Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 27 Mar 2025 03:06:34 +0700 vi hourly 1 Sài hồ https://tracuuduoclieu.vn/sai-ho.html https://tracuuduoclieu.vn/sai-ho.html#respond Thu, 15 Dec 2022 08:41:21 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=69955 Mô tả cây
  • Sài hồ là cây sống lâu năm, cao 45-70 cm, rễ nhỏ, hình trụ, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Thân mọc thẳng, phân nhánh.
  • Lá mọc cách, mép nguyên, hình mác, dài 3-6cm, rộng 6-13cm, đầu lá nhọn, có 7-9 đường gân song song. Lá phía dưới có cuống ngắn, phía trên không có cuống.
  • Cụm hoa hình tán kép, mọc ở kẽ lá và đầu cành, gồm 3-8 tán đơn không bằng nhau, lá bắc hình mác.
  • Hoa nhỏ màu vàng.
  • Quả hình bầu dục, dài độ 5mm, nhưng góc quả rất rõ, có 3 ống tinh dầu nằm ở mặt tiếp giáp.
  • Mùa ra hoa: tháng 7-10.

Phân bố

Sài hồ có nguồn gốc ở Nhật Bản và Trung Quốc. Hiện nay, hai đất nước này cũng là nơi trồng nhiều sài hồ nhất. Vào năm 1994, Viện Dược liệu nhập hạt từ hạt giống sài hồ Nhật Bản đã trồng thử ở Trại thuốc Sapa và Tam Đảo. Cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, về chiều cao, cây trồng ở Tam Đảo thấp hơn ở Sapa. Cây trồng ở Sapa đã cho thu hoạch hạt giống và dược liệu.

Bộ phận dùng

Rễ đã được phơi khô hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học

Sài hồ chứa các hợp chất thuốc nhiều nhóm thành phần hóa học, có chừng 0,5% chất saponin, tinh dầu và flavonoid. Trong rễ chứa khoảng 1.69% hàm lượng saponin, hàm lượng cao hay thấp này phụ thuộc vào kích thước của rễ, chứa chủ yếu ở phần vỏ rễ.

Thành phần tinh dầu sài hồ gồm acid pentanoic, acid hexanoic, acid 2-heptenoic, acid octanoic, acid octenoic, acid nonanoic,.. và nhiều thành phần hóa học khác. Hàm lượng tinh dầu là 0.16% trong rễ và 0.05% trong thân.

Lá có nhiều flavoid: kaempferitrin ( kaempferol-3,7-dirhamnosid) và kaempfreol-7-rhamnosid.

Theo như quy định của Dược điển Trung Quốc( bản in Tiếng Anh) 1997 hàm lượng chiết suất trong sài hồ tan trong cồn( chiết nóng ) là 11%.

Tính vị

Sài hồ có vị đắng, mùi thơm, tính mát.

Công dụng

Sài hồ được dùng chữa sốt, nhức đầu, chóng mặt, sốt do thương hàn, sốt rét, ngực bụng đầy trướng, kinh nguyệt không đều.

Trong y học cổ truyền của các nước phương Đông, sài hồ được dùng điều trị sốt, đau và viêm kết hợp với cúm và cảm lạnh, giảm đau trong suốt quá trình điều trị đau tức ngực và vùng hạ sườn, điều trị vô kinh, viêm gan mạn tính, hội chứng hư thận và bệnh tự nhiên miễn dịch. Trong y học dân gian của một số nước, sài hồ chữa điếc, chóng mặt, đái tháo đường, vết thương và nôn mửa.

Tác dụng dược lý

Hoạt tính hạ sốt và giảm đau

Một số nghiên cứu invivo đã xác nhận hoạt tính hạ sốt của rễ sài hồ trong điều trị sốt gây thực nghiệm ở động vật. Cho thỏ đã được gây sốt thực nghiệm uống sài hồ (5g/kg) dạng nước sắc, thân nhiệt thỏ giảm xuống mức bình thường trong 1.5 giờ. Tiêm dưới da cao cồn – nước rễ sài hồ làm hạ số ở thỏ được tiêm.

Cho chuột cống trắng uống saikosaponin làm hạ sốt.

Hoạt tính an thần

Những nghiên cứu in vivo cũng đã xác nhận tác dụng an thần của rễ sài hồ . Cả phân đoạn saikosaponin thô và saikogennin A đều có tác dụng rất rõ rệt. Nghiên cứu invivo dùng làm thí nghiệm chuột leo que chứng minh an thần của saikosaponin ( 200-800mg/kg) ở chuột nhắt trắng giống như meproamat(100mg/kg). Cho uống saikosid hoặc sailosaponin A rừ sài hồ bắc cũng kéo dài giấc ngủ gây bởi cyclobarbital natri. Tiêm phúc mạc saicogenin A ức chế sự leo que của chuột nhắt trắng và đối kháng với tác dụng kích thích của metamphetamin và cafein.

Hoạt tính bảo vệ gan

Saponin thô từ sài hồ cho chuột cống trắng uống(500mg/kg.ngày x3 ngày), làm bình thường hóa chức năng gan, qua xác định phosphatase kiềm trong huyết thanh chuột gây nhiễm độc gan, qua xác định phosphatase kiềm trong huyết thanh chuột gây ra nhiễm độc gan với carbon tetraclorid. Điều trị chuột cống trắng với sailpsaponin 2 giờ trước khi cho galactosamin, đã ức chế sự tăng trưởng AST( Aspartat amminotransferase) và ALT(Alanin aminotransferase) trong huyết thanh do tổn thương mô gan.

Trong mô hình gây tổn thương gan cấp tính với carbon tetraclorid trên chuột cuống trắng, nhóm chuột điều trị với cao methanol sài hồ ( 160mg/kg/ngày* 1,2,3 ngày) hồi phục nhanh hơn, trở về mức bình thường của đường máu và hoạt độ của AST, ALT, phosphatase kiềm và 5′-nucleotidase ở ngày 2 và 3, và ở mức glycogen gan, lipid peroxyld tiểu thể gan và hoạt độ của glucose-6-phosphatase vào ngày 3. Trong thử nghiệm in vitro, cao methanol ức chế sự peroxy hóa lipid phụ thuộc vào liều. Cao methanol sài hồ làm răng sự phục hồi tổn thương gan cấp tính gây  bởi CCl4 có thể do tác dụng oxy hóa. Các saikosaponin A và D có tác dụng trên các enzym gan và làm tác dụng của cortison kích thích tyrosin aminotransferase của gan. Chức năng gan được cải thiện khi dùng lâu dài các saponin sài hồ chứa saikosaponin A và D hoặc B và C. Có hiệu lực tốt dự phòng tổn thương gan, làm tăng tổng hợp protein ở gan.

Hoạt tính điều hòa miễn dịch

Nghiên cứu invivo chứng minh cao chiết với nước nóng từ rễ sài hồ làm tăng đáp ứng kháng thể và ức chế biến đổi của tế bào lympho gây ra bởi chất tạo phân bào.  Một polysacharid, bupleuran 2IIb phân lập từ rễ sài hồ, làm tăng mạnh sự gắn của phức hợp miễn dịch vào đại thực bào. Hoạt tính của polysacharid này có vẻ do khả năng làm tăng chức năng của thụ thể Fc ở đại thực bào.

Bài thuốc có chứa sài hồ

1. Chữa sốt, sốt do hư lao, cảm mạo:

  • Sài hồ 15g, bán hạ 7g, nhân sâm, sinh khương, cam thảo, đại táo mỗi vị 4g; hoàng cầm 2.5g . Sắc uống mỗi ngày 1 thang
  • Sài hồ 100g, cam thảo 25g. Tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày dùng 8g, với 1 bát nước

2. Chữa suy nhược cơ thể ở người có bệnh mạn tính ở phổi và đường tiêu hóa

Sài hồ 10g, đảng sâm 16g, hoài sơn, bạch truật, đại táo mỗi vị 12g, phục linh địa hoàng, bạch thược, đương quy, thàn khúc, bạch chỉ, mạch môn mỗi vị 10g, phòng phong 9g, biển đậu, cát cánh mỗi vị 8g, cam thảo 6g, can khương, quế chi mỗi vị 4g. Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g.

3. Chữa tăng huyết áp ở người trẻ, hoặc trong rối loạn tiền mãn kinh

Sài hồ 8g, xa tiền 16g, sinh địa 14g hoàng cầm, chi tử, trạch tả mỗi vị 12g, long đởm thảo, đương quy, mộc thông mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Sắc uống trong một tháng.

4. Chữa suy nhược thần kinh, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, khó ngủ

  • Sài hồ 12-16g, chỉ tử, mạn kinh, cúc hoa, táo nhân, bá tử nhân mỗi vị 8-12g.Sắc uống ngày một thang.
  • Sài hồ 12g, đương quy, bạch thược, bạch truật, phục linh,bạc hà mỗi vị 8g, cam thảo 6g, sinh khương 4g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
  • Sài bắc,hoàng cầm, bạch truật, phục linh, bạch thược, đại táo, mỗi vị 12g, thanh bì, bạc hà, uất kim, hương phụ, chỉ xác, táo nhân mỗi vị 8g, cảm thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.

5. Chữa viêm gan virut mạn tính

  • Sài hồ, bạch truật, đảng sâm, bạch thược mỗi vị 12g; phục linh, bán hạ chế, mỗi vị 8g; cam thả, trần bì mỗi vị 6g. Sắc ngày uống 1 thang.
  • Sài hood 12g; bạch thược, xuyên khung, đương quy, đại táo mỗi vị 8g; chỉ thực. hậu phác, cam thảo mỗi vị 6g. Sắc uống này một thang.
  • Sài hồ, bạch thược, đương quy, bạch truật, bạch linh mỗi vị 12g; uất kim 8g; cảm thảo 4g, gừng sống 2g. Sắc uống ngày một thang hoặc tán bột uống 20g mỗi ngày.

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/sai-ho.html/feed 0
Anh thảo https://tracuuduoclieu.vn/anh-thao.html https://tracuuduoclieu.vn/anh-thao.html#respond Thu, 02 Dec 2021 08:41:35 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=50985 Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có giá trị về mặt dược lý và dinh dưỡng, đồng thời có giá trị kinh tế cao. Đây cũng là một trong những mô hình cây trồng đầu tiên được nghiên cứu trong di truyền học và sinh học tế bào. Hiện nay, O. biennis chủ yếu được trồng để lấy hạt, từ đó chiết xuất dầu hoa anh thảo (EPO), giàu axit γ-linolenic. EPO được thương mại hóa trong nhiều sản phẩm khác nhau, từ thực phẩm bổ sung dinh dưỡng đến mỹ phẩm. Toàn bộ cây có giá trị dược lý, được sử dụng để điều trị hen suyễn, ho, đau ruột, viêm và có tác dụng giảm đau.

