Mô tả cây
- Cây gỗ lớn cao 20 m, vỏ xám, láng, cành tròn, màu nâu, mặt trước có lông sau nhẵn.
- Lá mọc đối có cuống, gân lá hình lông chim. Phiến lá hình trứng hay hình mác, mặt trên nhẵn, xanh nhạt, mặt dưới trắng có lông sao, có 5-7 đôi gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới.
- Hoa xếp thành ngù, mọc ở nách và ngọn, có mùi thơm nhẹ. Tràng hợp thành ống 5 thuỳ xếp lợp, mặt ngoài có lông tơ vàng. Nhị 10.
- Quả hình trứng có lông sao, phía dưới mang đài tồn tại.
- Mùa ra hoa : tháng 5 – 6. Mùa quả chín : tháng 9 – 10.
Thu hái và chế biến
Dược liệu: Từng cục nhựa nhỏ rời nhau, to nhỏ không đều, một số dẹt, một số dính lại với nhau thành từng khối. Bên ngoài màu vàng cam, láng bóng như sáp (nhựa do tổn thương tự nhiên); hoặc có hình trụ không đều, mảnh dẹt, bên ngoài có màu trắng xám, hơi vàng (nhựa do vết rạch). Chất giòn, dễ vỡ; mặt vỡ phẳng, màu trắng, để lâu dần dần chuyển thành nâu vàng hoặc nâu đỏ. Đun nóng thì mềm và chảy ra. Mùi thơm vani đặc biệt. Vị hơi cay, khi nhai có cảm giác sạn.
Thành phần hoá học
Nhựa chứa Acid benzonic tự do 26,13%, Acid cinnamic tự do 2,75%, Vanilin 1,38%, Benzyl benzoat 4,24%, Cinnamyl cinnamat 1,81%, Benzyl cinnamat 1,23%, Alcol coniferilic, Acid siaresinolic
Công dụng
- Cánh kiến trắng có tác dụng kháng khuẩn trên một số vi khuẩn thông thường và có tác dụng lợi đờm (thử nghiệm in vitro và thử trên thỏ).
- Theo y học cổ truyền, cánh kiến trắng có vị cay, đắng, tính bình, không độc, quy vào các kinh tâm, phế, tỳ và có tác dụng khai khiếu, an thần, tàn đờm, trừ tà khí, kháng sinh, làm liền sẹo.
- Trong Đông y, cánh kiến trắng được dùng chữa viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, ho, đau bụng lạnh, thổ tả, phụ nữ sau khi đẻ máu xấu bị ngất. Cánh kiến trắng có thể dùng ngoài để làm vết thương mau lành, chữa nẻ vú, xua đuổi côn trùng, làm mỡ chậm ôi thiu. Ngoài ra, có thể phối hợp cánh kiến trắng với các vị thuốc khác làm cao xoa.
- Cánh kiến trắng còn được dùng trong ngành công nghiệp hương liệu, mỹ phẩm và trong công nghiệp thực phẩm