Mô tả cây
- Dây leo, cành hình trụ nhẵn luôn có màu xanh
- Lá mọc so le, chia thành 5-7 thùy giống như những ngón tay trên bàn tay do đó có tên digitata (ngón tay). Đường kính lá 8- 20cm, cuống lá dài 4-8cm.
- Cụm hoa ở nách lá, hình chùy lưỡng phân, trông hơi gù. Hoa hình ống rộng, lá đài bị xẻ rách, tràng màu hồng, bầu hai ô, mỗi ô đựng 2 noãn,
- Quả nang hình cầu, mở bằng 4 mảnh vỏ, đựng 4 hạt, có lông màu hung đỏ.
- Mùa hoa: tháng 5 -8
Phân bố
Tầm sét phân bố từ các tỉnh phía nam Trung Quốc đến các nước Đông Dương.
Cây ưa ẩm và ưa sáng , thường mọc chùm lên các cây bụi và dây leo khác nhau ở bờ suối , ở bờ ao và quanh làng.
Ở Việt Nam, tầm sét phân bố ở tỉnh vùng núi thấp ( dưới 600m), trung du và đồng bằng.
Thu hái và chế biến
Thường người ta đào lấy rễ củ vào mùa thu đông, rửa sạch, thái mỏng, đồ lên rồi phơi hay sấy khô dùng dần.
Bộ phận sử dụng
Rễ
Thành phần hóa học
Sơ bộ thấy có nhiều chất nhầy.
Lá tươi chứa 6,3 mg% caroten.
Công dụng và liều dùng
- Trong nhân dân người ta dùng rễ củ tầm sét làm thuốc bổ, táng dục: Rễ củ tầm sét cạo sạch vỏ, thái mỏng, giã nát, trộn với mật ong mà ăn. Theo kinh nghiệm trong nhân dân, củ tầm sét nấu với đường dùng ăn thường xuyên có tác dụng điều kinh, tránh béo bệu.
- Tại Ấn Độ, người ta dùng củ tầm sét làm thuốc nhuận tẩy nhẹ. Còn dùng làm thuốc chữa suy yếu, rong kinh. Ngoài ra còn dùng làm thuốc lợi sữa và thông mật. Theo Guerrero, tại Philipin người ta cũng dùng để chữa những bệnh tương tự.
Bùi ngọc phát đã bình luận
Củ tầm sét thái mỏng phơi khô ngâm rượu khoảng 1 tháng, mỗi ngày uống 1 cóc nhỏ vào buổi tối, trị thần kinh toạ rất hiệu quả
Đạt đã bình luận
Cần tìm mua