Đặc điểm mô tả

Thân: Cây cỏ, sống 2 năm, chiều cao thân khảng 150 cm.

Lá: Lá hình mác, dài 5-20cm, rộng 1-2,5cm. Năm thứ nhất lá mọc thành cụm tròn hình hoa thị, năm thứ 2 mọc thành hình xoắn ốc quanh thân.

Hoa: Hoa lưỡng tính (có cả nhụy đực và nhụy cái), màu vàng, mọc ở ngọn. Đài 2, đầu xẻ 2 thùy có nhiều lông trắng nhỏ. Tràng 4, màu vàng, cánh tràng hình trái tim cỡ 2,5-5cm. Nhị 8, vàng mảnh; nhụy có núm tròn. Hoa chỉ nở buổi tối và lưu lại đến trưa hôm sau. Bên trong hoa có một cấu trúc đặc biệt là hướng dẫn mật hoa, không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng hiện rõ dưới ánh sáng tia cực tím, giúp thu hút các loài thụ phấn như bướm đêm, bướm ngày và ong.

Quả: Quả của cây là dạng nang, dài 2–4 cm (khoảng 0,75–1,5 inch), rộng 4–6 mm, chứa rất nhiều hạt nhỏ (dài 1–2 mm). Khi chín, quả tách ra thành bốn phần để giải phóng hạt.

Hạt: Hạt là thức ăn quan trọng của chim, côn trùng.

Mùa hoa: Tháng 4-6.

Phân bố

Phân bố 1

Có khoảng 145 loài trong chi Oenothera L., xuất hiện ở vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới ở miền Bắc và Nam Mỹ. Có khoảng 70 loài hiện đang có mặt ở châu Âu.

Loài chiếm số lượng nhiều nhất trong họ Oenothera L. là Oenothera biennis L.. Đây cũng là loài được nghiên cứu nhiều nhất về các tác dụng sinh học. Anh thảo đã được thấy có lợi trong điều trị nhiều bệnh.

Oenothera biennis L. được trồng đầu tiên bởi các thổ dân ở Bắc Mỹ. Họ đã sử dụng cây để điều trị các triệu chứng sưng trong cơ thể và các vấn đề sức khỏe khác. Dầu các loài Oenothera đã được người Ấn Độ sử dụng để làm giảm các rối loạn về da.

  • Năm 1614, các nhà thực vật học từ Virginia đã mang đến châu Âu để nghiên cứu.
  • Oenothera được giới thiệu ở châu Âu với cái tên ‘king’s cure-all” (vua chữa bách bệnh).
  • Các sách y văn thảo dược cổ đã mô tả Hoa anh thảo có tác dụng làm se và an thần, hữu ích trong điều trị rối loạn tiêu hóa, rối loạn ho, hen suyễn, các khó chịu trên nữ giới và chữa lành vết thương.
  • Năm 1919, một acid linolenic mới đã được tìm thấy bởi Heiduschka và Lüft khi họ phân tích dầu hạt; họ đặt tên là acid gamma-linolenic (GLA).

Cây Oenothera biennis L. (anh thảo) ưa nắng, và những nơi khô cằn với đất mùn và xuất hiện ở độ cao dưới 700 mét so với mực nước biển.

Vai trò trong hệ sinh thái

Hoa anh thảo (Oenothera biennis) là một loài cây dễ mọc trong môi trường bị xáo trộn và được xem như một loại cỏ dại. Cây đã được du nhập và thích nghi trên tất cả các châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực.

  • Nguồn thức ăn: Hạt của hoa anh thảo là thức ăn quan trọng cho nhiều loài chim, như chim American goldfinch, Northern bobwhite, và mourning dove.
  • Môi trường sống: Cây là vật chủ cho ấu trùng của loài bướm đêm primrose (Schinia florida) và sâu bướm trắng sọc (white-lined sphinx moth). Các loài ong vò vẽ và ong mật cũng thường ghé thăm hoa để lấy mật.
  • Bướm đêm primrose: Loài này đẻ trứng trực tiếp trên hoa anh thảo. Khi trứng nở, ấu trùng sử dụng cây làm nguồn thức ăn chính.

Hạt của loài cây này có khả năng tồn tại lâu dài trong đất, lên đến hơn 70 năm, giúp chúng dễ dàng tái sinh và duy trì quần thể trong tự nhiên.

Sinh trưởng

Hoa anh thảo (Oenothera biennis) thường có chu kỳ sinh trưởng kéo dài 2 năm.

  • Năm đầu tiên, cây phát triển dưới dạng thảo mộc thấp, lan rộng gần mặt đất, cao chỉ vài centimet. Lá cây mọc thành hình hoa thị, phủ lên mặt đất và tích trữ năng lượng trong phần rễ dày.
  • Năm thứ hai, cây vươn cao lên, đạt chiều cao khoảng 1,6 mét (5,2 feet), với thân bán gỗ. Ở giai đoạn này, cây bắt đầu ra hoa và tạo hạt. Sau khi có sương giá đầu tiên, cây thường chết đi, nhưng đôi khi nó có thể mọc thêm một thân mới và tiếp tục phát triển trong năm thứ ba.

Đây là đặc điểm sinh trưởng đặc trưng của loài hoa anh thảo, giúp cây thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên.

Phương pháp nhân giống

Cây hương thảo thường được nhân giống bằng các phương pháp như giâm cành, chia cây hoặc dùng phương pháp chiết cành. Hạt giống cũng có thể được sử dụng, nhưng chúng chỉ phát triển tốt dưới điều kiện trồng rất thuận lợi và tỷ lệ nảy mầm của hạt thường chỉ đạt khoảng 10-20%

Thu hoạch

Sau khi cây hương thảo đã phát triển ổn định, các ngọn cành (cách đầu ngọn khoảng 25-30 cm) được thu hoạch một hoặc hai lần mỗi mùa trước khi cây trở nên gỗ hóa (thường là sau khoảng 18 tháng từ khi gieo hạt, nhưng trong một số trường hợp có thể là sau 24 tháng), và sau đó thu hoạch thường xuyên hơn khi cây trưởng thành. Việc thu hoạch thường được thực hiện trước khi cây ra hoa. Nếu mục đích là chiết xuất tinh dầu, cây được cắt khi đã trồng từ 2-3 năm, vào lúc cây bắt đầu ra hoa, khi hàm lượng dầu đạt mức tối đa.

Các bộ phận được sử dụng

  • Lá, vỏ thân, hoa và quả non.
  • Hạt được thu thập khi chín.
  • Đào rễ cây lên vào năm thứ 2.

Thành phần hóa học

Chiết xuất thành phần trên mặt đất của anh thảo:

Chiết xuất methanol phần trên mặt đất của anh thảo chứa chủ yếu là các acid phenolic và các flavonoid.

Các acid phenolic có trong chiết xuất được phân tích bao gồm các hợp chất: acid gallic và các dẫn xuất ester của nó (methyl gallate, galloylglucose, digalloylglucose, và tris-galloylglucose), acid 3-p-feruloylquinic, acid 3-p-coumaroylquinic, acid 4-p-feruloylquinic, pentoside acid caffeic, acid ellagic và các dẫn xuất ester của nó (ví dụ, acid hexagic hexoside và acid ellagic pentoside) và acid valoneic dilactone.

Flavonoid có trong chiết xuất bao gồm những hợp chất: myricetin 3-O-glucuronide, quercetin 3-O-galactoside, quercetin 3-O-glucuronide, quercetin 3-O-glucoside, quercetin pentoside, quercetin dihexoside, quercetin glucuronylhexoside, quercetin 3-O- (2 Từ-galloyl) -glucuronide, kaempferol 3-O-rhamnoglucoside, kaempferol 3-O-glucoside, kaempferol 3-O-glucuronide, kaempferol 3-O- (2 ERIC-galloyl) -glucuronide và kaempferol pentoside.

Chiết xuất thành phần lá của anh thảo:

Thành phần hóa học 1

Chiết xuất lá anh thảo chứa các hợp chất phenolic (ellagitannin và acid caffeoyl tartaric) và flavonoid (quercetin glucuronide và kaempferol glucuronide). Các tannin có trong lá của anh thảo là oenothein A và oenothein B. Các carbohydrate có trong chiết xuất bao gồm arabinose, galactose, glucose, mannose, acid galacturonic và acid glucuronic.

Chiết xuất thành phần rễ anh thảo:

Rễ cây anh thảo có chứa các sterol sau: sitosterol, oenotheralanosterol A, và oenotheralanosterol B. Acid triterpenes maslinic và acid oleanolic cũng có mặt trong rễ, cùng với các carbohydrate sau: arabinose, galactose, glucose, mannose, galacturonic acid và acid glucuronic. Các tannin sau đây cũng được tìm thấy: acid gallic, tetramethylellagic acid, oenostacin và acid 2,7,8-trimethylellagic.

Các chiết xuất methanol của rễ anh thảocũng sở hữu một lượng đáng kể xanthone (9H-xanthen-9-one) và các dẫn xuất của nó, chẳng hạn như dihydroxyprenyl xanthone và cetoleilyl diglucoside, có đặc tính sinh học và dược lý đa dạng.

Chiết xuất thành phần của hạt anh thảo:

Hạt cây anh thảo chứa khoảng 20% ​​dầu. Lượng dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tuổi của hạt giống, giống cây trồng và điều kiện sinh trưởng.

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên da

Tác dụng sinh học của dầu anh thảo là nhờ các thành phần và tính chất sinh học của các thành phần trong đó. Vì các thành phần quan trọng nhất về số lượng là các axit béo không bão hòa đa (polyunsaturated fatty acids – PUFA), chủ yếu là axit linoleic (LA) và axit γ-linolenic (GLA) thuộc nhóm axit omega-6.

Linoleic acid đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của da, đặc biệt là lớp sừng, trong đó nó là một trong những thành phần chính của lớp lipid.

Điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dầu hoa anh thảo đã được nghiên cứu để điều trị các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), gồm đau bụng và thay đổi tâm trạng.

