Mục lục
Mô tả cây
- Dây leo to, sống lâu năm, có rễ mập. Thân cứng nhẵn, có cạnh và khía.
- Lá mọc so le, có 3-5 thuỳ màu lục sẫm, gốc hình tim, lúc đầu có lông ở mặt trên, sau nhẵn; gân 5 hình chân vịt, mép lá nguyên hoặc có răng thưa không đều; cuống lá dài 2-3 cm, có tuyến ở phần giáp với gốc lá; tua cuốn to, đơn.
- Hoa đực và hoa cái riêng trên cùng một cây; hoa đực mọc ở kẽ lá, lá bắc hình thận to và rộng; đài có ống ngắn, các thùy hình tam giác nhọn, màu lam sẫm; tràng 5 cánh, màu trắng hoặc ngà vàng, hình trứng thuôn, có lông dày ở mặt trong; nhị 5; hoa cái có lá bắc nhỏ, bầu xù xì.
- Quả hình bầu dục hoặc hình trứng, có cuống mập, đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 12-17cm, mặt ngoài có rất nhiều gai nhọn, khi chín màu đỏ; hạt dẹt, màu đen hoặc xám đen, vỏ ngoài rất cứng có răng tù ở mép, dày 5-6 mm. Mùa hoa quả tháng 7 – 12.
Theo kinh nghiệm của nhân dân ở một vùng thuộc tỉnh Hải Hưng, gấc có loại tẻ và loại nếp được phân biệt như sau:
- Gấc tẻ: tên khác là gấc giun (Hưng Yên), ruột màu đỏ, ăn không ngấy (màu này nhạt đi khi đồ chín), quả to, rất sai, gai quả dày và có nhiều hạt.
- Gấc nếp: tên khác là gấc gạch, ruột màu vàng, quả nhỏ, cây ít quả, gai quả thưa, ít hạt.
Phân bố sinh thái
Chi Momordica L. có khoảng 45 loài trên thế giới, đa số là cây trồng, tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Phi và châu Mỹ. Châu Á có 5-7 loài, trong đó Việt Nam có 4 loài. Gấc được trồng chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, Philipin, Lào và Việt Nam.
Ở Việt Nam, gấc được trồng từ lâu đời trong nhân dân. Cây trồng có giống quả chín màu đỏ (gấc tẻ) và giống quả màu vàng (gấc nếp). Giống Gấc nếp hiện thấy trồng ở một số vùng núi thuộc tỉnh Lai Châu và Sơn La. Giống Gấc tẻ có 2 loại: quả to và quả nhỏ, đều được trồng nhiều ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
Gấc thuộc loại cây ưa sáng và ưa ẩm, sinh trưởng, phát triển nhanh trong điều kiện được chăm sóc tốt và có đủ giá thể leo. Hàng năm, sau khi quả được thu hoạch, cây có hiện tượng rụng lá. Để tạo điều kiện cho cây ra nhiều chồi khoẻ, người ta thường chặt bỏ toàn bộ phần thân leo, chỉ chừa lại phần gốc, với mục đích tạo ra thế hệ cây chồi mới, có sức sống mạnh mẽ hơn.
Cách trồng
Gấc được trồng phân tán khắp nơi như gốc sân, cạnh bờ ao, đầu ngõ,…Theo cách truyền thống gấc có thể nhân giống bằng hạt hay giâm cành, nhưng trong thực tế ít trồng bằng hạt vì cây lâu cho quả, năng suất thấp và phẩm chất kém, trồng bằng cách giâm cành thì có hiệu quả hơn.
