Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Củ dòm

Tên tiếng Việt: Củ dòm, Củ gà ấp, Hán phòng kỷ, Phấn phòng kỷ, Phòng kỷ, Thạch thiềm thừ

Tên khoa học: Stephania dielsiana Y. C. Wu

Họ: Menispermaceae (Tiết dê)

Công dụng: Chữa tê thấp, nhức mỏi, đau bụng (Rễ củ). Còn giã đắp chữa sưng bắp chuối, nhọt cứng, áp xe. Nấu nước uống chữa lỵ ra máu, đau dạ dày.

 

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hóa học
  • Tác dụng dược lý
  • Công dụng của củ dòm
    • Theo đông y
    • Theo nghiên cứu khoa học
  • Bài thuốc từ củ dòm
    • Bài thuốc chữa viêm khớp, viêm đa khớp, sưng đau xương khớp
    • Chữa trị cơ bắp nhão, phù thũng, đau và tê chân tay, chóng mặt
    • Trị cước khí, phát sốt, sợ lạnh và chân sưng phù
    • Thanh nhiệt, lợi thủy, thông dương, bổ hư, chữa hàn ẩm, ho, có đờm, mũi họng khô, hơi thở hôi
    • Chữa nhiệt tý, thấp khớp cấp
  • Lưu ý khi sử dụng
Cây củ dòm (Stephania tetrandra S. Moore), thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), là một loại dược liệu quý được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc từ lâu đời.  Trong y học cổ truyền, cây củ dòm đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm giảm đau và giảm sưng. Nó cũng được cho là có một số đặc tính lợi tiểu. Ngoài ra, cây củ dòm còn có thể có tác dụng an thần và hỗ trợ giấc ngủ.

Mô tả

  • Dây  leo, sống  nhiều năm, dài 2 – 3 m. Rễ củ to, đa dạng, nhưng thường thuôn dài, có vỏ ngoài nhăn nheo, thịt cứng rắn màu vàng nâu. Lá mọc so le, hình tam giác gần tròn, dài 9 – 13 cm, rộng 8 – 12 cm, phiến mỏng nhẵn, gốc bằng hoặc hơi lõm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc có ít răng rất nhỏ ở phía đầu lá, hơi lượn sóng, bấm lá thấy có nhựa màu tím hồng, cuống lá dài 4.5 – 8,5 cm, đính vào 2/3 phiến lá, gân lá xếp dạng chân vịt, nửa cuống lá phía trên và gân lá mặt sau có màu tím hoặc hồng. Hoa nhỏ, đơn tính khác gốc, hoa đực tụ hợp thành tán giả, có 6 lá đài màu tím xếp thành hai vòng, 3 cánh hoa màu vàng cam, nhị đính trên môi trụ ngắn, hoa cái thành dạng đầu, có 1 lá đài màu tím, 2 cánh hoa màu vàng cam có vân tím, đầu nhụy chia thùy.
  • Quả hình trứng dẹt, dài 0,8 – 0,9 cm, hạt có 4 hàng gai cong nhọn và có lỗ ở giữa.
  • Mùa hoa: tháng 4 – 5; mùa quả: tháng 6 – 7.
  • Cần phân biệt củ dòm với các loài bình vôi cũng có nơi gọi là củ gà ấp, nhưng khác ở chỗ bình vôi có củ hình tròn và ngắn, lá mặt sau chỉ một màu xanh lục nhạt.

Mô tả 1

Phân bố, sinh thái

Chi Stephania Lour, gồm các loài là dây leo, rụng lá mùa đông, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, có 10 – 12 loài, trong đó chỉ có 2 – 3 loài không có rễ phình thành củ. Loài củ dòm được xếp vào diện tương đối hiếm, có điểm phân bố ở Ba Vì (Hà Tây), Kỳ Sơn (Hoà Bình), Bạch Thông (Bắc Cạn) và Trà My (Quảng Nam). Cây thường mọc trong các quần thể rừng ẩm, trên núi đất hoặc núi đá vôi với độ cao 300 – 800m.

Củ dòm là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc trùm lên các cây bụi khác. Cây ra hoa quả hàng năm, tuy nhiên rất hiếm gặp cây cái trong tự nhiên, Hạt củ dòm được gieo thử có khả năng nảy mầm tốt. Sau 4 tháng, từ phần rễ mầm bắt đầu phình to thành củ. Củ dòm cũng được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam để lưu ý bảo vệ.

Phân bố, sinh thái 1

Bộ phận dùng

Củ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học 1

Củ dòm chứa nhiều alcaloid cyclanolin, L – tetrahydropalmatin, crebanin, dehydrostephanin, magnoflorin, Stephanin, sinoaculin, xylopinin (CA 98. 212854c, CA 94: 127. 208v).