Một đánh giá tổng hợp từ tám nghiên cứu so sánh dầu hoa anh thảo với giả dược cho thấy dầu hoa anh thảo giúp giảm mức độ nghiêm trọng của PMS. Trong khi đó, một nghiên cứu khác về GLA (một loại axit béo omega-6) cũng cho thấy thời gian và mức độ triệu chứng PMS giảm đáng kể.

Điều trị hội chứng tiền mãn kinh, mãn kinh

Dầu hoa anh thảo đã được nghiên cứu như một phương pháp điều trị bốc hỏa trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

Một nghiên cứu trên 80 phụ nữ mãn kinh so sánh dầu hoa anh thảo với cây thục quỳ đen cho thấy cả hai đều cải thiện mức độ nghiêm trọng của bốc hỏa sau 8 tuần, nhưng cây thục quỳ đen hiệu quả hơn trong việc giảm số lần bốc hỏa.

Một nghiên cứu khác với 170 người dùng dầu hoa anh thảo và giả dược không tìm thấy sự khác biệt về tần suất bốc hỏa, nhưng nhóm sử dụng dầu hoa anh thảo ít bị đổ mồ hôi đêm và có mức độ triệu chứng nhẹ hơn.

Một nghiên cứu sáu tuần với 56 người mãn kinh cho thấy dầu hoa anh thảo giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bốc hỏa và cải thiện các hoạt động xã hội, tình dục, mặc dù tần suất bốc hỏa không giảm.

Mặc dù dầu hoa anh thảo có tiềm năng hỗ trợ trong các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt và mãn kinh, nhưng cần thêm nhiều nghiên cứu chất lượng cao hơn để xác nhận hiệu quả.

Chống loãng xương

Dầu hoa anh thảo rất giàu chất béo không bão hòa omega-6.

Các nhà nghiên cứu đang quan tâm đến mối liên hệ tiềm năng giữa chất béo không bão hòa và giảm nguy cơ loãng xương. Loãng xương là tình trạng mất khoáng chất xương khiến xương trở nên yếu và dễ gãy. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến những người đã mãn kinh.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ giữa axit béo đa không bão hòa và mật độ khoáng xương. Nghiên cứu bao gồm một nghiên cứu kéo dài 18 tháng về việc kết hợp điều trị bằng dầu hoa anh thảo, dầu cá và bổ sung canxi. Kết quả cho thấy sự chậm lại hoặc đảo ngược tình trạng mất xương ở người lớn tuổi dùng thuốc bổ sung so với nhóm đối chứng dùng giả dược.

Trong một nghiên cứu di truyền quy mô lớn, các nhà nghiên cứu đã xem xét thông tin di truyền từ hàng ngàn người. Họ đang tìm kiếm mối liên hệ giữa axit béo omega-6 và mật độ khoáng xương.

Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa axit béo và mật độ khoáng xương nhưng không phải axit béo omega-6. Mặc dù đây là một nghiên cứu di truyền chứ không phải nghiên cứu lâm sàng về một phương pháp điều trị, nhưng nó có thể là một hướng nghiên cứu trong tương lai.

Tác dụng chống dị ứng

Oleum Oenotherae Bienni thêm vào chế độ ăn làm giảm mức độ nghiêm trọng của dị ứng phế quản khi gặp tác nhân dị ứng; các phản ứng ít nghiêm trọng hơn trên động vật thử nghiệm 80 phút sau khi điều trị (giảm 86%) so với những động vật thử nghiệm sau 10 phút (giảm 33%).

Ảnh hưởng đến mức cholesterol và chất béo trung tính

Dầu anh thảo giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính trong huyết tương và gan. Dầu cũng tăng nồng độ lipoprotein mật độ cao, IgG và bạch cầu trong huyết thanh chuột cho ăn một chế độ ăn thường xuyên chứa 10% dầu cố định trong 6 tuần.

Tác dụng hạ huyết áp

Chuột được cho ăn chế độ ăn chứa 11% dầu anh thảo cố định trong 7 tuần cho thấy sự giảm sự phát triển tự phát của tăng huyết áp. Sử dụng dầu cố định cho chuột (9% chế độ ăn) làm giảm rối loạn nhịp tim do thiếu máu cục bộ.

Tác dụng chống loét

Dầu anh thảo cũng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị hư hại bởi các chất hoại tử (0,6mol/l axit clohydric, 0,2mol/l natri hydroxit và 80% ethanol).

Hiệu quả chưa được chứng minh

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society), hiện chưa có bằng chứng đủ mạnh để khẳng định hiệu quả của dầu hoa anh thảo trong việc phòng ngừa hoặc điều trị ung thư, dù đôi khi sản phẩm có thành phần chiết xuất từ loại thảo dược này được quảng cáo với công dụng như vậy.

Công dụng của cây hoa anh thảo

Công dụng của cây hoa anh thảo 1

Ngày nay, hoa anh thảo chủ yếu được biết đến với công dụng làm cảnh, thực phẩm và làm thuốc.

Công dụng làm thực phẩm

Hầu hết các bộ phận của cây hoa anh thảo đều có thể ăn được, với hương vị nhẹ nhàng và dễ chịu:

  • Rễ: Có thể ăn sống hoặc chế biến như khoai tây.
  • Lá: Lá của hoa anh thảo có thể sử dụng từ tháng 4 đến tháng 6 khi cây chưa ra hoa. Dùng sống trong salad hoặc nấu chín như rau chân vịt, thêm vào súp. Người Anishinaabe còn sử dụng lá để pha trà, giúp tăng cường sức khỏe và giảm mệt mỏi.
  • Thân hoa: Nên thu hoạch khi còn non (tháng 6), gọt vỏ rồi ăn sống hoặc chiên.
  • Nụ hoa: Được xem là món ăn ngon, có thể thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 10. Nụ hoa có thể ăn sống trong món salad, ngâm dầu, chiên hoặc nấu súp.
  • Hạt: Hạt có hàm lượng protein khoảng 15%, hàm lượng dầu 24% và chứa khoảng 43% cellulose được sử dụng tương tự như mè rang và bánh ngọt.

Công dụng làm thuốc

Trong y học cổ truyền:

Các bộ lạc cũng sử dụng rễ bên ngoài để điều trị mụn nhọt. Ngoài ra, chúng còn được nhai và cọ xát vào các cơ để cải thiện sức mạnh.

  • Người Mỹ bản địa đã làm thuốc đắp từ cây hoa anh thảo để trị vết bầm tím và vết thương, đồng thời sử dụng nước ép từ thân và lá của nó làm thuốc bôi chữa viêm da. Lá được dùng uống để chữa các bệnh về đường tiêu hóa và viêm họng.
  • Vào thế kỷ 17, dầu hoa anh thảo đã trở thành một phương thuốc dân gian phổ biến ở châu Âu, nơi nó được gọi là “phương thuốc chữa bệnh của vua”.

Trong y học hiện đại:

Dầu anh thảo giàu các loại axit béo thiết yếu, góp phần hình thành các khối của màng tế bào và cung cấp một loạt các hormone và các chất tương tự hormone cần thiết cho cơ thể, giúp duy trì và phát triển các chức năng của trí não, sự tăng trưởng cùng phát triển bình thường của cơ thể.

  • Thực phẩm chức năng từ dầu anh thảo có tác dụng điều trị viêm da dị ứng (một loại bệnh chàm), viêm khớp dạng thấp, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), đau vú, các triệu chứng mãn kinh và các bệnh khác.
  • Dầu anh thảo cũng có thể có trong các sản phẩm bôi ngoài da.
  • Nhờ các axit béo thiết yếu, tác dụng của dầu anh thảo sẽ giúp bạn tạo ra một môi trường lành mạnh trong cơ thể để dễ thụ thai.
  • Ngoài ra, thảo dược này còn giúp bạn giảm cân và sản sinh các hormone cân bằng. Hơn nữa, dầu h anh thảo khi được dùng mỗi ngày sẽ giúp tăng dịch nhầy ở cổ tử cung cũng như tăng cường chức năng trao đổi chất.

Xem thêm: [Video] Anh Thảo loài hoa quý tộc châu Âu

Tác dụng phụ của hoa anh thảo

Dầu hoa anh thảo được coi là an toàn nếu sử dụng với liều lượng khuyến cáo. Tuy nhiên, cần lưu ý một số tác dụng phụ và rủi ro:

  • Nguy cơ chảy máu: Dầu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt với những người bị rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm tăng nguy cơ này.
  • Người mắc bệnh lý đặc biệt: Cần thận trọng khi sử dụng nếu bạn có rối loạn co giật, rối loạn tâm thần (hưng cảm) hoặc đang mang thai và cho con bú.
  • Tác dụng phụ thông thường: Sử dụng dầu hoa anh thảo qua đường uống có thể gây đau đầu hoặc buồn nôn.

Tương tác thuốc

Dầu hoa anh thảo có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ. Một số loại thuốc có thể tương tác với dầu hoa anh thảo bao gồm:

  • Thuốc chống đông máu (máu loãng) như Warfarin
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như diclofenac, ibuprofen và aspirin
  • Thuốc chống loạn thần như chlorpromazine
  • Thuốc điều trị HIV như lopinavir

Vì vậy, trước khi sử dụng dầu hoa anh thảo, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá các rủi ro tiềm ẩn và đưa ra quyết định phù hợp.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/anh-thao.html/feed 0
Sữa ong chúa https://tracuuduoclieu.vn/sua-ong-chua.html https://tracuuduoclieu.vn/sua-ong-chua.html#respond Sat, 16 Oct 2021 01:47:55 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=63240 Nguồn gốc và đặc điểm sữa ong chúa

Sữa ong chúa là thức ăn duy nhất của ong chúa và các ấu trùng ong, được sản sinh từ tuyến hạch miệng của ong thợ. Ong chúa sử dụng loại thức ăn này cả cuộc đời, còn những ấu trùng ong được ăn sữa ong chúa trong 3 ngày đầu của cuộc đời. Chính vì thế mà gây ra sự khác biệt giữa ong chúa và ong thợ: Tuổi thọ của ong chúa khoảng 5-6 năm, gấp 40 lần so với ong thợ là chỉ sống được từ 30-40 ngày.