Cách làm: sau khi thu hoạch quả vào cuối năm, chọn cành bánh tẻ của cây có 2-3 năm tuổi, cắt thành những đoạn dài 40-50 cm, khoanh tròn lại rồi cho vào hốc sâu 50-60 cm với mỗi bề rộng 50 cm được chuẩn bị sẵn với phân chuồng, mùn rác mục trộn lẫn với đất tốt đã lấp đầy gần miệng hố, sau khi đặt hom lấp đất lại dày khoảng 3-5 cm bằng rơm hay rác và tưới ẩm. Tuy nhiên không được tưới quá ẩm vì hom giống sẽ bị thối. Khi mầm cao 40-50 cm cần tiến hành làm giàn hay lợi dụng những cây cao xung quanh cho cây leo. Theo Đỗ Tất Lợi (2003), ánh sáng đầy đủ thì quả sẽ nhiều và ít bị thối rụng. Năm đầu cây đã có quả nhưng rất ít, càng về sau quả càng nhiều. Nếu gấc được trồng trên đất tốt, ít sâu bệnh và được chăm sóc chu đáo có thể sống và cho quả từ 10-15 năm.
Vùng trồng Gấc nếp theo tiêu chuẩn GACP-WHO
Bộ phận dùng
Hạt đã bóc bỏ áo hạt, phơi hay sấy khô. Hạt màu nâu đen, dẹt, mép có răng cưa tù và rộng, đường kính 2 – 3,3cm, dày 0,5 – 1cm. Vỏ cứng rắn, bên mép răng cưa có một vết nhỏ màu đỏ. Vỏ hạt đập vỡ sẽ thấy bên trong nhân hạt màu trắng ngà.
Dầu gấc được ép từ màng hạt đã phơi hoặc sấy khô (Dược điển Việt Nam 1, tập 1). Rễ thu hái vào mùa đông, rửa sạch và phơi khô.
Thành phần hóa học
Theo Stephen và các cộng sự (2002), thành phần dinh dưỡng chính trong quả gấc gồm: ß-carotene (175 µg/g thịt quả), lycopene (802 µg/g thịt quả), tổng carotenoids (977 µg/g thịt quả), lipid (102 µg/g thịt quả), hàm lượng nước của thịt quả (78% khối lượng).
Theo Le Thuy Vuong (2003), gấc có hàm lượng ß-carotene cao nhất trong tất cả các loại trái cây với nồng độ 35,5 mg/100 g thịt quả.
- Thịt quả gấc chứa nhiều acid béo (đa số là các acid béo chưa no) như: oleic acid, palmitic acid, linoleic acid. Ngoài ra, phần thịt quả còn chứa nhiều dưỡng chất khác như: lycopene, zeaxanthin, ß-cryptoxanthin. Trong đó, hàm lượng lycopene đạt đến 380 µg/g thịt quả, cao gấp 76 lần khoai tây.
- Trong quả gấc có dầu gấc.
- Màng đỏ bao quanh hạt (áo hạt) của quả gấc chứa đựng một lượng dầu gấc màu đỏ sẫm, chất sánh có mùi vị thơm đặc biệt, 100g dầu gấc có 150-175 mg β-carotene, 4 g lycopene và 12 g α-tocopherol (vitamin E thiên nhiên), 33,4% palmitic acid, 7,9% stearic acid. Đặc biệt là 44% oleic acid và 14,7% linoleic acid là hai loại acid béo rất cần thiết cho cơ thể.
- Dầu gấc còn chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như: Sắt, Đồng, Colbalt, Kali, và Kẽm,… Hàm lượng vitamin A trong dầu gấc cao gấp 1,8 lần so với dầu gan cá thu, gấp 15 lần so với củ cà rốt và gấp 68 lần so với quả cà chua (Trần Công Khánh, 2004) (theo báo Phụ nữ Việt Nam số 66 ra ngày 03/06/2005).
Theo Vũ Nguyên Khiết (2004) trong tạp chí Sức Khoẻ và Đời Sống số 258 (15/01/2004) 1ml dầu gấc có 30 mg carotene tương ứng với 50.000 đơn vị quốc tế vitamin A, cao hơn so với gan cá thu (1 ml dầu cá chứa 1.000 đơn vị vtamin A).
