Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Bèo tây

Tên tiếng Việt: bèo tây, bèo Nhật Bản, lộc bình.

Tên khoa học: Eichhornia crassipes Solms

Thuộc họ: Pontederiaceae (Bèo tây)

Công dụng: chữa mụn nhọt, mưng mủ.

 

 

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng – liều dùng

Bèo tây 1

Hình ảnh cây bèo tây

Mô tả cây

  • Cây thảo, sống nổi ở nước hay những nơi ẩm ướt. lá mọc thành hình hoa thị, có cuống phồng lên thành phao nổi, trông giống như chiếc lọ lộc bình. Đây là một cây được nhập vào nước ta từ 1905 (không rõ từ nước nào), nhưng mọc lan rất nhanh khắp nơi, do đó nhân dân gọi là bèo Nhật Bản hay bèo tây để chỉ nguồn gốc ngoại lai, khác với cây bèo cái vốn sẵn có lâu đời ở nước ta.
  • Gân lá hình cung, hoa mọc thành chùm ở ngọn. Hoa không đều, màu xanh nhạt, dài và tràng cùng màu, dính liền với nhau ở gốc. Cánh hoa trên có một đốm vàng 6 nhị, 3 dài, 3 ngắn. Bầu thượng 3 ô đựng nhiều noãn. Quả nang.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Như trên đã nói, cây không có ở nước ta. Được đưa vào trồng ở nước ta 1905 để làm thức ăn cho lợn và làm phân xanh.
  • Chỉ từ mấy năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ở Miền Nam nước ta nhân dân dùng toàn lá cây này giã nát với ít muối trắng đắp lên những vết sưng tấy hay bị viêm có kết quả tốt. Thường chỉ dùng tươi. Hái quanh năm không phải chế biến gì khác.

Thành phần hoá học

Toàn cây chứa 92,6% là nước , protid 2,9%, gluxit 0,9%, xơ 22%,tro 1,4mg%, calci 40,8mg%, phosphor 0,8mg%, caroten 0,86 mg%, vitamin C 20mg%.

Thành phần vô cơ trong cây là Si02, Ca, Mg,K, Na,Cl,Cu,Mn,Fe. Trong lá có Ca,Fe,P,Mg,Zn,Cu,Na,K,S. Ngoài ra còn có caroten, các vitamimn B1,B2,E,B6,B12, A, caroten và protein , acid béo tự do , đường acid amin.

Công dụng – liều dùng

  • Chỉ mới thấy dùng đắp bên ngoài khi bị đau (mụn nhọt, vết thương) thì hái một nắm bèo tây rửa sạch, giã nát, thêm một ít muối trắng rồi đắp lên nơi sưng tấy. Khô thì lại thay miếng đắp khác. Ngày thay hai hay ba lần.
  • Thường những vết tấy rút rất nhanh. Nếu chưa nung mủ thường sẽ tan, nếu đã nung mủ rồi thời gian nung mủ rút ngắn, chóng vỡ hay chóng trích được hơn.
  • Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở Miền Nam, nhân dân thường dùng cây bèo Nhật Bản đắp lên những nơi sưng tấy, viêm loét do các chất độc hoá học của giặc gây ra, có nhiều kết quả tốt.

Cập nhật: 13/09/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Sấu

Găng trâu

Đơn Rau Má

Bọt ếch

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