng hồ thì vòng 13 lá bò theo chiều ngược lại. Chiều dài của tàu lá đạt tới 7-8m. Hoa đơn tính cùng gốc.
  • Cụm hoa dày đặc, cuống chung ngắn, nên hoa quả thường ở sâu trong bẹ các lá già, áp sát thân. Hoa đực ở sâu trong những hố nhỏ của cuống chính. Hoa cái mọc ở kẽ các lá bắc có gai.
  • Quả hình trứng, màu vàng hay đỏ, có vỏ quả ngoài mỏng, bóng nhẵn, vỏ quả giữa nhiều sợi và có dầu, vỏ quả trong cứng, mỏng, có lỗ ở đầu quả.
  • Hạt có nhiều dầu. Một buồng quả nặng tới 10-20kg, gồm từ 1.000 đến 2.000 quả chứa từ 1 đến 3 hạt.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cọ dầu vốn nguồn gốc châu Phi, mọc hoang hay được trồng ở vùng ven biển phía tây châu Phi từ Ghinê đến Côngô. Nước sản xuất nhiều nhất ở châu Phi là Nigiêria. Hiện nay đã được phổ biến trồng ở nhiều nước nhiệt đới châu Á và châu Mỹ như Malaysia, Inđonexia và Braxin.

Cọ dầu cho hai loại dầu:

1. Dầu quả cọ ép từ quả chín. Thường tiến hành ép tại chỗ, có khi người ta cho lên men rồi đun với nước cho dầu nổi lên rồi vớt. Hiệu suất thu được từ 65 đến 70% vỏ quả giữa.

2. Dầu nhân cọ quả cọ hái về được phơi rồi thu lấy nhân (nếu vận chuyển đi xa thì để nguyên cả vỏ quả trong và nhân). Sau đó tiến hành ép tại chỗ hoặc vận chuyển đến nơi ép tập trung. Có thể dùng dung môi để chiết. Năng suất dầu trong nhân từ 50 đến 55%.

Toàn thế giới hiện nay sản xuất khoảng 1 triệu tấn dầu quả cọ và khoảng 500.000 tấn dầu nhân cọ. Năm 1968 Nigiêria sản xuất 350.000 tấn dầu quả cọ, Malaixia 280.000 tấn, sau đến Côngô 210.000 tấn và Inđônêxia 180.000 tấn. Cùng năm 1968, Nigiêria sản xuất 225.000 tấn nhân, Malaixia 63.000 tấn, Côngô 105.000 tấn, Inđônêxia 42.000 tấn.

Ở Việt Nam, trước năm 1950, người Pháp đã đưa cọ dầu vào trồng thử nghiệm. Những vùng có nhiều cọ dầu hiện nay là Hương Sơn (Hà Tĩnh), Phú Hộ (Phú Thọ) và một vài nơi khác đều được trồng từ sau năm 1960. Cọ dầu là cây ưa sáng, thích hợp với vùng đất đỏ bazan, đất đồi và đất cát pha vùng ven biển. Cây có khả năng chịu được khí hậu khô nóng, nhưng không chịu được mùa đông lạnh kéo dài. Cây trồng ở Hà Tĩnh và các tỉnh miền Trung sau 4 – 6 năm bắt đầu có hoa cái. Mỗi cây có thể cho 1 – 4 buồng, mỗi buồng từ 1000 đến 2000 quả. Cây trồng ở tuổi thứ 12 hoặc 13, kéo dài đến 30 năm cho quả nhiều nhất.

Cách trồng cọ dầu tương tự như trồng cau ở nước ta. Trồng bằng quả già ở vườn ươm, sau 2,5 – 3 tháng thì giâm. Cây con được 1 – 2 năm tuổi mới đánh đi trồng.

Bộ phận dùng

Quả và hạt.

Thành phần hóa học

Quả cọ dầu chín chứa dầu 29%, chất xơ 8%, vỏ sành 30%, nhân 6%.

Dầu quả cọ (huile de palme) là một chất béo hơi đặc, có màu từ vàng cam đến vàng sẫm (do thành phần carote chứa trong dầu) … Khi mới ép xong, mùi không rõ rệt, nhưng để lâu rất chóng bị khét.

Thành phần chủ yếu của dầu quả cọ là glyxerit của các axit panmitic, oleic và linoleic. Tùy theo nguồn gốc, axit panmitic thay đổi từ 32-45%, oleic từ 38-52%, linoleic từ 5-11 %, ngoài ra còn stearic từ 2,2 đến 6,3%, myristk từ 0,6 đến 5,9%. Phần không xà phòng hóa được khoảng 0,3%, độ chảy 27-4205°C, độ đông đặc 3141°C, trọng lượng ở 15°C 0,920, chỉ số xà phòng hóa 199-202, chỉ số iôt 53,6-57,9.

Dầu nhân cọ (huile de palmiste) đặc ở 20°C, màu trắng vàng nhạt. Gồm glyxerit của những axit béo có trọng lượng phân tử thấp hơn như axit lauric, axit myristic, axit oleic, trong đó lau- ric chiếm 46-52%, myristic 14*17%, oleic 13- 19%, ngoài ra còn caprylic 3-4%, caproic 3-7%, panmitic 6-9%, stearic 1-2,5%, linoleic 0,5-2%.

Độ chảy 23-26°C, độ đông đặc 20-23oC, trọng lượng ở 15oC 0,952, chỉ số xà phòng hóa 241-255, chỉ số iốt 10-23,4.

Xem vậy ta thấy thành phần dầu nhân cọ gần như thành phần của dầu dừa.

Tính vị, công năng

Dầu quả và dầu hạt cọ dầu có vị béo, ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng.

Công dụng và liều dùng

Dầu quả cọ (huile de palme) được nhân dân châu Phi dùng làm dầu ăn và thuốc bổ dưỡng chữa bệnh thiếu vitamin A. Ngày uống 5ml, hoặc dùng dưới dạng chết biến thành các món ăn. dùng liều 15-20ml để nhuận tràng.

Ngoài ra còn dược dùng làm dầu thắp, làm dung môi chế thuốc, chế mỹ phẩm, xà phòng. Đây là một nguồn caroten: 400-600mg/kg dầu. Người ta còn dùng dầu quả cọ để chế macgarin.

Dầu nhân cọ (huile de palme) cũng cùng một công dụng như dầu quả cọ: Dầu ăn, chế xà phòng bột, thuốc gội đầu, tinh chế thành macgarin.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.

Cập nhật: 26/06/2025

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Sơn thù du

Hà thủ ô đỏ

Hoàng tinh

Tảo hưu

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