Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Chuối hoa

Tên gọi khác: Hoa dong

Tên khoa học: Canna indica L.

Tên đồng nghĩa: Canna orientalis Roscoe

Họ: Dong riềng (Cannaceae)

Công dụng: chữa viêm gan cấp tính, chữa bị thương xuất huyết.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận sử dụng 
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây nhỏ, cao 1 – 1,5m. Thân nhẵn, bóng, màu lục.
  • Lá mọc so le, không cuống hoặc cuống rất ngắn, hình bầu dục thuôn, dài 40 – 50 cm, rộng 20 – 25 cm, gốc thuôn hoặc không đều, đầu nhọn, mép nguyên lượn sóng, hai mặt nhẵn, màu lục.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm đơn, là bắc dài 1,5 cm, mang hai hoa màu đỏ có cuống ngắn, lá đài 3 rất ngắn, cánh hoa 3, hình mác nhọn, dính liền thành ống ngắn ở gốc, nhị lép ngoài 3, nhị lép trong 2, cánh hoa và nhị lép màu đỏ tía, bầu hạ 3 ô.
  • Quả nang, có nhiều gai mềm, hạt hình cầu, rất rắn, màu đen.
  • Mùa hoa quả: tháng 3 – 6.

Phân bố, sinh thái

Chi Canna L. có khoảng vài chục loài, phần lớn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ Ở Việt Nam chi này có năm loài, trừ loai dong riêng là cây trồng lấy củ ăn, các loài khác là cây trồng làm cảnh.

Chuối hoa trồng ở Việt Nam hiện nay cũng là cây nhập nội, nhưng chưa rõ nguồn gốc. Cây trồng làm cảnh trong nhân dân và những nơi công cộng suốt từ Bắc chí Nam.

Chuối hoa là loại cây sống nhiều năm, ưa ẩm và ưa sáng. Cây có sức sống dai do phần thân rễ (củ) nằm dưới mặt đất. Mùa sinh trưởng mạnh trùng với mùa mưa ẩm.

Bộ phận sử dụng 

Củ, thái lát phơi khô; cũng có khi dùng tươi.

Tính vị, công năng

Củ chuối hoa có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, mát máu, tiêu sưng, cầm máu.

Công dụng

Củ chuối hoa được dùng chữa viêm gan cấp tính, với liều mỗi lần 40 – 120g củ sắc uống thường dùng trong khoảng một tuần lễ thì hết vàng da. Dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác. Còn được dùng chữa bị thương xuất huyết, với liều 40 – 80g củ sắc uống.

  • Thổ dân ở Bờ Biển Ngà dùng một bài thuốc trong có chuối hoa và một số vị khác để trị chứng bệnh vàng da.
  • Theo kinh nghiệm dân gian ở Qatar, lá chuối hoa được dùng trị chứng mất kinh, bệnh lậu và dùng làm thuốc diệt côn trùng.

Bài thuốc có chuối hoa

Chữa viêm gan cấp tính: Củ chuối hoa 40g, mộc thông, rễ cỏ tranh, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày một thang.

Cập nhật: 23/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Mã tiền thảo

Dây lim

Áp nhĩ cần

Thanh thất núi cao

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