Trong nhân hạt gấc chứa 2,61% protein, 55,3% lipid, 2,9% đường, 1,8% tannin, 2,8% cellulose. Trong lá gấc có chứa vitamin E. Trong rễ gấc chứa một số saponin triterpenoid: monordin I, monordin II, monordin III, monordin Ia, monordin Ib, monordin Ic, monordin Id, monordin Ie, monordin IIa, monordin IIb, monordin IIc, monordin IId, monordin IIe. Trong thân củ gấc chứa chondrilasterol (Hasan Choudhury M. và ctv., 1987), momorcochin (Yeung H.W và ctv., 1987), cucurbitadienol, một glucoprotein và hai glycosid (trích dẫn bởi Đỗ Tất Lợi, 2003).
Tác dụng dược lý
Dầu gấc có hàm lượng beta-caroten rất cao. Beta-caroten là tiền vitamin A, có hàm lượng cao nhất trong dầu Gấc và được coi như sự thay thế hoàn hảo vai trò của Vitamin A trong cơ thể về tác dụng trên mắt và tăng cường sức khỏe. Beta-caroten là một tiền chất của Vitamin A được cơ thể hấp thu và dự trữ tại gan. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin A, beta-caroten được gan chuyển hóa thành vitamin A bổ sung cho cơ thể. Việc dự trữ hàm lượng cao beta-caroten không làm ảnh hưởng đến gan, beta-caroten chỉ chuyển hóa thành vitamin A khi cơ thể thực sự cần thiết vì vậy không gây ra việc ngộ độc hay quá liều beta-caroten. dưới tác dụng của men carotenaza có trong gan và thành ruột, một phân tử beta-caroten được chuyển thành 2 phân tử vitamin A, nhưng trên thực tế, hiệu suất lý thuyết đó không bao giờ đạt được trong cơ thể sinh vật. Do đó, liều dùng của beta-caroten thường gấp đôi liều dùng vitamin A. Vitamin A rất cần cho cơ thể, có ảnh hưởng tới sự chuyển hóa lipid, nguyên tố vi lượng và phosphor; nó duy trì sự hoàn chỉnh của tổ chức biểu mô như da và niêm mạc, với sự có mặt của vitamin A, các tế bào biểu mô được kích thích để sản sinh ra chất nhầy và nếu thiếu vitamin A, các tế bào biểu mô này sẽ teo đi thay vào đó là các tế bào sừng hóa, điển hình là bệnh khô mắt, tế bào giác mạc bị sừng hóa làm mất độ trong suốt của giác mạc dẫn tới mù lòa.
Trong phạm vi thị giác, vai trò của vitamin A đã được xác định rõ, nó tham gia vào sự hình thành chất rhodopsin, một chất nhạy cảm với ánh sáng, tồn tại trong các que võng mạc giữ vai trò quan trọng trong thị giác lúc hoàng hôn; nếu chế độ ăn uống thiếu vitamin A, thì nồng độ chất này ở võng mạc sẽ giảm xuống, các que võng mạc có biến đổi về hình dạng dẫn tới những rối loạn về thị giác nhất là lúc hoàng hôn như trong bệnh quáng gà. Vitamin A còn là một yếu tố cần cho sự sinh trưởng. Những phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh có nhu cầu vitamin A lớn hơn người thường. Vitamin A có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể, chống nhiễm khuẩn ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trẻ em và trong bệnh lao phổi. Vitamin A và dầu gấc có tác dụng làm lành các vết thương, vết bỏng và các ổ loét. Viện Quân y 108 đã phối hợp với Bộ môn Di truyền Trường đại học Tổng hợp Hà Nội tiến hành xác định tác dụng của dầu gấc lên men thuộc chủng Moromer (Mỹ) nhạy cảm với tia xạ. So với đối chứng, dầu gấc có khả năng phục hồi rõ rệt và làm bền vững các nấm men đã bị nhiễm xạ.
