Hiện nay bệnh Sốt xuất huyết chưa có vacxin để phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị. Sốt xuất huyết có biểu hiện lâm sàng là sốt và xuất huyết, nặng có thể sốc. Nếu không được chuẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Mục lục
1. Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là loại bệnh mắc phải khi nhiễm virus Dengue do muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn truyền cho. Căn bệnh này đã được ghi nhận từ thế kỷ XIII với số ca mắc bệnh liên tục tăng lên theo thời gian.
- Đây cũng là căn bệnh được WHO xếp vào nhóm những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm vì nó đã xảy ra trên 100 nước với số ca nhiễm bệnh lên đến 50-1000 ca mỗi năm.
- Căn bệnh này đang có xu hướng xảy ra phổ biến hơn ở các quốc gia châu Á và thậm chí được coi là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh truyền nhiễm dẫn đến việc nhập viện hoặc tử vong ở khu vực này.
Sốt xuất huyết lây truyền sang người lành do họ bị muỗi Aedes aegypti đốt. Đây là loại muỗi hay đốt người vào ban ngày và chúng không tự mang virus Dengue một cách tự nhiên mà do chúng đốt người bệnh rồi từ đó truyền cho những người lành khác.
Vòng đời lây nhiễm của virus gây bệnh sốt xuất huyết
Hiện nay, sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa hiệu quả. Y học vẫn đang trong quá trình nghiên cứu để tìm ra loại vắc-xin đặc hiệu để phòng ngừa căn bệnh này. Hiện tại cũng chưa có bất cứ loại thuốc hay phương pháp điều trị nào đặc hiệu với loại bệnh này, việc điều trị bệnh chủ yếu chỉ gồm những hoạt động theo dõi và chăm sóc cũng như hỗ trợ các chức năng cần thiết cho cơ thể.
2. Những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn cũng như trẻ em
Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn lây truyền thường khởi phát một cách rất đột ngột và tiến triển nhanh qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1
Đầu tiên là giai đoạn sốt, trong 1 hoặc 2 ngày đầu, người bệnh bị sốt cao một cách đột ngột, nhiệt độ cơ thể có thể lên đến 39 – 40 độ C. Trong giai đoạn này, các triệu chứng bệnh thường rất khó phân biệt với các loại sốt virus thông thường.
- Cần phải đưa người bệnh đến các trung tâm y tế để làm xét nghiệm Dengue NS1 Ag ngay. Nếu nhận kết quả dương tính thì chắc chắn người bệnh đã mắc sốt xuất huyết và cần nhanh chóng điều trị.
Giai đoạn 2
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn rất nguy hiểm, trong giai đoạn này, các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết bắt đầu được nhận thấy. Giai đoạn này thường bắt đầu từ ngày thứ 3 cho đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt.
- Vào thời điểm này có thể người bệnh đã hạ sốt nhưng lại xuất hiện những hiện tượng như xuất huyết dưới da, chảy máu cam hay chảy máu chân răng. Những vết xuất huyết dưới da thường xuất hiện ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi…
- Những vết này là các đốm đỏ hoặc một mảng bầm tím tùy theo mức độ. Những biến chứng nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là xuất huyết não.
- ==> Ở giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi sát sao các dấu hiệu xuất huyết và xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên.
Giai đoạn 3
Sau giai đoạn nguy hiểm thì người bệnh sẽ bước vào giai đoạn hồi phục.
Ở giai đoạn này người bệnh đã hết sốt và thể trạng bắt đầu tốt dần lên. Người bệnh đã có cảm giác thèm ăn, huyết động bắt đầu ổn định và người bệnh đi tiểu nhiều, các xét nghiệm tiểu cầu tăng dần lên và trở về trạng thái bình thường.
