Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Kháo lông

Tên tiếng Việt: Rè hương, trúc sinh, hàn nhì thầu.

Tên khoa học: Machilus velutina Champ. ex Benth.

Họ: Lauraceae (Long não)

Công dụng: Vỏ kháo lông được dùng chữa viêm xoang miệng, viêm họng, viêm màng bồ đào, đòn ngã tổn thương, gãy xương, ngoại thương xuất huyết.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây gỗ nhỏ hoặc dạng bụi. Cành có lông.
  • Lá mọc so le, hình trái xoan hoặc bầu dục – thuôn, dài 7,5 – 12,5 cm, rộng 2,2 – 4,5 cm, gốc tròn, đầu thuôn thành mũi nhọn, mép thường gập xuống dưới, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông màu xám nhạt, gân lá nổi rõ; cuống lá dài 1 – 1,2 cm, có lông, có rãnh.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn và đầu cành thành chùy ngắn dạng xim, dài 2 – 3 cm hoặc hơn, phủ một lớp lông dày màu nâu nhạt; lá bắc dài, hẹp và có lông: bao hoa gồm 6 phiến có lông ở mặt ngoài, nhăn ở mặt trong, 3 phiên ngoài hơi hẹp hơn; nhị 9, 3 cái phía ngoài không có tuyến, chỉ nhị có lông ở gốc, 3 cái phía trong có 2 tuyến hình thận; bầu nhẵn, noãn hình trứng.
  • Quả mọng, đường kính 4 mm, khi chín màu đỏ tía.
  • Mùa hoa: tháng 10 – 12, mùa quả tháng 2 -3.

Phân bố, sinh thái

Chi Machilus Ness. có 21 loài ở Việt Nam, trong đó có 3 – 4 loài được dùng làm thuốc, kể cả loài kháo lông (Nguyễn Kim Đào, 2003). Kháo lông phân bố ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La, Hoà Bình, Quảng Trị… Trên thế giới có ở Trung Quốc và có thể cả Lào.

Kháo lông thuộc loài cây gỗ nhỡ, thường mọc rải rác ở ven rừng núi đá vôi hoặc núi đất. Cây cũng thấy trong các quần hệ thứ sinh trên đất sau nương rẫy hoặc đồi cây bụi. Cây mọc ở đồi cây bụi thường sinh trưởng kém, phân cành sớm và có chiều cao chỉ vài mét.

Kháo lông ra hoa quả hằng năm vào đầu mùa động, quả già tồn tại đến tận mùa xuân năm sau, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Gỗ thân khác lông dùng làm trụ mỏ và trong xây dựng, vỏ có chất nhớt dùng làm gôm và bột hương (nhang).

Bộ phận dùng: Vỏ.

Tính vị, công năng

Vỏ cây và vỏ rễ kháo lông có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, lợi hầu, chỉ huyết [Trung dược từ hải, 1996, tập 2, tr. 1593].

Vỏ cây có tác dụng tiêu viêm, giải độc [Lê Quý Ngưu, Trần Như Đức, 1995].

Công dụng

Vỏ kháo lông được dùng chữa viêm xoang miệng, viêm họng, viêm màng bồ đào, đòn ngã tổn thương, gãy xương, ngoại thương xuất huyết.

  • Vỏ cây và tinh dầu được dùng làm thuốc chữa cảm gió. Liều dùng 15 – 30g vỏ sắc uống. Dùng ngoài, bột vỏ cây kháo lông dùng uống hoặc phối hợp với lá tươi giã nát, làm thành bánh đập bỏ đi xương (liều dùng vừa đủ).
  • Bột vỏ kháo lông phơi khô, dùng làm nhang để thắp cho mùi thơm dễ chịu.
  • Gỗ rất tốt, không mối mọt, dùng để làm đồ gia đình. Dầu hạt dùng trong công nghiệp.

Cập nhật: 11/10/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Báo xuân hoa

Gấc nếp

Cất hơi

Sao đen

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