Năm 1990, Hà Văn Mạo, Đinh Ngọc Lâm và cộng sự đã có nhận xét về Gacavit (chế phẩm dầu gấc) được thực nghiệm trên súc vật thí nghiệm và trên người bệnh, có khả năng sửa chữa những rối loạn của nhiễm sắc thể, các khuyết tật của phôi thai do dioxin gây nên trên động vật thí nghiệm và khả năng phòng ngừa ung thư cho những người bị bệnh xơ gan. Như vậy chắc chắn các chế phẩm dầu gấc rất có ích cho những người tiếp xúc nhiều với các tia xạ độc hại, các hóa chất độc và những người viêm gan virus B.
Dịch ngâm cồn – nước của hạt gấc thí nghiệm trên chó, mèo và thỏ gây mê đều có tác dụng hạ huyết áp, nhưng do độc tính quá lớn nên dù tiêm tĩnh mạch hay bắp thịt thì sau khi tiêm vài ngày súc vật đều chết.
Saponin từ hạt gấc tiêm tĩnh mạch cho chuột cống trắng làm hạ huyết áp trong một thời gian ngắn, kích thích hô hấp và tăng nhanh nhịp tim. Nếu tiêm vào động mạch đùi của chó thì lưu lượng máu ở chi dưới tăng nhanh trong một thời gian ngắn, hiệu lực bằng khoảng 1/8 hiệu lực của papaverin. Đối với tim ếch cô lập và tá tràng cô lập thỏ, saponin có tác dụng ức chế, nhưng với nồng độ cao lại gây co thắt, không thể hồi phục được. Cho chuột cống trắng uống hoặc tiêm dưới da saponin có tác dụng ức chế phù bàn chân chuột do carragenin gây nên. Đối với hồng cầu thỏ, saponin làm tan móng (dung huyết). Trên chuột nhắt trắng, LD50 của saponin từ hạt gấc bằng đường tiêm tĩnh mạch là 32,3mg/kg và bằng đường tiêm phúc mạc là 37,3mg/kg.
Hai glucosid chiết tách từ rễ gấc đã được chứng minh với liều 25mg/kg có tác dụng hạ đường huyết trên những chuột cống trắng bị bệnh đái đường thực nghiệm do Streptozotocin gây nên. Chất momorcochin, một glycoprotein từ thân củ gấc tươi có tác dụng gây sẩy thai.
Tính vị, công năng
- Dầu gấc có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, làm sáng mắt.
- Hạt gấc chỉ mới thấy dùng trong phạm vi kinh nghiệm dân gian, chưa có cơ sở nghiên cứu khoa học. Theo sách cổ, hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và đại tràng. Hạt gấc dùng trong có tác dụng tiêu tích, lợi trường, tiêu thũng, sinh cơ; dùng ngoài có tác dụng tiêu sưng.
- Rễ gấc vị đắng, tính mát, có tác dụng trừ thấp nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu.
Công dụng
Dầu gấc được dùng trong các trường hợp cơ thể cần vitamin A như trẻ em chậm lớn, phụ nữ mang thai, cho con bú, bệnh khô mắt, quáng gà, người kém ăn, mệt mỏi. Ở Anh, một số chuyên gia đã dùng vitamin A liều cao để chữa ung thư, tuy có đạt kết quả nhưng ở liều cao dễ có biến chứng, nên trong vòng 10 năm nay, người ta đã chuyển sang dùng beta-caroten. Dầu gấc dùng ngoài bôi vào vết thương, vết bỏng làm mau lên da non, chóng lành. Dầu gấc dùng kèm với một số thuốc kháng khuẩn đặc hiệu chữa bệnh trứng cá. Dầu gấc có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón. Liều dùng: người lớn mỗi ngày 10-20 giọt, chia làm 2 lần uống trước 2 bữa ăn chính, trẻ em 5-10 giọt/ngày.