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu của y học hiện đại thì củ dòm có chứa các thành phần chính bao gồm:

  • Alcaloid Tetrandrine
  • Cyclanoline
  • Fenchinoline
  • Menisine
  • Fangchinoline
  • Demethyltetradine
  • Dimetyl Tetradrine
  • Berbamine
  • Cyclanoline
  • Fanchinine
  • Tetradine
  • Menisidine

L. tetrahydropalmatin (gindarin) có tác dụng an thần, gây ngủ, hạ sốt, giảm đau, giải co thắt cơ trơn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất có trong cây củ dòm, như tetrandrine và fangchinoline, có thể có đặc tính giảm đau. Những hợp chất này được cho là hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của một số enzym và kênh ion trong cơ thể.

Công dụng của củ dòm

Theo đông y

Thanh nhiệt giải độc: Cây củ dòm tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giúp tống máu nóng và độc tố ra khỏi cơ thể. Nó có thể được sử dụng trong điều trị các triệu chứng như đau họng, đau răng, đau dạ dày, v.v.

Thanh phong giảm đau: Cây củ dòm có tác dụng thanh phong thấp, thông huyết, giảm đau, có thể thanh trừ tà khí thấp khớp trong cơ thể, hỗ trợ điều trị một số bệnh thấp khớp như thấp khớp, đau lưng, đau chân.

Lợi tiểu và giảm sưng: Cây củ dòm có tác dụng thanh nhiệt, tán hàn, thúc đẩy khí huyết lưu thông, giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của nước trong cơ thể, đạt được tác dụng lợi tiểu và giảm sưng. Nó thường được dùng để điều trị các triệu chứng như tiểu thấp nhiệt, phù nề, v.v.

Nhân dân địa phương thường dùng củ dòm làm thuốc chữa đau đầu, đau bụng, đau lưng, sốt rét, phù thũng, chân tay nhức mỏi. Củ dòm được dùng ở Bắc Thái, Hà Tây để chữa kiết ly, đại tiện ra máu, đau bụng kinh niên, đau dạ dày.

Ở một số địa phương, nông dân còn cho trâu bò uống nước sắc củ dòm khi chúng chán ăn, chê cỏ. Ở Trung Quốc, củ dòm được dùng chữa đau dạ dày, đau răng, viêm họng, viêm dạ dày – ruột… dùng ngoài, chữa vết thương, mụn nhọt, rắn cắn.

Theo nghiên cứu khoa học

Gần đây, cây củ dòm đã thu hút sự chú ý nhờ vào các công dụng, đặc biệt là khả năng ức chế tế bào ung thư. Tại Việt Nam, rễ của cây củ dòm sau khi phơi hoặc sấy khô được gọi là Phấn Phòng Kỷ hay Phòng Kỷ (Radix Stephaniae Tetrandrae).

Các nghiên cứu dược lý cho thấy cây củ dòm có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Một số alkaloid có trong cây, đặc biệt là tetrandrine, có tác dụng hạ huyết áp nhanh, làm giãn mạch vành, tăng lưu lượng máu qua mạch vành, từ đó giúp giảm tiêu hao ôxy của cơ tim. Cây củ dòm còn có tác dụng chống rối loạn nhịp tim và giảm đau.

Theo nghiên cứu, cây củ dòm có tới 15 công dụng khác nhau. Chất tetrandrine, một alkaloid được chiết xuất từ rễ cây, có khả năng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư dạ dày và các sinh khối u. Các hoạt chất khác như fangchinoline và cepharanthine cũng được chiết xuất từ cây này và các loài liên quan, có tác dụng ức chế sự phát triển của virus Corona trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Điều này cho thấy cây củ dòm có thể là một nguồn tiềm năng để ngăn ngừa và điều trị nhiễm virus.

Tại Trung Quốc, các hoạt chất chính của cây củ dòm được sản xuất bao gồm tetrandrine (C38H42N2O6) và fangchinoline (C37H46N2O6). Nhiều nghiên cứu đã công bố về thành phần hóa học và tác dụng của cây củ dòm, đặc biệt trong lĩnh vực dược lý và độc tính.

Một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra tiềm năng của cây củ dòm trong việc chữa trị bệnh COVID-19, mặc dù các thông tin về phương thức trồng cây này còn khá hạn chế. Hiện tại, cây củ dòm chủ yếu được thu hái từ tự nhiên ở Trung Quốc, nhưng nghiên cứu về kỹ thuật trồng cây vẫn còn ít. Tại Việt Nam, cây củ dòm đã được các doanh nghiệp bắt đầu phát triển vùng trồng ở các tỉnh như Hòa Bình, Sơn La, Gia Lai, Phú Thọ và Thái Nguyên. Tuy nhiên, việc trồng cây củ dòm tại Việt Nam gặp khó khăn vì thiếu thông tin về đặc điểm sinh trưởng của cây.

