Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Đậu răng ngựa

Tên khoa học: Vicia faba L.

Tên đồng nghĩa: Faba vulgaris Moench.

Họ: Đậu (Fabaceae)

Công dụng: dùng làm mát, thanh nhiệt, lương huyết, lợi niệu, trừ thấp, dùng để ăn hoặc làm tượng như hạt đậu nành.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Thành phần hóa học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

  • Cây thảo, sống hằng năm, cao 0,6 – 1m hoặc hơn. Rễ mang nhiều nốt sần. Thân cứng mọc thẳng, rỗng giữa, có cạnh rõ, không phân nhánh, đôi khi có tua cuốn.
  • kép lông chim gồm 1 – 3 đôi lá chét hình trái xoan hoặc hình mác thuôn, dài 4 – 8 cm, rộng 2,5 – 4 cm, đầu từ hơi nhọn, màu lục mốc.
  • Cụm hoa mọc thành chùm, hoa màu trắng, viền tím sẫm.
  • Quả đậu, dài 40 cm, có khoảng 10 hạt to, dẹt, màu lục nâu, tỉa hoặc đen, vỏ hạt dày. Hạt non mềm, màu nâu lục nhạt, hạt già cứng, màu lục nâu.
  • Mùa hoa: tháng 1 – 2; mùa quả: tháng 3 – 5.

Phân bố, sinh thái

Chi Vicia L. ở nước ta ghi nhận có 5 loài, nhưng về nguồn gốc đều là cây nhập trồng [Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, 2003].

Theo nhân dân ở một số địa phương giáp biên giới phía Bắc, đậu răng ngựa mà họ đang trồng có xuất xứ Trung Quốc. Các địa phương hiện có trồng đậu răng ngựa gồm có: Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Ninh, Quan Bạ): Cao Bằng (Trung Khánh, Hạ Lang), Lạng Sơn (Tràng Định); Lai Châu (Phong Thổ), Lào Cai (Bắc Hà, Mường Khương), Yên Bái (Mù Cang Chải). Được biết về nguồn gốc xa xưa của loài đậu này ở vùng Đông Bắc Á, sau lan rộng ra nhiều quốc gia.

Đậu răng ngựa là cây ưa sáng, khi còn nhỏ thì ưa ẩm, sau khi có hoa quả cây có khả năng chịu hạn và chịu lạnh tốt.

Bộ phận dùng:

  • Hạt đã phơi hoặc sấy khô.
  • Ngọn và chồi non còn tươi.
  • Rễ tươi.

Thành phần hóa học

Hạt tươi chứa 20% protein; 1% lipid; 66,6%, dẫn xuất protein dễ tiêu.

  • Hạt khô chứa 25% protein; 1,6% lipid; 70,30, dẫn xuất không protein; 4,9% chất xơ; 3,9% tro,
  • Hạt còn có wyeron, điểm chảy 63% (0,001%). Wyeron có tác dụng với một chất gây bệnh cho cây và một số nấm da.

Quả chưa chín chứa S – hydroxylysin.

Vỏ hạt ngoài chứa β[3 – O – glucopyranosid] và β – glucose.

Lá chứa kaemplerol – 3 glucosido – 7 ramnosid, acid glyceric, acid folinic, plastoquinon, albumin, lysin, polyphenol oxidase.

Hoa chứa (E)β – ocimen.

Tác dụng dược lý

Tác dụng kiểu estrogen (hormon nữ giới):

Hạt đậu răng ngựa tươi có tác dụng kiểu estrogen. Cao ethanol – ether của hạt liều 50 mg có tác dụng kích thích tử cung thở không có thai ở thời kỳ không động dục.

Tác dụng kiểu dopamin:

Trong hạt đậu răng ngựa, Wycrone đã phân lập được L – dopa (tức là Levodopa), một tiền chất của dopamin, là một chất trung gian hoá học của hệ thần kinh [Rastogiet Mehrotra, 1999, II: 700].

Thiếu dopamin trong các nhân xám, sẽ sinh ra bệnh Parkinson. Trong hạt đậu răng ngựa có L – dopa, khi vào cơ thể, có khả năng thấm được vào thần kinh trung ương, sau đó L – dopa bị khử carboxyl để thành dopamin. Do đó hạt đậu răng ngựa có khả năng chống lại bệnh Parkinson [Duke J.A, 2002: 291].

Tác dụng kháng nấm:

Hạt đậu răng ngựa có tác dụng ức chế một số loại nấm da [Rastogi và Mehtrotra, 1999 tài liệu đã dẫn].

Tính vị, công năng

Hạt đậu răng ngựa vị ngọt nhạt, tính mát, có độc; có công năng cầm máu, lợi tiểu, tiêu thũng.

Tài liệu Trung Quốc ghi tính vị: lá vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, hạt quả vị ngọt, tính bình, hoa vị ngọt, tính bình; về công năng: thân chỉ huyết, chỉ tả; hoa lương huyết, chỉ huyết; vỏ quả lợi niệu, tiêu thấp; hạt quả kiện tỳ, lợi thấp, khu phong, chỉ huyết (TDTH, 1996, II: 1901].

Sách “Cương mục” ghi: lá vị đắng hơi ngọt, tính ấm, có công năng chỉ huyết, trừ thấp, tiêu thũng. Vỏ quả có công năng lợi thuỷ, tiêu thấp [TDTH, 1996, II: 1902].

Công dụng

Hoa đậu răng ngựa được dùng làm mát, thanh nhiệt, lương huyết. Ngày dùng 6 – 9g, hoa tươi 15 – 30g sắc uống. Hoa tươi có thể giã nát, lấy dịch uống, hoặc chưng cất lấy nước uống.

Vỏ quả để lợi niệu, trừ thấp, ngày 15 – 30g sắc uống. Hạt luộc chín, chiết bỏ nước hoặc rang để khử chất độc dùng để ăn hoặc làm tượng như hạt đậu nành.

Quả đậu răng ngựa khô, nghiền cả quả thành bột. được dùng để ướp hương một số món canh.

  • Ở Ấn Độ, chồi của cây đậu răng ngựa được dùng có hiệu quả trong việc làm tình người say rượu khỏi trạng thái sững sờ [Nadkarini AK, 1999: 1272]. Củ tươi để lợi tiểu và chữa bệnh suy chức năng gan [Chopra et al., 1998: 100].
  • Ở Indonesia, hạt được dùng làm thực phẩm [Medi. herb index, 1995: 132].

Dược liệu khác

Dứa cơm nếp

Đề

Thòng bong

Rau ngổ

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Mục lụcĐặc điểm mô tảPhân bốThành phần hóa họcTác dụng dược ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Mục lụcMô tả câyPhân bốBộ phận dùngThành phần hóa họcTính vị...
Sâm cau

Sâm cau

Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân ...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