Nhu cầu về vitamin A đối với người lớn vào khoản 1 – 3mg/ngày. Trong chế độ ăn bình thường, nhu cầu này được thức ăn mang lại đầy đủ, chỉ có những lúc đói kém thì vitamin A được đưa vào từ thức ăn bị thiếu hụt nên cần được bổ sung thêm. Ở Việt Nam, ta thường ăn nhiều rau quả, trong đó có hàm lượng caroten khá đủ, nhưng lại có nhiều người vẫn bị hội chứng thiếu vitamin A. Để giải thích điều này, có tác giả cho rằng có thể trong khẩu phần của ta thường quá ít dầu mỡ mà beta-caroten muốn được cơ thể hấp thu phải có một lượng dầu mỡ nhất định. Beta-caroten trong gấc lại tan sẵn trong dầu nên cơ thể dễ hấp thu, là một thuận lợi lớn mà chúng ta cần khai thác tối đa.
Hạt gấc được dùng ngoài, theo kinh nghiệm dân gian, chữa mụn nhọt, tràng nhạc, quai bị, sưng vú, tắc tia sữa, trĩ, lòi dom. Có nơi còn dùng hạt gấc chữa sốt rét có báng.
- Chữa mụn nhọt, ghẻ lở: dùng nhân hạt gấc, mài với nước bôi. Chữa sưng vú: nhân hạt gấc giã với một ít rượu 30 độ, đắp lên chỗ sưng đau.
- Chữa trĩ, lòi dom: hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng một miếng vải, đắp để suốt đêm. Khi dùng trong phải cẩn thận, mỗi ngày 1-2g.
Rễ gấc chữa tê thấp, sưng chân, phù với liều dùng 4g/ngày.
Gốc dây gấc, phối hợp với đơn gối hạc, mộc thông, tì giải mỗi vị 15g, sắc nước uống hoặc dùng ngoài ngâm rượu xoa bóp cũng chữa phong thấp, sưng chân.
Xem thêm: [Video] Vì sao dầu gấc được nhiều người sử dụng
Minh chứng khoa học
- Dầu gấc giúp mắt sáng và khỏe
Một nghiên cứu của Mỹ kết hợp với Viện dinh dưỡng quốc gia được thực hiện tại Trường tiểu học Đoàn kết ở Thanh Miện – Hải Dương trên hai nhóm học sinh. Một nhóm uống viên beta-caroten của Mỹ chiết xuất từ cà rốt, một nhóm uống viên dầu gấc nếp nguyên chất được sản xuất và tài trợ bởi công ty TNHH Tuệ Linh. Kết quả nhóm học sinh uống dầu gấc có nồng độ beta-caroten trong máu cao hơn, cải thiện mắt tốt hơn, tăng cân và da dẻ hồng hào hơn. Hiện nay, dầu gấc được các chuyên gia khuyến cáo dùng thay thế cho vitamin A tổng hợp vì không độc (Việc dùng quá liều vitamin A gây nên các triệu chứng đặc trưng là mệt mỏi, dễ bị kích thích, chán ăn, sút cân, rối loạn tiêu hóa, phù nề, đau xương khớp…Ở trẻ em còn xuất hiện triệu chứng tăng áp lực nội sọ (thóp căng), phù gai mắt, ù tai, rối loạn thị giác). Hơn nữa, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy lycopen trong dầu gấc làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và giúp mắt khỏe mạnh.
Trong nghiên cứu của FAO trong số báo tháng 5 năm 2002 của Báo dinh dưỡng lâm sàng Mỹ, một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Californa-Davis, đứng đầu là tiến sĩ Vương Lệ đã đánh giá món xôi gấc là một một món ăn dinh dưỡng giàu beta-caroten đối với trẻ em ở nông thôn Việt Nam. Các nhà nghiên cứu đã kết luận “Một số loại rau quả bản xứ giàu vi chất dinh dưỡng ở miền bắc Việt Nam được xác định có khả năng tăng cường sức khoẻ, và gấc chứa hàm lượng beta-caroten cao nhất là xấp xỉ 45 mg hay 45.000µg/100g. Những trẻ em bị thiếu máu trầm trọng có thể có lợi nếu ăn xôi gấc thường xuyên.”