3. Một số cây thuốc dùng để điều trị bệnh sốt xuất huyết
Ở một số địa phương kinh tế còn khó khăn, vật chất y tế còn xơ xài, nhiều dược sĩ, y bác sĩ đã sử dụng một số bài thuốc nam để điều trị bệnh sốt xuất huyết rất có hiệu quả. Những bài thuốc ấy gồm có 3 nhóm chính, đó là: nhóm bảo vệ thành mạch, cầm máu: có hoa hòe, cỏ nhọ nồi; nhóm kháng sinh: có rau má, sài đất; nhóm giải độc, hạ sốt, an thần kinh: có cỏ mần trầu, cam thảo đất, lạc tiên.
Cây nhọ nồi
Cây Nhọ nồi còn có tên gọi khác cỏ mực, hạn liên thảo. Cây nhọ nồi dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học có ancaloid (eclipti), cumarinlacton (wedelacton), tinh dầu, chất đắng, caroten. Nhọ nồi có tính hơi ngọt, mặn, mát, đi vào 2 kinh can, thận. Tác dụng lưu thông huyết, bổ thận, ích âm. Chủ trị can, thận, âm hư, chảy máu, sốt cao chưa rõ nguyên nhân, ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, xuất huyết nội tạng, chảy máu ngoài cơ thể, rong kinh, băng huyết, ban sởi, ho hen, viêm họng, bỏng, nấm da, tưa lưỡi.
Bài thuốc:
- Cỏ nhọ nồi 30g, cỏ Mần trầu, củ Sắn dây 30g, lá Mã đề 20g. Tất cả cho vào ấm sắc lấy nước uống hoặc giã nhỏ chế với nước sôi, chắt lấy nước uống.
* Lưu ý, nhọ nồi không được dùng cho người có rối loạn chức năng tiêu hóa như đầy bụng, chậm tiêu hóa, đại tiện phân loãng…
Hoa hòe
Hoa hòe có tên khác là hòe mể, hòe hoa. Hoạt chất chủ yếu là rutin. Hoa hòe có tác dụng làm giảm tính thấm của các mao mạch; là chất kháng oxy. Hoa hòe bảo vệ adrenalin trong tuần hoàn, đồng thời có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, còn có tác dụng co mạch trực tiếp hệ mao quản, làm giảm thẩm thấu của mao quản, dự phòng các tính sốt xuất huyết, chảy máu cam, xơ vữa động mạch do cao huyết áp trong nhóm mỡ cao trong máu, ngoài ra còn điều trị thương tổn do nhiễm xạ, chống dị ứng.
- Ngoài ra, rutin còn làm tăng trương lực tĩnh mạch, cũng có sức bền thành mạch, hạn chế suy yếu tĩnh mạch ở người cao tuổi.Nụ hòe có vị đắng, tính bình, vào các kinh, vị, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết, tác dụng tốt trong điều trị cao huyết áp, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, chữa trĩ.
Bài thuốc:
- Nụ hoa hòe sao cháy, cho 3 bát nước sắc còn 1 bát, sắc 2 lần uống trong ngày. Dùng 5-7 ngày.
Cây sài đất
Tính vị: Vị ngọt, hơi chua khi ăn lá, tính mát.
Công dụng: Sài đất có tác dụng cơ thể thanh nhiệt giải độc.
Bài thuốc:
- Sài đất 20g, Nhọ nồi 20g, rễ Cỏ tranh 20g, Hòe hoa sao vàng 12g, lá Cối xay sao vàng 8g, Kim ngân 12g, Bồ công anh 12g, Gừng 3 lát.
- Đun 600 ml nước trong 30 phút, chia 3 lần uống trong ngày khi còn ấm.
Mã đề
Tính vị, công dụng: Vị ngọt, tính mát, có công dụng lương huyết, thanh nhiệt, cầm máu, sáng mắt, thông tiểu tiện, bổ âm.
Bài thuốc:
- Mã đề tươi 50g, Sắn dây 30g. Đun với 1 lít nước, sắc kỹ còn 1 nửa, chia làm 2 lần uống lúc đói trong ngày.
Hiện nay có có vacxin phòng bệnh, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là kiểm soát trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy, diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường, loại bỏ ổ chứa nước đọng.
Nguồn: Cây thuốc quý.