Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Bầu đất

Tên tiếng việt: Bầu đất, Kim thất

Tên khoa học: Gynura procumbens (Lour.) Merr.

Tên đồng nghĩa: Cacalia procumbens Lour.

Họ: Asteraceae (Cúc)

Công dụng: Thuốc điều kinh, ho khạc ra máu, đái dắt, đái buốt, khí hư, bạch đới, điều kinh, trẻ em đái dầm, đổ mồ hôi trộm, đau thận (cả cây).

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng và liều dùng
Bầu đất 1

Hình ảnh cây bầu đất

  • Tên khác: rau lúi, khảm khon (Thổ), thiên hắc địa hồng, dày chua lè, chi angkam (Campuchia).
  • Tên khoa học: Gynura sarmentosa DC.
  • Thuộc họ: Cúc Asteraceae (Compositae).

Mô tả cây

  • Bầu đất là một loại cỏ có nhiều cành, thân rất nhẵn, trong như mọng nước. Lá hình trứng tròn hay tù ở đáy lá, nhọn ở đầu, hơi có răng nhỏ ở mép, dài 3-8cm, rộng 0,5-1,5cm, rất nhẵn, mọng nước, cuống ngắn. Phiến lá trên mặt màu xanh thẫm trông như đen, mặt dưới màu đỏ tím, do đó có tên: Thiên hắc, nghĩa là trời (ý nói mặt trên) có màu đen, địa hồng nghĩa là mặt dưới màu hồng.
  • Cụm hoa hình đầu màu vàng cam, mọc thành ngù kép, lá bắc ngoài hình sợi, dài 6mm, lá bắc phía trong 8-12 chiếc, dài 15mm, hơi khô xác ở mép.
  • Quả bế hình trụ, nhẵn, có 10 sống.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây bầu đất được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, từ Nam đến Bắc, miển núi cũng như miền xuôi.
  • Người ta dùng toàn cây, thường dùng tươi.

Tính vị, công năng

Bầu đất có vị cay, ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông kinh hoạt lạc, tiêu thũng, chỉ thống, tiêu viêm, giảm ho

Công dụng và liều dùng

  • Chỉ mới thấy dùng trong phạm vi nhân dân. Nhiều nơi nấu canh ăn như rau.
  • Thân và lá thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc để chữa sốt trong các bệnh sởi, scaclatin, kinh nguyệt không đều, thiếu máu, lỵ và những bệnh về thận.
  • Ngày dùng 30-40g hay hơn dưới dạng thuốc Chữa đau mắt; Lá rửa sạch, thêm vài hạt muối, sắc giã nhỏ đắp lên mắt đau.

Bài thuốc có bầu đất

  • Chữa phụ nữ viêm bàng quang mạn tính, khí hư, bạch đới: Bầu đất, thổ tam thất, ý dĩ sao (mỗi thứ 10-15g) sắc nước uống ngày 2 lần.
  • Chữa đái bón, đái buốt, đái dầm: Bầu đất (40-80g cây tươi) nấu canh ăn hoặc sắc nước uống
  • Chữa vết thương phần mềm: Lá bầu đất tươi, giã nát đắp tại chỗ

Dược liệu khác

Đạm trúc diệp

Thần khúc

Mao tử tàu

Hoàng cầm

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Hình 1: Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) 1. Thông tin k...
Sâm cau

Sâm cau

Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân ...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...
Cò ke

Cò ke

Cò ke - có tác dụng chữa ho, sốt rét, trị rối loạn tiêu hóa...
Ô Đầu và Phụ Tử

Ô Đầu và Phụ Tử

Ô đầu và phụ tử đều do rễ củ của một cây cung cấp, do chế bi...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