- Dầu gấc giúp cho trái tim khỏe mạnh, phòng ngừa xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim
Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong trên thế giới. Người ta chú trọng đặc biệt đến mối quan hệ giữa các mức cholesterol trong máu và nguy cơ bệnh tim mạch. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sự mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể do các gốc tự do cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây bệnh quan trọng. Cholesterol xấu (LDL) trong máu đóng vai trò chủ yếu trong bệnh sinh của chứng xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.
Lycopen trong dầu gấc là một chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng dọn các gốc tự do. Theo nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học tại trường Đại học Dược Catholic ở Italia về chuyển hóa cholesterol đã cho thấy lycopen làm giảm cholesterol toàn phần trong huyết thanh, làm giảm LDL (cholesterol xấu) gây xơ vữa, và làm tăng HDL (cholesterol tốt) làm bền thành cơ tim, tốt cho tim mạch.
Gấc chứa hàm lượng lycopen cao hơn 10 lần so với các loại quả khác. Theo nghiên cứu của Vuong L.T và cộng sự năm 2003 đã chỉ ra rằng nhờ có hàm lượng acid béo cao trong dầu Gấc làm cho các chất như lycopen, beta-caroten trong dầu Gấc có thể hấp thu vào cơ thể tốt hơn so với lycopen, beta-caroten trong các loại quả khác.
- Hỗ trợ điều trị bệnh vô sinh trên nam giới
Theo như các nhà khoa học từ Viện Y học Ấn Độ năm 2002, sự sinh ra quá mức của các gốc oxy tự do (ROS) được xác định là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Lycopen có nồng độ rất thấp trong tinh dịch ở bệnh nhân nam vô sinh. Sử dụng lycopen mức liều 2000µg, hai lần một ngày trong vòng 3 tháng trên các nam giới vô sinh cho thấy 66% tổng số bệnh nhân cải thiện nồng độ tinh trùng, 53% cải thiện khả năng vận động của tinh trùng, và 46% cho thấy cải thiện về hình dạng tinh trùng. Dùng lycopen đường uống dường như có vai trò kiểm soát bệnh vô sinh ở nam giới không rõ nguyên nhân, sự cải thiện rõ ràng nhất là nồng độ tinh dịch, vì vậy nên sử dụng lycopen và các sản phẩm của nó để phòng ngừa bệnh vô sinh khi nồng độ tinh trùng nhỏ hơn 5 triệu/ml. Dùng dầu Gấc có hàm lượng lycopen cao mang lại hy vọng không nhỏ cho các cặp đôi vô sinh không rõ nguyên nhân.
- Phòng ngừa nhiễm độc aflatoxin từ thực phẩm
Aflatoxin là một mycotoxin được tiết ra từ nấm Aspergillus và A.parasiyicus. Các chủng nấm này phát triển mạnh ở các loại nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm như ngô, lạc, đậu…trong các điều kiện nóng ẩm, nhất là điều kiện thời tiết ở Việt Nam. Tác hại của độc tố vi nấm này đối với động vật đã được chứng minh là có thể gây ung thư trên gan thực nghiệm. Người bị nhiễm Aflatoxin do ăn phải các loại ngũ cốc bị ô nhiễm hoặc ăn thịt các loại động vật được nuôi bằng ngũ cốc nhiễm aflatoxin. Aflatoxin là một tinh thể trắng, bền với nhiệt, không bị phân hủy ở nhiệt độ sôi thông thường (120 độ C trong thời gian 30 phút mới mất tác dụng độc tính) vì vậy trong quá trình đun nấu bình thường không thể loại bỏ độc tố này trong thức ăn. Do nhu cầu lợi nhuận mà các thực phẩm nấm mốc vẫn được một số công ty chế biến thực phẩm tận dụng, qua quá trình chế biến mặc dù vẫn giữ được mùi vị của sản phẩm nhưng độc tố thì vẫn tồn tại và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Một số nghiên gần đây cho thấy các carotenoid bao gồm thành phần chính là beta-caroten và lycopen trong dầu gấc đã cho thấy nhiều kết quả khả quan trong việc phòng ngừa và ức chế độc tính do aflatoxin gây ra trên cơ thể người.
- Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị triệu chứng ở bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh phổ biến của xã hội hiện nay. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống, căng thẳng quá mức, béo phì, di truyền,…gây ức chế tuyến tụy làm suy yếu khả năng hoặc không thể sản xuất insulin. Lúc này, glucose không được đưa vào tế bào mà tích tụ trong máu rồi đào thải qua đường nước tiểu gây nên chứng bệnh tiểu đường. Theo như thống kê bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính gây ra tử vong cho 4,6 triệu người mỗi năm, nếu như không điều trị kịp thời bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng quan trọng như: suy thận cấp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, mù mắt, hoại tử, biến chứng thần kinh…
Theo công bố Baryramoglu A tại trường Đại học Artvin Coruh Thổ Nhĩ Kì, lycopen trong dầu gấc làm giảm đáng kể nồng độ glucose, men gan, triglycerid và làm tăng nồng độ insulin trong huyết thanh.
Một nghiên cứu khác của nhà khoa học Kuhad Ấn Độ cho hay sử dụng lycopen trong 4 tuần trên chuột bị gây đái tháo đường cho thấy giảm tình trạng nhạy cảm đau do nhiệt so với nhóm không dùng lycopen. Vì vậy lycopen như một chất hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân đái tháo đường.
Ngoài ra ở bệnh nhân đái tháo đường khả năng học tập và nhận thức cũng bị suy giảm do sự phá hủy ở nồng độ cao glucose lên tế bào thần kinh. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Kuhad và các nhà khoa học ở Ấn Độ, lycopen làm giảm tình trạng stress oxy hóa và nitro hóa và tình trạng viêm ngoại vi gây suy giảm nhận thức trên bệnh nhân đái tháo đường.
- Tăng cường miễn dịch
Hệ miễn dịch có vai trò rất quan trọng, giúp con người chống lại những tác nhân xấu bên ngoài, nguyên nhân của một số bệnh hoặc làm suy yếu cơ thể.
Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ khả năng tăng cường miễn dịch của các hợp chất carotenoid chứa trong dầu Gấc, đặc biệt là lycopen. Theo như công bố của các nhà khoa học ở Khoa Hóa và Sinh học tại trường Đại học Osmangazi Thổ Nhĩ Kì vào tháng 12 năm 2013, khi sử dụng beta-caroten thì thu được kết quả làm tăng nồng độ các yếu tố miễn dịch CD4+, IgG, IgM và IgA. Vì vậy sử dụng beta-caroten làm tăng đáp ứng miễn dịch chống lại các tác nhân xấu bên ngoài.
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu cho rằng các hợp chất carotenoid trong dầu gấc bao gồm lycopen và beta-caroten có tác dụng trên nhiều loại ung thư đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. Theo công bố về các bằng chứng điều trị ung thư trên tuyến tiền liệt bằng lycopen của bác sĩ Silberstein và đồng nghiệp ở trung tâm y tế Đại học Soroka Israel. Khi sử dụng thức ăn giàu lycopen cho thấy nó ức chế các khối U khác nhau, và nhiều bằng chứng nghiên cứu dịch tễ cho thấy lycopen giảm tỷ lệ mắc một số bệnh ung thư đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. Lycopen còn được chứng minh chống lại sự đột biến nhiễm sắc thể gây ra bởi chất diệt cỏ Dioxin, chống quái thai ở thai nhi.