Vào thời gian sinh sản, ong chúa có thể để lên đến 2000 quả trứng trong 1 ngày (lớn hơn cả trọng lượng cơ thể của nó). Kích thước cơ thể của ong chúa lớn gấp rưỡi ong thợ, không có giỏ phấn hoa trên chân sau của mình và cũng không có tuyến sáp như ong thợ. Vai trò của ong chúa là duy trì nòi giống và ổn định tổ chức trong tổ do vậy nó có hình dạng cơ thể thích hợp với vai trò đó.

Thu hoạch sữa ong chúa

Thu hoạch sữa ong chúa 1

  • Chuẩn bị các khay chứa các mũ chúa giả được làm bằng sáp ong hoặc cao su. Mỗi mũ chúa giả được nhỏ vào một giọt sữa ong chúa pha loãng với nước cất.
  • Dùng que gắp chuyên dụng, gắp các ấu trùng ong non ở phần đáy của tổ ong và trong mũ chúa giả. Cẩn thận đặt ấu trùng ong nằm lên trên giọt sữa ong chúa đã được đổ vào ở bước trên.
  • Cẩn thận đặt các khay trên vào trong tổ ong. Khay cần được đặt vào chính giữa tổ ong và tách biệt với các khay chứa mật khác.
  • Sau thời gian 72 tiếng từ lúc bắt đầu cho khay chứa mũ chúa vào thì nên thu hoạch. Đây là thời điểm lượng sữa trong các mũ là nhiều nhất.
  • Nhấc các khay chứa mũ ong đã đầy sữa ra để chuẩn bị lấy sữa ong, cạo bỏ lớp sáp bên ngoài.
  • Gắp ấu trùng ong ra khỏi mũ chúa.
  • Dùng một chiếc thìa gỗ lấy sữa ong ra khỏi mũ chúa, bỏ vào trong một chiếc hũ và bảo quản ngay trong tủ lạnh.

Ngoài cách lấy sữa ong chúa trên, còn có một số cách lấy sữa ong chúa khác bằng cách sẽ tạo ra hàng loạt tổ ong chúa bằng cách lấy enzym và những mùi vị từ tổ ong chúa đem trét vào những tổ mới đã chuẩn bị sẵn. Mùi vị của các tổ ong giả đã đánh lừa các chú ong thợ. Khi các chú ong thợ khám phá ra tổ ong đang bị trống chúng liền tăng cường tiết sữa làm thức ăn cho ấu trùng ong chúa.

Nhiều nhà sản xuất với quy mô dạng xuất khẩu, họ có thể tạo hàng loạt ấu trùng ong và đặt máy hút tự động tại các tổ ong chúa lúc còn là ấu trùng. Sự hút sữa liên tục gây thiếu dinh dưỡng cho ấu chúa cũng làm cho các ong thợ bị đánh lừa và tiết sữa liên tục. Do vậy con người thu được nhiều sữa ong chúa hơn.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu, chất lượng sữa ong chúa phụ thuộc vào chất lượng của đàn ong thợ. Ong thợ khỏe thì sẽ cho sữa chúa với chất lượng cao. Do vậy trong quá trình nuôi ong người ta thường tạo cho ong môi trường sống tự nhiên, khí hậu ôn hòa, nhiều hoa tươi. Khi về mùa đông hoa nở ít người ta thường bổ sung dinh dưỡng cho ong bằng cách cho ăn men bia để tăng hàm lượng protein trong sữa ong chúa.

Thành phần hoá học trong sữa ong chúa rất phong phú và đa dạng với hàm lượng khác nhau. Bên cạnh đó, sữa ong chúa thu hoạch ở mỗi vùng khác nhau thì tỉ lệ phần trăm các nhóm chất thu được cũng khác nhau, nhưng thành phần chính hầu như không thay đổi.

  • Nước: hàm lượng nước trong sữa ong chúa khá ổn định với những nguồn thu hoạch ở nhiều nơi khác nhau, nó chiếm khoảng trên 60%.
  • Protein: Theo một số quan điểm, protein chiếm khoản 27-41% là một trong những phần quan trọng nhất của sữa ong chúa khô. Các axit amin có mặt với hàm lượng phần trăm cao nhất là: prolin, lysin, axit glutamic, p-alanin, phenylalanin, aspartate và serin.
  • Cacbonhydrat: Chiếm khoảng 30% trong sữa ong chúa khô.
  • Axit 10-hydroxy-2-decenoic (10-HDA): Đây là thành phần quan trọng nhất của sữa ong chúa, đồng thời cũng là hoạt chất đặc hiệu để phân biệt thật giả và đánh giá chất lượng của sữa ong chúa. Ở một số nước phát triển, người ta quy định sản phẩm sữa ong chúa phải có hàm lượng 10-HDA tối thiểu là 1,4% với sữa ong chúa tươi và 5% với sữa ong chúa đông khô.
  • Các muối khoáng: chiếm khoảng 0,8-3% trong sữa ong chúa. Các khoáng chất này giảm dần theo thứ tự: K, Ca, Na, Mg, Zn, Fe, Cu và Mn.
  • Các vitamin: vitamin B1 (thiamin), vitamin B2 (riboflavin), axit pantothenoic, biotin, niacin, axit folic, inositol, axetincolin, một lượng nhỏ vitamin C.

Tác dụng dược lý

Tác dụng dược lý 1

Sữa ong chúa giàu protein, chứa tất cả các axit amin thiết yếu, các axít béo không no tốt cho tim mạch. Sữa ong chúa còn chứa nhiều vitamin nhóm B, E, H, collagen,… tất cả đều có lợi cho da. Nếu thoa sữa ong chúa lên da hàng ngày có thể làm da trắng mịn và chống viêm da.

Do sữa ong chúa có tính kháng sinh – chống viêm tự nhiên, nên khi bôi lên da, các nốt mụn sưng viêm sẽ nhanh chóng giảm sưng đỏ, hết đau và hạn chế để lại sẹo thâm. Ngoài ra, các nhà khoa học còn quan sát thấy rằng sữa ong chúa có tính axit hữu cơ nhẹ, thành phần có chứa các BHA tự nhiên, nên khi bôi, đắp mặt nạ sữa ong chúa hàng ngày sẽ giúp tẩy sạch tế bào da chết trên bề mặt da, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông và làm mờ vết thâm, nám sạm.

Ngoài ra sữa ong chúa còn chứa nhiều hợp chất có thể làm giảm hàm lượng cholesterol. Một đánh giá của các nghiên cứu trên cơ thể người kết luận rằng sử dụng 50-100mg sữa ong chúa mỗi ngày có thể giảm 14% cholesterol và 10% triglycerit. Sử dụng sữa ong chúa thường xuyên có thể ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của xơ vữa động mạch.

Sữa ong chúa chứa 10-HDA là một loại axit không no tự nhiên có thể ức chế các tế bào ung thư, cụ thể là ung thư máu và ung thư vú. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng 10-HDA làm tăng khả năng miễn dịch hiệu quả.

Trong một số công trình khoa học đã công bố, sữa ong chúa được báo cáo như một tác nhân làm thay đổi miễn dịch trong bệnh Badơdô. Nó cũng được báo cáo là có tác dụng đối với hệ thần kinh đệm và các tế bào tuỷ sống trong hệ thần kinh. Ngoài ra sữa ong chúa còn được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng có khả năng chống mệt mỏi, chống dị ứng, chống lão hoá, chống vi khuẩn… rất có lợi cho cơ thể của chúng ta.

Tính vị, công năng

Sữa ong chúa có vị ngọt, hơi chua, hơi khé cổ, có tác dụng bổ dưỡng cao, tăng trọng, kích thích và điều hoà.

Công dụng

Sữa ong chúa được coi là loại thuốc bổ cao cấp có tác dụng kích thích phần giữa của não, tuyến yên dưới não và tuyến thượng thận, tăng cường tuần hoàn huyết dịch và điều hoà chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị lão hoá, được dùng cho những người mới ốm dậy, người già yếu, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau khi sinh đẻ bị thiếu máu, ít sữa, kém ăn, mất ngủ. Thuốc còn có khả năng kìm hãm một số vi khuẩn gây bệnh, giảm hiện tượng stress ở người lao động quá mức và cải thiện hệ thống miễn dịch. Liều dùng thông thường hàng ngày là 2-3 ml.

Hỏi đáp: Uống sữa ong chúa trước khi mang thai có lợi ích gì?

Sữa ong chúa đã được sản xuất dưới dạng biệt dược có tên là Apilat, Apilarnil, Vita – apinol. Viện Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi đã thử nghiệm trên lâm sàng thuốc bổ ” Sữa ong chúa – đinh lăng” thấy có tác dụng tốt làm ăn ngon, dễ ngủ, đỡ mỏi mệt, tăng cân, tăng lực cơ, giảm cholesterol. Thuốc gồm có sữa ong chúa (2,5%), dịch chiết rễ đinh lăng (5%), mật ong (15%), cồn (10%) và tá dược vừa đủ 100%.

Sữa ong chúa còn được chế biến thành bột ở dạng đông khô và đóng thành viên, mỗi viên có 0,06g sữa ong chúa dùng để chữa một số bệnh thần kinh, rối loạn tiêu hoá, thiếu máu, đặc biệt đối với trẻ em và người cao tuổi. Để làm cho da dẻ mịn màng, chữa tàn nhang, trứng cá ở phụ nữ, viêm da có mủ, mụn nhọt và chàm nhẹ ở trẻ sơ sinh, có thể dùng dạng kem sữa ong chúa 3% để bôi hàng ngày. Tuy là loại thuốc bổi dưỡng quý hiếm, nhưng sữa ong chúa lại cung cấp cho cơ thể lượng nhiệt năng rất lớn, nên khi dùng phải tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng, thời gian điều trị, nhất là đối với người có bệnh cao huyết áp, bệnh về huyết quản.

Theo tài liệu nước ngoài, sữa ong chúa chứa một số thành phần có tác dụng như hormon (nội tiết tố), có khả năng điều hoà kinh nguyệt và kích thích sinh dục trong một số trường hợp. Uống sữa ong chúa thấy bệnh trạng thuyên giảm rõ rệt ở người mắc bệnh liệt rung (Parkinson) và bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ. Còn đối với người bị liệt dương, sữa ong chúa làm khả năng sinh dục dần dần được hồi phục.

Lưu ý:

Người bị dị ứng với mật ong và các sản phẩm từ ong, bị bệnh hen, bệnh Addison do suy giảm về mặt nội tiết của vỏ thượng thận, phụ nữ đang hành kinh cũng không được dùng sữa ong chúa để tránh những phản ứng phụ không có lợi cho sức khoẻ.