Bài thuốc từ củ dòm

Bài thuốc chữa viêm khớp, viêm đa khớp, sưng đau xương khớp

Bài thuốc thứ nhất:

  • Củ dòm: 10g
  • Tằm sa: 10g
  • Uy linh tiên: 12g
  • Kê huyết đằng: 15g

Các vị thuốc làm thành 1 thang, sắc uống 1 ngày 1 thang.

Bài thuốc thứ hai:

  • Phòng kỷ: 15g
  • Ý dĩ nhân: 15g
  • Ngưu tất: 9g
  • Mộc qua: 9g

Các vị thuốc sắc uống khi còn nóng, mỗi ngày một thang.

Bài thuốc thứ ba:

  • Củ dòm: 12g
  • Sinh khương: 12g
  • Bạch linh: 12g
  • Bạch truật: 12g
  • Cam thảo: 9g
  • Quế chi: 3g
  • Ô đầu: 6g

Các vị thuốc làm thành 1 thang, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa bí tiểu, phù thũng

Chuẩn bị:

  • Củ dòm: 10g
  • Bạch truật: 10g
  • Cam thảo (nướng): 5g
  • Hoàng kỳ (sống): 16g

Thực hiện: Sắc các vị thuốc với nhau, uống 1 thang/ngày.

Trị đau dây thần kinh

Chuẩn bị:

  • Phấn phòng kỷ: 23g
  • Diphenhydraninum: 25mg

Thực hiện:

  • Chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

Chữa trị cơ bắp nhão, phù thũng, đau và tê chân tay, chóng mặt

Chuẩn bị:

  • Củ dòm: 2,4 – 3g
  • Quế chi: 2,4 – 3g
  • Hoàng kỳ: 2,4 – 3g
  • Phục linh: 4 – 6g
  • Cam thảo: 1,5 – 2g

Thực hiện: Các vị thuốc làm thành một thang, mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Trị cước khí, phát sốt, sợ lạnh và chân sưng phù

Chuẩn bị:

  • Củ dòm: 8g
  • Sinh địa: 8g
  • Tê giác: 8g
  • Bạch truật: 6g
  • Thương truật: 6g
  • Xuyên khung: 6g
  • Binh lang: 4g
  • Cam thảo: 4g

Thực hiện: Sắc các vị thuốc với nhau, dùng uống 1 thang/ngày.

Thanh nhiệt, lợi thủy, thông dương, bổ hư, chữa hàn ẩm, ho, có đờm, mũi họng khô, hơi thở hôi

Chuẩn bị:

  • Củ dòm: 120g
  • Thạch cao: 40g
  • Nhân sâm: 160g
  • Quế chi: 80g

Thực hiện: Các vị thuốc cho vào ấm sắc cùng với 600ml nước, sắc cho đến khi còn 200ml, uống khi còn ấm.

Chữa nhiệt tý, thấp khớp cấp

Chuẩn bị: Rượu ngâm củ dòm 10%

Thực hiện: Uống 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10-20ml. Cứ 10 ngày hết một liệu trình điều trị, nghỉ 4-5 ngày rồi tiếp tục dùng. Dùng liên tục 3-6 liệu trình để đạt hiệu quả tốt hơn.

Lưu ý khi sử dụng

Củ dòm là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, nhưng việc sử dụng nó cần hết sức thận trọng. Dưới đây là những điều bạn cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

Tính chất dược liệu: Củ dòm có vị đắng, tính hàn và có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tỳ vị (hệ tiêu hóa). Do đó, phụ nữ mang thai, những người có tỳ vị hư yếu, âm khí hư hoặc không có các chứng thấp nhiệt (nóng trong người) tuyệt đối không được dùng.

Tác dụng phụ: Việc sử dụng củ dòm không đúng cách có thể gây hại cho thận, gan và ảnh hưởng đến tuyến thượng thận. Vì vậy, cần phải hết sức cẩn trọng khi dùng các bài thuốc từ dược liệu này.

Kiêng kỵ thực phẩm: Trong quá trình sử dụng cây củ dòm, bạn nên tránh uống các loại đồ uống có tính kích thích như trà, cà phê, vì chúng có thể làm giảm tác dụng của dược liệu này.

Lời khuyên từ thầy thuốc: Theo y học cổ truyền, củ dòm có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau và giảm sưng. Tuy nhiên, nó cũng chứa nhiều độc tố. Để đảm bảo an toàn, bạn cần trao đổi kỹ với thầy thuốc trước khi sử dụng để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

 

 

 

Cập nhật: 06/02/2025

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Hoàng kinh

Xoan ấn độ

Tra vồ

Bạc thau hoa đầu

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