Mục lục
Mô tả cây
- Cây thân thảo, cao 0,6-1,2m. Thân rễ khỏe chắc, màu trắng phủ nhiểu vẩy, có lông cứng
- Lá hình rải dẹp, dài, thuôn nhọn ở đầu, nhẵn hoặc có lông ở mặt dưới, mặt trên và mép lá ráp. Lá non màu lục nhạt. Mép lá sắc.
- Cụm hoa hình chùy nhưng hình bắp dài 5-20cm màu trắng , bông nhỏ màu tím nhạt . Hoa có 2 nhị , chỉ rất dài , bao phấn thuôn hình dải.
- Mùa hoa quả : quanh năm
Phân bố
- Cây ưa sáng, sống dai, có thể mọc trên mọi loại đất, có khả năng chịu hạn cao.
- Ở Việt Nam, cỏ tranh phân bố ở khắp nơi từ các đảo, vùng đồng bằng, trung du , miền núi đến độ cao hơn 2000m.
Bộ phận dùng
Thân rễ.
Thành phần hóa học
- Cỏ tranh non chứa protein 6,56%, Ca 0,39%, N 1.05% , P 0,22%, tinh bột 10,07%, vitamin A và C.
- Thân rễ chứa đường toàn phần.
Tính vị
- Rễ có vị ngọt, tính hàn.
- Hoa có vị ngọt tính mát.
Công dụng và liều dùng
- Tính chất theo tài liệu cổ: Bạch mao căn có vị ngọt tính hàn, hoa có vị ngọt tính ôn. Vào ba kinh tâm, tỳ, vị, có tác dụng trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, dùng chữa nội nhiệt phiền khái, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, máu cam.
- Rễ cỏ tranh có tác dụng thông tiểu tiện và tẩy độc cơ thể. Còn dùng chữa sốt nóng, khát nước, niệu huyết, thổ huyết.
- Liều dùng 10-40g dưới dạng thuốc sắc
Đơn thuốc có cỏ tranh
- Chè lợi tiểu: Râu ngô 40g, xa tiền 25g, rễ cỏ tranh: 30g, hoa cúc 5g, tất cả thái nhỏ, trộn đều. Mỗi lần cân 50g pha thành 0,75 lít chia uống trong ngày vào lúc khát
- Trẻ em 6-14 tuổi, ngày cân 25g pha với 350ml chia uống trong ngày vào lúc khát
- Như thần thang (Thánh huệ phương) chữa phổi nóng, hen có cử: sinh mao căn sắc uống lúc còn nóng vào sau bữa ăn
- Ma căn, chữa đái ra máu: bạch mao căn, khương than, thêm mật ong trắng, sắc uống
Chú thích:
Lá non dùng cho trâu, bò, ngựa ăn rất tốt. Lá già dùng để lợp nhà.