Tìm hiểu thêm:

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/sua-ong-chua.html/feed 0
Nghệ xanh https://tracuuduoclieu.vn/nghe-xanh.html https://tracuuduoclieu.vn/nghe-xanh.html#comments Mon, 02 Aug 2021 06:22:56 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57059 Mô tả
  • Cây thảo, sống nhiều năm, cao 1,5 – 2m. Thân rễ mập, hình trái xoan, dài 16 cm, dày 3 cm, đầu màu hồng, vỏ ngoài màu xám sáng, mặt trong màu lục lợ.
  • Lá mọc so le, hình mác thuôn, dài 30 – 70 cm, rộng 9 – 13 cm, hai mặt nhẵn, có một vệt màu đỏ nhạt ở gần giữa, bẹ lá dài và nhẵn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá xuất phát từ thân rễ trên một cán dài thành bông to hình trụ, bao bọc bởi những lá bắc màu lục sẫm, đầu nhuốm đỏ; đài màu trắng hoặc vàng ngà, có 3 răng hình tam giác; tràng có ống hẹp, cánh hoa màu hồng sẫm, cánh lưng có mũi nhọn dài, nhị có trung đới hình mũi hẹp, nhị lép hình elip đính ở gốc chỉ nhị, màu vàng, cánh môi hơi xẻ 3, màu vàng, bầu có lông.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 7.

Phân bố, sinh thái

Cây phân bố tự nhiên ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Sơn La (Mộc Châu), Điện Biên (Tuần Giáo), Tuyên Quang (Chiêm Hóa, Yên Sơn), Hà Giang (Vị Xuyên và ngoại ô thị xã Hà Giang), Thái Nguyên (Phú Lương, Đại Từ). Cây cũng được trồng rải rác trong nhân dân. Trên thế giới, cây có ở Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Campuchia và Indonesia.

Nghệ xanh lá cây đặc biệt ưa ẩm và chịu bóng. Cây thường mọc nơi đất còn tương đối màu mỡ, giàu chất mùn, bên cạnh các lùm bụi quanh làng, ven đường đi, bờ nương rẫy nhưng gần nguồn nước. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa hè – thu, đến mùa đông toàn bộ phần trên mặt đất bị tàn lụi. Hiện chưa quan sát được quả cũng như cây con mọc từ hạt. Nhân trồng dễ dàng bằng các nhánh củ con. Trồng vào mùa xuân.

Bộ phận dùng:

Thân rễ.

Thành phần hóa học

Trong thân rễ nghệ xanh chứa tinh dầu, curcumenon, curcumol, curdion, epicurzerenon aerugidiol, difrucurmenon, guain, sesquiterrpen lacton, isofurranodien, furanodienon, dihydrogermacron, 13 hydroxygerlacron, zedoarol, sedoalacerol A và B redoalrondrol (guinolid) [Phạm Hoàng Hộ, 2006].

Theo Lã Đình Mồi (2002) [Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, tập 2, tr.256], thành phần của tinh dầu nghệ xanh gồm α – pinen (0,07%) β – pinen (1,23%) limonen (0,13%) 1,8 cineol (2,98%), decanon – 2 (0,21%), camphor (1,16%), nanonol – 2 (0,06%), α – terpineol (0,32%), 8 – elemen (0,21%), β-elemen (2,82%), β – caryophyllen (0,76%), menthol (0,04%), isoborneol (0,05%), borneol (0,13%) sesquiterpen hydrocarbon (0,20%), β – cubeben (1,15%), α – zingiberen (2,72%), α – curcumen (0,4%) β – bisabolen (1,42%) sesquiterpen derivat (0,75%) δ – elemen (1,50%) δ – lacton (0,64%) 19,9% sesquiterpen.

Tác dụng dược lý

Tác dụng ức chế yếu tố hoạt hóa tiểu cầu: Cao methanol chiết từ thân rễ cây nghệ xanh có tác dụng ức chế có ý nghĩa với nồng độ tối thiểu ức chế 50% (IC50) từ 1,2 đến 18,4 ug/ml (Jantan et al., 2005).

Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm: Có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm: Pseudomonas aeruginosa, Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus.

Hoạt tính chống oxy hóa in vitro: Hoạt tính chống oxy hóa được đánh giá qua tác dụng dọn gốc tự do DPPH (2,2 – diphenyl – 1 – picryhydrazyl) trong dung dịch ethanol bão hoà dùng acid ascorbic làm chất tham chiếu chống oxy hoá. Kết quả cho thấy, acid ascorbic với nồng độ 50 g/ml, khả năng dọn gốc tự do so với lô đối chứng là 86%, còn curdion và zederon cũng với nồng độ 50 ng/ml không có tác dụng [Tài liệu đã dẫn].

Tính vị, công năng

  • Nghệ xanh vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh can, có công năng phá huyết, hành khí, tiêu tích, thông kinh, chỉ thống.
  • Cũng từ tương tự như ở Việt Nam, tài liệu Trung Quốc cho rằng thân rễ nghệ xanh, vị đắng cay, tính ôn, có công năng phá huyết, hành khí, tiêu tích tụ, chỉ thống [TDTH, 1996, VV. 1939].

Công dụng

Thân rễ nghệ xanh được dùng trị tích huyết sinh đau bụng, kinh nguyệt bế tắc, ăn không tiền tích tụ lại, gan lách sưng to. Ngày dùng 3 – 10 sắc nước uống hoặc tán bột uống.

Trong thời kỳ đói kém, nhân dân lấy thân rễ, mài hoặc gia thành bột, rửa sạch bột bằng nước, phơi bột cho khô dùng thay cho sắn, ngô.

  • Ở Indonesia và Thái Lan, nhân dân dùng thân rễ ngải xanh (có thể phối hợp với một số vị thuốc khác) sắc cho phụ nữ sau khi sinh con để chống các bệnh phát sinh sau đẻ, được coi như để lọc máu. Uống trong và đắp ngoài để chữa ngoại ban, lở ngứa. Còn dùng chữa béo phì, thấp khớp và chống giun.
  • Có thể dùng thân rễ tươi làm thuốc nhuộm xanh [De Padua et al., 1999: 211; Med, herb index, 1995: 271].
  • Ở Trung Quốc, thân rễ ngải xanh được dùng chữa chứng giả tích tụ (chứng tích tụ hòn cục ở trong bụng), quảng phục trưởng thống (khoang bụng trướng đau), thực tích trướng thống (ăn không tiêu, bụng trướng đau), kinh bế phúc thống
    (không thấy kinh sinh đau bụng), khí huyết ngưng trệ [TDTH, 1996, II: 1939].

Chú ý:

  • Phụ nữ có thai không được dùng ngải xanh.
  • Người cơ thể yếu mệt cũng không nên dùng. Nhưng có thể phối hợp với nhân sâm, bạch truật để dùng khi yếu mệt.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nghe-xanh.html/feed 1
Thanh thất núi cao https://tracuuduoclieu.vn/thanh-that-nui-cao.html https://tracuuduoclieu.vn/thanh-that-nui-cao.html#respond Mon, 02 Aug 2021 06:07:41 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57302 Mô tả
  • Cây nhỡ, cao khoảng 20m. Thân cành nhẵn, toả rộng.
  • Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, dài đến 50 cm gồm 11 – 25 lá chét hình trái xoan hoặc gần tam giác, dài 7 – 12 cm, rộng 2 – 4 cm, có lông mịn, gốc lệch, có tuyến màu lục, đầu thuôn nhọn, mép khía răng; cuống lá nhẵn.
  • Cụm hoa có cuống mập mọc ở kẽ lá thành chùy phân nhánh dạng tháp dài và rộng, ngắn hơn lá; hoa rất nhiều, màu trắng lục, đơn tính; hoa đực có đài 5 răng hình chuông, tràng 5 cánh thuôn, có lông ở mép, nhị 10, chỉ nhị có ít lông, nhụy lép: hoa cái có đài và tràng giống hoa đực, bầu hình cầu có 5 cạnh, 1 – 5 lá noãn.
  • Quả có cánh, dài 4 – 6 cm, phần sinh sản ở giữa có vân mạng.
  • Mùa hoa: tháng 6 – 7; mùa quả: tháng 8 – 10.

Phân bố, sinh thái

Chi Ailanthus Desf có 3 loài ở Việt Nam, tất cả đều là cây gỗ và chỉ khác nhau ở vùng phân bố. Loài thanh thất núi cao cũng mới chỉ thấy ở vùng núi cao sườn Đông – Bắc dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc huyện Sa Pa, Bát Xát tỉnh Lào Cai và huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Độ cao phân bổ tử 1.500 đến 1.800m. Trên thế giới, loài này có ở Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc.

Thạch thất núi cao thuộc loại cây ưa sáng, ưa khí hậu mát lạnh quanh năm của vùng nhiệt đới núi cao hay ôn đới ẩm.

Bộ phận dùng:

Vỏ rễ, vỏ thân.

Thành phần hoá học

Thanh thất núi cao chứa nhiều hợp chất thuộc nhiều nhóm hoá học, đa phần thuộc nhóm quassinoid. Theo Võ Văn Chi 1997, gỗ chứa nhựa dầu, tanin, hydrocarbon, saponin, quassin, quercetin và vanilin (0,1 – 0,15%).

Tác dụng dược lý

Thanh thất núi cao có tác dụng trị tiêu chảy, có lẽ do chứa tanin và cũng gây tác dụng tẩy do hàm lượng nhựa và tinh dầu. Và còn có các tác dụng: cầm máu, kháng khuẩn, diệt amip, chống sốt rét, chống ung thư, chống co thắt, gây giãn cơ, khai thông, gây nôn, cầm máu, tác dụng làm săn, trị giun, hạ sốt, ức chế tim.

Cao chiết thanh thất núi cao gây sự chết tế bào theo chương trình. Các quassinoid ailantinol E, ailantinol F và ailantinol G phân lập từ thanh thất núi cao có tác dụng chống ung thư đối với giai đoạn đầu của sự hoạt hóa kháng nguyên.

Ở liều cao có khả năng điều trị tiêu chảy, lỵ, loét tá tràng, làm thuốc cầm gây ngộ độc, có thể gây tiêu chảy, chóng mặt, hoa máu và cũng được dùng trị bệnh lậu, khí hư, xuất mắt, nhức đầu, buồn nôn, nôn và đau nhói dây thần kinh ở các chi.