- Tốt cho não và hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer
Các chất béo omega 3,6,9 trong dầu gấc tham gia vào quá trình tái tạo tế bào thần kinh, đồng thời các carotenoid (lycopen, beta-caroten) đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm mức độ stress oxy hóa, ngăn ngừa sự chậm trễ trong nhận thức ở người già.
Cũng theo một nghiên cứu về tác dụng của beta-caroten, lycopen trên bệnh nhân Azheimer của các nhà nghiên cứu Nhật, kết quả cho thấy giảm sự thoái hóa tế bào thần kinh, cải thiện sự tiếp thu và trí nhớ. Vì vậy beta-caroten được coi như một chìa khóa vàng mở ra một kỉ nguyên chữa bệnh mới cho bệnh nhân Azheimer.
- Chống lão hóa và làm đẹp
Vẻ đẹp của làn da thường liên quan đến 3 yếu tố đó là màu sắc, độ sáng và độ mịn. Nhưng những yếu tố trên bị tổn hại bởi tuổi tác, sức khỏe và yếu tố môi trường, đặc biệt bị phá hủy bởi ánh sáng mặt trời có cường độ cao. Theo nghiên cứu của bác sĩ Stahl thuộc viện nghiên cứu hóa sinh sinh học phân tử Đức: Khi sử dụng thực phẩm và các chất bổ sung có beta-caroten và lycopen giúp bảo vệ da chống lại tác động của tia UV, hỗ trợ bảo vệ da lâu dài, góp phần duy trì làn da khỏe mạnh.
Cũng theo nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng các vitamin A hoặc tiền chất (beta-caroten) chống lại sự lão hóa da do bức xạ tia cực tím (UV), giúp làn da hồi phục nhanh và khỏe mạnh hơn. Vì vậy làm đẹp da bằng các sản phẩm như dầu Gấc nếp Tuệ Linh chứa hàm lượng cao beta-caroten vừa hiệu quả lại an toàn và kinh tế hơn cả.
- Bài thuốc liên quan
- Chữa mụn nhọt, ghẻ lở: Nhân hạt gấc mài với nước, bôi
- Chữa sưng vú: Nhân hạt gấc giã với một ít rượu 30 – 40 độ đắp lên chỗ sưng đau.
- Chữa trĩ, lòi dom: Hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp để suốt đêm.
- Chữa sốt rét có báng: Hạt gấc và vảy tê tê, hai vị bằng nhau, sấy khô rồi tán bột. Mỗi lần dùng 2g hòa với rượu ấm uống lúc đói.
Một số sản phẩm chứa Gấc trên thị trường hiện nay
Dầu gấc Tuệ Linh
Dầu gấc Tuệ Linh được sản xuất và bào chế thành viên nang mềm tại nhà máy USAPHA trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (Tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới) nên đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất của một sản phẩm chất lượng mang tầm quốc tế.
Công dụng:
- Giúp hạn chế khô mắt và phòng chống cận thị tốt.
- Giúp ngăn ngừa xệ da, lão hóa da, giúp da luôn căng và mịn màng.
- Ngoài ra, dầu gấc còn hỗ trợ tái tạo tế bào da để làn da bạn luôn tươi trẻ.
- Phòng các bệnh như ung thư và đái đường, hạn chế tình trạng nhiễm trùng rất tốt và vết thương sẽ mau lành hơn.
Viên dầu gấc Tuệ Linh
Sáng mắt Tuệ Linh
Công dụng :
- Hỗ trợ tăng cường lực, giúp sáng mắt, chống mỏi mắt, mờ mắt, khô mắt.
- Hỗ trợ phòng ngừa các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị). Hỗ trợ giảm cận thị tiến triển
- Hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho đôi mắt, phòng lão hóa mắt, các bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
Sáng mắt Tuệ Linh
Trên đây là một số thông tin về hình ảnh, liều lượng công dụng của dược liệu Gấc nếp . Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về cây gấc nếp và các loại cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.