Mô tả
- Cây cỏ, sống lâu năm, cao 30~80cm.
- Thân phân nhánh ở gốc cây.
- Mỗi nhánh ra 3 lá. Phiến lá nhỏ, hình trứng, dài 4~10cm, 2 bên có khía răng nhọn, vùng gốc 2 bên phiến lá không đối xứng, gốc cuống lá rộng.
- Cụm hoa hình tán kép, tán cứng, dài không bằng nhau. Hoa mầu trắng, cánh hình trứng ngược.
- Quả bế, hình tròn dài.
- Ra hoa vào tháng 4~5.
Thu hái
Vào mùa thu, phơi trong râm mát.
Thành phần hóa học
Trong Áp nhi cần có Mesityl Oxide, Isomesityl Oxide, Methyl Isobutyl Ketone, Terpinolene, Trans.
Vị thuốc Áp nhĩ cần
Tính vị, quy kinh : Vị đắng, hơi cay, tính bình, không độc.
Tác dụng, chủ trị :
- Chủ hàn nhiệt, trùng thú cắn, ong chích.
- Hóa đờm, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, giải độc.
- Trị phổi có đờm, phổi sưng có mủ, tiểu buốt, tiểu gắt, sán khí, răng đau do phong hỏa, mụn nhọt sưng đau.
- Trị sốt rét, ong đốt, rắn cắn, ngứa ngoài da, chấn thương.
- Dùng Áp nhi cần giã nát đắp ngoài trị ghẻ ngứa.
Liều dùng
- Uống trong : 20~40g.
- Đắp ngoài tùy dùng.
Bài thuốc có vị Áp nhĩ cần
Trị trẻ nhỏ phổi có đờm: Áp nhi cần 20g, Mã lan 16g, Diệp hạ hồng 12g, Dã du thái 12g. Sắc uống.
Trị áp xe phổi: Áp nhi cần 40g, Ngư tinh thảo 80g, Cát cánh 8g, Sơn khổ qua 8g, Đông quỳ căn 20g. Sắc uống.
Trị ho gà: Áp nhi cần, Địa hồ tiêu, Quyển bá đều 12g, sắc uống.
Trị trái rạ: Áp nhi cần, Hương hoàng đằng diệp, Kim ngân hoa diệp, Đan sâm, Náo dương hoa diệp. Lượng bằng nhau, tán bột. Dùng Liên tiền thảo, Tam bạch thảo nghiền nát, vắt lấy nước cốt, trộn thuốc bột bôi ngoài vết thương.
Trị lở ngứa: Áp nhi cần, sắc uống.