Tính vị, công năng

  • Vỏ cây thanh thất núi cao có vị đắng chát, mùi hội, có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, làm săn, sát trùng, cầm máu và trừ giun.
  • Lá có độc, động vật ăn vào có thể bị chết, người tiếp xúc cũng cây dị ứng, viêm tấy, phồng da.

Công dụng

Lá dùng nấu nước tắm rửa để chữa chốc đầu, ghẻ lở.

Vỏ cây thanh thất núi cao được dùng chữa đại tiện ra máu mạn tính. Lấy 12g phần trắng vỏ cây sắc uống, hoặc sắc rồi pha thêm ít rượu vào uống.

  • Để chữa kiết lỵ, tiêu chảy, dùng 12 – 20g vỏ khô sắc uống.
  • Để trị sán, dùng vỏ khô tán bột, uống mỗi ngày 1g, uống liền trong 7 ngày và cuối cùng uống một liều thuốc tẩy thì tẩy được sán ra.
  • Vỏ quả thanh thất núi cao cũng được dùng sắc uống chữa đại tiện ra máu, hoặc hóc xương cá với liều 12g.

Tuệ Tĩnh đã dùng vỏ cây thanh thất núi cao trong bài thuốc bổ âm, chữa dị mộng tinh và đái đục.

Ở Trung Quốc, thanh thất núi cao được dùng điều trị tiêu chảy, lỵ, loét tá tràng, làm thuốc cầm máu và cũng được dùng trị bệnh lậu, khí hư, xuất huyết tử cung.

Ở một số nước, thanh thất núi cao được dùng trị bệnh amip, tiêu chảy, lỵ, táo bón, hen, bệnh tim, co cứng cơ, đau kinh, động kinh, sốt, sốt rét, bệnh lậu, khí hư, ung thư, trị sán dây, trị giun. Liều dùng: 6 – 9g vỏ khô. Thận trọng khi dùng cho người âm hư, khí táo.

Bài thuốc có thành thất núi cao

  1. Chữa trĩ ở phụ nữ sau khi đẻ:Vỏ trắng cây thanh thất núi cao 12g, hạt sen 5g, hành 5 cây. Nấu nước và dùng nước sắc nóng để ngâm hậu môn, sau đó rửa sạch rồi nằm nghỉ. Làm nhiều lần thì có kết quả. Không ăn các chất kích thích và muối, tương, giấm.
  2. Chữa ung thư cổ tử cung: Vỏ khô cây thanh thất núi cao, tán bột, mỗi ngày uống 20g, chia 2 – 3 lần.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/thanh-that-nui-cao.html/feed 0
Tục tùy tử https://tracuuduoclieu.vn/tuc-tuy-tu-2.html https://tracuuduoclieu.vn/tuc-tuy-tu-2.html#respond Mon, 02 Aug 2021 04:34:28 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=57476 Mô tả
  • Cây thảo, sống một năm hoặc hai năm, cao 1 – 1,2m. Rễ cắm sâu, hình trụ. Thân rỗng, màu lục.
  • Lá mọc đối, không cuống, hình bầu dục hoặc mũi mác, gốc hình tim, đầu có mũi nhọn, hai mặt nhẵn, gân giữa khá rõ. Lá ở gần ngọn nhỏ và mọc sít hơn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu ngọn thành tán gồm nhiều nhánh lưỡng phân; hoa nhỏ hình chén; lá bắc 5 hàn liền ở gốc, giữa các lá bắc có tuyến; hoa đực nhiều, chỉ có 1 nhị; hoa cái độc nhất ở đầu một cuống dài, lúc đầu mọc thẳng sau uốn cong; bầu có 3 ô.
  • Quả nang, có 3 mảnh vỏ; hạt 3, hình cầu, màu nâu, nháp, có mồng.
  • Mùa hoa: tháng 6 – 7; mùa quả: tháng 8 – 9.

Phân bố, sinh thái

Tục tuỳ tử có nguồn gốc ở vùng ôn đới ấm phía Bắc. Cây đã từng được nhập nội vào Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước. Hạt giống của Trung Quốc đem gieo trồng ở trại thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu) đã nảy mầm và sinh trưởng, phát triển tương đối tốt. Hạt gieo đầu mùa xuân, sau 1 năm đã cao khoảng 40 – 45 cm. Cây trồng ở Sa Pa có hiện tượng bán tàn lụi vào mùa đông, nhưng chưa thấy hoa.

Tục tuỳ tử là loại cây tra ẩm, tra sáng và ưa vùng có khí hậu mát quanh năm. Cây có khả năng chịu được nhiệt độ thấp về mùa đông. Nguồn gen này hiện đã bị mất, cần có kế hoạch nhập lại giống để nghiên cứu thêm.

Bộ phận dùng:

Hạt.

Thành phần hoá học

  • Nhựa mủ chứa 3, 4 – dihydrophenylatanin
  • Hạt chứa B – sitosterol và 1 – hentriacontan. cuphorbetin, isoeuphorbetin cùng với dẫn chất tetramethyl ether.
  • Dầu hạt chứa một diterpen 3 vòng là 6, 20 – epoxylathyrol dưới dạng phenyl acetat – diacetat.
  • Dầu hạt và nhựa chứa lathyrol diacetat – benzoat và diacetat nicotinat và ingenol 2, 4, 6, 8, 10 – tetradecapentaenoat.
  • Thân chứa hentriacontan, taraxeron, taraxerol và betulin.

Tác dụng dược lý

Tác dụng trên u, ung thư và kích thích da:

Dịch chiết từ hạt cây tục tuỳ có tác dụng chống u trên mô hình gây u báng bằng tế bào Sarcoma – 180 ở chuột nhắt trắng.

Tác dụng trên virus:

Sử dụng phối hợp n – butyrat với cao dầu của hạt tục tùy làm tăng rõ rệt trên sự cảm ứng kháng nguyên của virus Epstein – Barr (VEB) giai đoạn sớm (I) và kháng nguyên và virus (II) của dòng tế bào nguyên bào lympho của người mang bộ gen của VEB.

Tính vị, công năng

Hạt tục tuỳ vị cay, tính ấm, hơi có độc; vào hai kinh can và thận; có công năng hành thuỷ, phá huyết, tán ứ.

Công dụng

Hạt cây tục tuỳ còn gọi là tục tuỳ tử hoặc thiên kim tử là loại thuốc công hạ mạnh, thường được dùng chữa thủy thũng, trướng mạn, huyết kết làm kinh bế tắc, nên được dùng để thông kinh, trị phụ nữ bế kinh, máu tích ứ. Dùng ngoài lấy bã hạt đắp lên chỗ mẩn ngứa.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/tuc-tuy-tu-2.html/feed 0
Lan kiếm https://tracuuduoclieu.vn/lan-kiem.html https://tracuuduoclieu.vn/lan-kiem.html#respond Wed, 14 Jul 2021 16:50:29 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56725 Mô tả
  • Cây thảo địa sinh, cao 0,5 – 0,9m.
  • Lá hình dải, dài 60 – 75 cm, rộng 0,8 – 3,5 cm, gốc có bẹ to mọc ốp vào nhau, gân lồi ở mặt dưới, đầu tù rồi nhọn, gân song song.
  • Cụm hoa mọc ở gốc thành chùm trên một cán dài 25 – 40 cm; lá bắc dài 1 cm; hoa màu lục nâu, có đốm đỏ ở giữa, lá đài và cánh hoa mảnh và hẹp, cánh môi hình chiếc đàn có thuỳ ở giữa cuộn cong về phía dưới. Cột dài 10 – 12 cm, có rãnh ở phía trước, rộng dần lên trên, khối phấn màu vàng, không cuống trên tuyến, bầu dài.
  • Quả nang.
  • Mùa hoa quả: tháng 6 – 10,

Phân bố, sinh thái

Chi Cymbidium Sw. có 24 loài ở Việt Nam (không tính các loài lai, loài nhập nội). Tất cả đều là những loại lan có giá trị làm cảnh cao, một số loài được dùng làm thuốc (Nguyễn Tiến Bân, et al., 2005; Võ Văn Chi, 1997…).
Loài lan kiếm có nguồn gốc từ vùng Đông – Bắc Ấn Độ, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Ở Việt Nam, lan kiếm phân bố tự nhiên ở các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum, Lâm Đồng. Đây là loài lan địa sinh, thường mọc trên các hốc mùn đá, hốc cây hay trên đất có nhiều mùn. Độ cao phân bố đế 1.500m.

Cây ưa bóng, ưa khí hậu ẩm mát dưới tán rừng, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 18 – 25°C. Trong tự nhiên, cây ra hoa quả hằng năm; song chỉ có hoa ở những nhánh trên một năm tuổi, những nhánh này sau một năm sẽ tàn lụi và từ gốc sẽ mọc ra 1 – 3 nhánh mới. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nhưng chưa rõ về cơ chế nảy mầm của hạt.

Nguồn lan kiếm mọc tự nhiên ở Việt Nam đã trở nên hiếm rõ rệt. Đó là hậu quả của việc thu thập bừa bãi để làm cảnh cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. ” Lan kiếm có tên trong Danh sách các loài cần được bảo vệ ở Việt Nam.”

Lan kiếm có thể trồng được, bằng các nhánh con thu thập trong thiên nhiên. Cây trồng bằng mùn núi hay xơ dừa trộn với than trấu đốt yếm khí. Chậu để trồng lan kiếm có nhiều lỗ nhằm thoát nước và thoáng khí. Cây trồng làm cảnh có thể ra hoa hằng năm.

Bộ phận dùng:

Toàn cây.

Tính vị, công năng

  • Hoa lan kiếm có vị thơm ngát, có tác dụng giải uất, lá có vị ngọt the, tính lạnh, không độc, vào các kinh phế, vị, can, có tác dụng thanh phế, khai uất, tiêu đờm, sinh tân dịch, bớt háo khát, làm tan phế khí uất kết và vị khí ngưng trệ, lợi tiểu tiện.
  • Rễ có vị ngọt, có độc, có tác dụng hoà huyết.

Công dụng

Hoa lan kiếm dùng ướp chè hay pha với chè uống, chữa say rượu, điều hòa khí huyết. Sắc uống và nấu nước rửa mắt chữa mắt mờ. Hoa khô sắc uống cầm tiêu chảy, hoặc làm cho dễ đẻ. Cất lấy nước hoa uống và nhỏ mắt sẽ sáng mắt.

Lá lan kiếm chữa nghẹt đờm tức ngực, nôn ọe, kinh nguyệt không đều, bệnh tiêu khát (đái tháo đường), ăn nhiều mà gầy. Lá còn dùng làm thuốc lợi tiểu. Ngày dùng 20 – 40g lá sắc uống hay hãm uống.

Rễ lan kiếm có độc, được dùng làm thuốc chữa họ, thổ huyết hay bị thương chảy máu; nếu bệnh cần có tác dụng nhanh thì giã vắt lấy nước cốt uống. Rễ lan kiếm chỉ được dùng làm thuốc theo liều lượng chỉ định.

  • Ở Trung Quốc, nước sắc thân rễ và rễ lan kiếm trộn với cơm nếp đã lên men, ăn làm thuốc chữa đau dạ dày, rễ còn là một thành phần của thuốc trị bệnh hoa liễu.
  • Ở Lào và Campuchia, hoa lan kiếm là một thành phần của thuốc rửa mắt, lá là thuốc lợi tiểu, và rễ trị ho.

Bài thuốc có lan kiếm

Chữa bạch đới, đái đục, đái buốt: Lá lan kiếm, lá huyết dụ, mỗi vị 20 – 40g. Sắc uống ngày một thang (Lãn Ông, Bách gia trận tàng).

Chữa trước ho có đờm rồi sau ho ra máu: Rễ lan kiếm, thiên môn, mạch môn, sinh địa, bạch thược, tang bạch bì, địa cốt bì, chi tử, mỗi vị 10 – 16g, sắc uống ngày một thang.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/lan-kiem.html/feed 0
Đăng tiêu https://tracuuduoclieu.vn/dang-tieu.html https://tracuuduoclieu.vn/dang-tieu.html#respond Wed, 14 Jul 2021 16:47:37 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56382 Mô tả
  • Dây leo, tán lá luôn xanh. Thân mảnh dài, màu xám hoặc nâu nhạt. Từ thân cây mọc ra những chùm rễ khí sinh lơ lửng để hút hơi nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.
  • Lá kép lông chim, mọc đối, gồm 7 – 9 lá chét hình trứng, dài 4 – 7 cm, rộng 2 – 3 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm, hoa 5. 8 màu đỏ da cam; đài nhỏ hình chén; tràng hình phễu thẫm dần về phía mép.
  • Quả nang, hạt có cánh mỏng.
  • Mùa hoa: tháng 5 – 10.

Phân bố, sinh thái

Chi Campsis Lour. ở nước ta mới biết có 2 loài, đều là cây nhập nội. Loài đăng tiêu trên có nguồn gốc ở vùng Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản), cây được trồng nhiều ở các quốc gia này và hiện du nhập sang nhiều nước khác.

Ở Việt Nam, đăng tiêu được trồng chủ yếu để làm cảnh, rải rác khắp các địa phương.

Bộ phận dùng:

Hoa thu hái lúc ra hoa vào mùa hè hoặc mùa thu, rồi đem phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

  • Tinh dầu hoa có furfuryl alcol và 2 – acetyl furan.
  • Lá chứa 2 flavanon disaccharide là naringenin – 7 – O – α – L – rhamnosyl (1 – 4) – rhamnosid và dihydrokaempferol – 3 – α – L – rhamnosido – 5 – O – β – glucosid. [Ram P. Rastogi et al., 1998, Compendium of Indian Medicinal Plants, vol.5 (1990 – 1994), 192].

Tác dụng dược lý

Tác dụng ức chế kết tụ tiểu cầu:

Năm chất triterpenoid pentacyclic là acid oleanolic, hederagenin, acid ursolic, acid tormentic và acid myrianthic được phân lập từ cao methanol của lá đăng tiêu có tác dụng ức chế kết tụ tiểu cầu trên mô hình thí nghiệm.

Tác dụng ức chế enzym cholesterol acyltransferase:

Bốn chất acid maslinic (1), acid corosolic (2), acid 23 – hydroxyursolic và acid arjunolic (4) được chiết xuất từ hoa của cây đăng tiêu có tác dụng ức chế hoạt độ của hACAT – 1. Với nồng độ 100 ng/ml của bốn acid trên, hoạt tính của enzym bị ức chế lần lượt là 46,2+ 1,1; 46,7 + 0,9; 41,5 1,3 và 60,8 + 1,1% so với lô đối chứng không dùng thuốc.

Tác dụng chống oxy hoá:

Cao hoa đăng tiêu còn có tác dụng dọn gốc tự do khá mạnh. Trong thí nghiệm với gốc DPPH (1,1 – diphenyl – 2 – pierylhydrazyl), đã xác định được nồng độ ức chế 50% sự hình thành gốc tự do IC50 = 20 ng/ml. Trên mô hình dọn gốc superoxyd trong hệ xanthin/xanthin Oxydase, đã xác định được nồng độ ức chế 50% hình thành gốc superoxyd IC5o = 52 ug/ml (Cui et al., 2006).

Tác dụng chống viêm:

Trên mô hình viêm cấp gây phù tại chuột bằng cách bôi lên da tại acid arachidonic hoặc 12 – O – tetra – decanoylphorbol – 13 – acetat (TPA), ngay sau đó, cao hoa đăng tiêu cũng được bối lên tại chuột, thấy phù giảm rõ rệt so với lô đối chứng chỉ bôi nước cất (Cui et al., 2006).

Tính vị, công năng

  • Hoa đăng tiêu vị ngọt, chua, tính lạnh, có công năng hành huyết, tán ứ huyết, lương huyết, điều hoà kinh nguyệt trừ phong.
  • Rễ có công năng hành huyết, tán ứ huyết, tiêu viêm, tiêu sưng phù.
  • Lá đăng tiêu vị đắng, tính bình, có công năng lượng huyết, tán ứ.

Ở Trung Quốc, “Bản Kinh” ghi: hoa đăng tiêu vị chua, tính hơi hàn. Sách “Ngô phổ bản thảo” trích các sách “Thần nông”, “Lôi Công”, “Kỳ Bá” ghi vị cay. Sách “Hoàng đế” ghi: vị ngọt, còn sách “Bản thảo bị yếu” ghi: hoa đăng tiêu vị ngọt, chua 1 tính hàn [TDTH, 1996, II: 2195]. Về quy kinh, sách “Cương mục” ghi: nhập kinh thủ túc quyết âm, sách “Lôi Công bào chế dược tính giải” ghi: nhập vào hai kinh can và tỳ; còn sách “Bản thảo tái tân” lại ghi: vào kinh thận [TDTH, 1996, II: 2195).

Công dụng

Hoa đăng tiêu được dùng trị vô kinh, bế kinh, bụng như có hòn cục. Liều dùng mỗi ngày 5 – 10g, có thể sắc, nhưng thường hãm với nước sôi, chia ra nhiều lần uống trong ngày. Dùng luôn 10 ngày, nếu quá ngày hành kinh thường lệ mà kinh không ra, thì dùng tiếp tục. Đang uống, nếu thấy kinh thì ngừng.

Còn được dùng chữa kinh nguyệt không đều, bạch đới, rong kinh, đau vùng thượng vị. Rễ được dùng chữa thấp khớp, viêm dạ dày ruột cấp. Ngày 10 – 30g sắc uống. Dùng ngoài, lấy rễ hoặc lá tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ bị đòn ngã tổn thương, thấp khớp.

Ở Trung Quốc, người ta dùng hoa, tên vị thuốc được gọi là lăng tiêu hoa để chữa phụ nữ có máu kết thành cục, bế kinh, ứ huyết sinh đau, máu nhiệt ra sinh phong. Còn dùng khi phụ nữ đẻ xong bị phù, ngứa ngáy ngoài da, mày đay, mụn trứng cá. Liều dùng mỗi ngày 4 – 12g, sắc nước uống.

Bài thuốc có đăng tiêu

Chữa phụ nữ tắc kinh, vô kinh:

Đăng tiêu hoa, xuyên khung, bạch thược, hồng hoa, mỗi vị 5g; đương quy, thục địa, mỗi vị 10g.
Sắc uống mỗi ngày một thang, một đợt dùng 7 – 10 thang.

Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh:

Đăng tiêu hoa, hoa hồng, mỗi vị 9g, ích mẫu, đan sâm (rễ), mỗi vị 15g, hồng hoa 6g. Sắc nước uống ngày một thang, dùng luôn 7 – 10 thang.

Chữa viêm dạ dày, viêm ruột cấp:

Đăng tiêu rễ 30g, gừng tươi ba lát, sắc nước uống, ngày một thang.

Chú ý: Không được dùng hoa đăng tiêu cho phụ nữ có thai, người mới ốm dậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/dang-tieu.html/feed 0
Dây thần thông https://tracuuduoclieu.vn/day-than-thong.html https://tracuuduoclieu.vn/day-than-thong.html#respond Wed, 30 Jun 2021 07:30:54 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=56278 Mô tả
  • Dây leo. Thân mảnh có cạnh khía, thắt lại ở những mấu.
  • Lá có cuống, hình bầu dục, dài 8 cm, rộng 7 cm, gốc hình tim, đầu hơi nhọn, hai mặt nhẵn, mép nguyên, gân chính 5 – 7.
  • Cụm hoa mọc kẽ lá thành chùm đơn, mang ít hoa ở phần trên cuống; lá bắc nhọn; hoa có 3 lá đài ngoài rất nhỏ, 3 lá đài trong, cong lớn hơn; cánh hoa 6, xếp đối diện và bọc lấy nhị, ngắn hơn các lá đài trong, nhị 6, bao phấn hình vuông, chỉ nhị dài; nhị lép 6; bầu hình trứng, thắt lại ở đầu chứa 1 noãn.
  • Mùa hoa: tháng 11 – 12.

Phân bố, sinh thái

Chi Tinospora Miers. ở Việt Nam đã biết có 5 loài, 4 loài trong số đó là cây thuốc. Song loài dây thần thông kể trên hiện mới biết về phân bố rất hạn chế, bao gồm Ninh Bình, An Giang, Cần Thơ nên những hiểu biết khác về mặt sinh học cũng chưa được đầy đủ. Về phân bố trên thế giới của dây thần thông mới ghi nhận được ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Đây là loài cây mang tính chất nhiệt đới, ưa sáng, rụng lá vào mùa khô và ra hoa trước hoặc đồng thời với mọc lá non. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và có khả năng mọc chồi sau khi chặt.

Cần đi sâu điều tra, nghiên cứu thêm về các đặc điểm sinh học của cây thuốc này ở Việt Nam.

Bộ phận dùng:

Thân và rễ.

Thành phần hoá học

Thân và rễ dây thần thông chứa các nhóm chất chính sau đây: các chất đắng: columbin, chasmanthin, palmarin, tinosporin, acid tinosporic, một glycosid đắng có tên là giloin. Các glycosid không đắng như: giloinin, tinocordifoliosid, tinocordifolin, tinosposid, tinosporasid, cordifolid, tinocordiosid (Trung dược đại từ điển, 1993).

Ngoài ra còn chứa berberin (The Wealth of India, 1976) phytosterol: ginosterol, các glucosid của siringin và các chất khác như: tinosponon, tinosporid, picroretin, magnoflorin, tembetarin, epimer của 6 – hydroxyarcangelisin và arabinogactan có tác dụng miễn nhiễm (Phạm Hoàng Hộ, 2006).

Thân và lá còn chứa tinh dầu và acid béo.

Tác dụng dược lý

Chống đái tháo đường:

Cao chiết dây thần thông được cho chuột nhắt trắng gây đái tháo đường bằng streptozotocin uống trong 30 ngày, đã thể hiện tác dụng hạ glucose huyết, dự phòng chứng đa niệu, và dự phòng sự tăng nồng độ albumin trong nước tiểu ở chuột điều trị so với ở chuột đối chứng đái tháo duròng (Grover J.K. et al., 2001).

Điều hoà miễn dịch:

Cao thần thông tăng khả năng thực bào và diệt vi khuẩn của bạch cầu trung tính tăng lên, vì vậy dây thần thông có vẻ tác động do làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể chủ [de Padua L.S. et al. 1999: 479 – 483).

Chống ung thư:

Kết quả đạt được với 26 bệnh nhân ung thư vú được điều trị bằng hóa trị liệu đồng thời với một cao nước chuẩn hóa dây thần thông qua 6 chu kỳ cho thấy các tác dụng không mong muốn xảy ra ít hơn ở nhóm điều trị với cao dây thần thông.

  • Dây thần thông cũng làm tăng chỉ số chết tế bào theo chương trình một cách phụ thuộc vào liều ở các tế bào 4937, và làm tăng sự chết tế bào theo chương trình gây bởi cytarabin và cisplatin.
  • Như vậy, dây thần thông có triển vọng là một thuốc bổ trợ cho hoá trị liệu ung thư (Oak M. A. et al., 2000).

Bảo vệ gan, chống loét dạ dày:

Tác dụng của dây thần thông được thử nghiệm trên độ thấm thủy lực của nước khi có mặt muối mật trong mô hình vận chuyển ở tế bào. Đã nhận xét thấy trị số của độ thấm thủy lực giảm xuống khi có mặt dây thần thông và muối mật.

Chống oxy hoá:

Cao chiết từ dây thần thông làm giảm độc tính gây bởi gốc tự do và ức chế sự peroxy hoá lipid và sự sinh các gốc superoxyd và hydroxyl in vitro. Làm giảm các tác dụng không mong muốn của cyclophosphamid ở chuột nhắt trắng, thể hiện ở số đếm toàn bộ bạch cầu, tế bào tuỷ xương và tế bào dương tính với esterase.

Chống viêm, giảm đau, hạ sốt, chống dị ứng:

Bột dịch ép thân dây thần thông với liều 50 – 200 mg/kg gây ức chế một cách phụ thuộc vào liều phụ bàn chân huột cống trắng gây bởi carragenin và histamin. Tác dụng có thể so sánh được với thuốc ức chế cyclooxygenase chuẩn Ibuprofen 100 mg/kg và tỷ lệ % bảo vệ là 63,41% và 65,78%, tương ứng (Reddy G.D. et al., 2003).

Dây thần thông có tác dụng chống dị ứng thể hiện ở hoạt tính làm giảm co thắt phế quản ở chuột lang, giảm độ thấm mao mạch ở chuột nhắt trắng và giảm số lượng dưỡng bào bị vỡ ở chuột cống trắng (Williamson E.M. et al., 2002: 302 . 304].

Tính vị, công năng

Dây thần thông có vị rất đắng, tính hàn, có tác dụng hạ sốt, tiêu tích trệ, tiêu huyết ứ, tán ung độc, lợi tiểu, thông kinh, lợi tiêu hóa.

Công dụng

Dây thần thông được dùng chữa sốt, sốt rét, viêm họng, đầy hơi, táo bón, bế kinh, kinh nguyệt không đều. Còn trị thấp khớp, đái tháo đường, làm thuốc bổ đắng giúp cho tiêu hóa dễ.

Liều dùng chữa sốt rét: ngày uống 1-2g cao dưới dạng viên. Thân cây, ngày uống 2-3g dưới dạng thuốc bột, 4-8g dưới dạng rượu thuốc.

Dây thần thông dùng ngoài giã đắp hoặc sắc lấy nước rửa các vết loét.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/day-than-thong.html/feed 0
Cây trứng cá https://tracuuduoclieu.vn/cay-trung-ca.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-trung-ca.html#respond Fri, 25 Jun 2021 15:45:25 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?post_type=dl&p=55933 Mô tả
  • Cây nhỏ hoặc cây nhỡ. Cành nằm ngang, cong xuống phía dưới, có lông hình sao.
  • Lá hình trái xoan, phiến không đều, dài 7 – 12 cm, rộng 2 – 4 cm, gốc có tại ở một phía, đầu nhọn, mép khía răng không đều, hai mặt có lông, trắng nhạt ở mặt dưới, gân gốc 4, cuống lá dài 3 – 5 cm, có lông, lá kèm hình chỉ, gấp khúc.
  • Hoa mọc đơn độc, tụ họp thành 2 – 3 cái ở kẽ lá, cuống hoa dài hơn cuống lá, màu trắng, đài có 5 răng có lông dày ở hai mặt, đầu là đài có mũi nhọn hình chi; tràng 5 cánh hình bầu dục, thắt lại ở móng, nhị nhiều đính trên một đĩa bao quanh bầu, chỉ nhị mảnh; bầu hình trứng có lông tuyến, 5-7 ô, chứa nhiều noãn.
  • Quả nạc, hình cầu nhắc, đường kính khoảng 1 cm, hạt nhiều.

Phân bổ, sinh thái

Chi Muntingia L. ở Việt Nam chỉ có một loài là cây trứng cá hay chị gọi là cây mật sâm kể trên. Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ, sau lan ra khắp các vùng nhiệt đới khác. Cây trứng cá ở nước ta được trồng rải rác khắp tất cả các tỉnh phía Nam, ở Miền Bắc cũng có trồng, nhưng ít hơn.

Trứng cá là loại cây gỗ nhỏ, ưa sáng, chịu hạn tốt và mọc nhanh. Cây có thể sống được trên mọi loại đất, kể cả trên cát thô ở vùng ven. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Quả chín ăn được, đồng thời đây cũng là nguồn thức ăn của nhiều loại chim, dơi và sóc.

Bộ phận sử dụng

Rễ, lá.

Thành phần hóa học

Lá và hoa chứa kaempferol, quercetin và các 3 – 0 – galactosid của chúng, acid cafeic và luid ellagic.

Lá và thân chứa chrysin, 2’, 4’- dihyrochalcon, galangin 3, 7 – dimethylether, 5,7 – dihydroxy – 8 – methoxyllavonol, tilirosid và buddlenoid.

  • Đáng lưu ý là chrysin, 2’, 4′ – dihydroxychalcon và galang 3, 7 – dimethylether có hoạt tính sinh học với một nhóm dòng tế bào ở người và chuột [Ram P.Rastogi et al., vol.5. 1998].
  • Phần thịt bao gồm quả chứa chất rắn toàn phần 24,6%, chất rắn không tan 8,4%, protein 1,98%, đường khử 8,05%, sucrose 5,34%, acid (tính theo acid malic 0,08%) [Sastri et al., 1962,VI: 446].

Tác dụng dược lý

Rễ cây trứng cá được nghiên cứu để phát hiện thuốc chống ung thư mới. Các chất phân lập từ mật sâm đã thể hiện tác dụng độc hại tế bào đối với các tế bào P388 nuôi cấy. Các chất chiết flavan có tác dụng mạnh hơn các chất chiết flavon. Sáu flavan (1 – 6) còn thể hiện tác dụng có phần đặc hiệu đối với u hắc sắc tố và tế bào KB.

Hai hợp chất (6 và 7) có hoạt tính độc hại tế bào nói chung. Sáu flavon (6 – 11) có tác dụng độc với dòng tế bào ung thư ruột kết người (Kameda N et al., 1990).

Từ lá cây trứng cá đã phân lập được một số flavanon và flavon có tác dụng gây cảm ứng hoạt tính của enzym quinon reductase (Su B.N et al., 2003). Mật sâm có hoạt tính kháng khuẩn yếu. Nồng độ ức chế thấp nhất (MIC) trên Escherichia coli C600 của cao chiết methanol quả mật sâm tươi là 1.024 ng/ml, và trên Staphylococcus aureus 209P là 256 ug/ml (Yasunaka K. et al., 2005).

Công dụng

Theo kinh nghiệm dân gian, lá cây trứng cá được dùng sắc thông để làm thuốc điều kinh và chữa các bệnh về gan ở một số địa phương (Võ Văn Chi, 1997: 73).

Ở Campuchia, rễ cây trứng cá được phối hợp với một số dược thảo để làm thuốc điều kinh và trị các bệnh về gan.

Ở Philippin, nước hãm hoa được dùng trị nhức đầu, cảm lạnh.

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, thuốc hãm hoa trứng cá (mật sâm) được dùng trị nhức đầu và cảm lạnh. Quả ăn được, ngọt và có vị ngon. Nước hãm lá được dùng uống như nước chè (Sastri BN. et al., 1962: 445 – 446; Seetharaman T.R., 1990).

  • Người dân bản xứ ở Brazin dùng nước hãm lá trứng cá theo kinh nghiệm cổ truyền để làm cho thai dễ ra (Di Stasi LC et al., 1994).
  • Mật sâm được dùng trong y học dân gian Mexico để trị bệnh sởi, mụn mủ ở miệng và đau dạ dày (Yasunaka K. et al., 2005).
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-trung-ca.html/feed 0