Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Giâu gia

Tên tiếng Việt: Giâu gia quả nhọn, Gạt nai, Săng vé, Săng ớt mốc

Tên khoa học: Baccaurea ramiflora Lour.

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

Công dụng: Chữa thấp khớp (Lá, hoa).

 

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Công dụng

Mô tả cây

  • Cây gỗ cao 10-15m. Các cành non mảnh, nhẵn. Lá thường nhóm họp ở cuối các cành đó. Lá dày, hình tròn dài, nhọn ở hai đầu, dài 10-20cm, rộng 3-9cm; lá kèm hơi có lông ở mặt lưng, sớm rụng. Hoa xếp thành chùm dài ở nách, trên các sẹo lá. Hoa đực có 4-5 lá đài, 6-10 nhị. Hoa cái có 5-6 lá đài và bầu hình cầu phủ lông tơ rất dày, có 2-4 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả mọng, nhẵn, có 3 ngăn, mỗi ngăn có 1 hạt, phía ngoài có cơm mọng.
  • Ra hoa tháng 2-3 và quả chín tháng 6-8.

Phân bố, sinh thái

  • Cây của vùng Ấn Độ, Malaixia mọc hoang ở rừng và cũng thường được trồng lấy quả ăn. Ở Việt Nam, loài này cũng phân bố rộng rãi ở hầu hết các tỉnh miền núi suốt từ bắc đến nam. Độ cao phân bố có thể đến 600 – 700m (ở các tỉnh phía nam).
  • Giâu gia là loại cây gỗ trung sinh, ưa sáng và có thể chịu bóng, thường mọc rải rác ở rừng kín thường xanh ẩm, trên núi đất hay núi đá. Cây sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất, nhất là tầng đất thịt dày có nhiều mùn và giữ nước tốt. Giâu gia ra hoa quả rất nhiều có thể phủ kín thân và cành. Từ khi hoa nở đến lúc quả chín khoảng 2 tháng. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cây trồng bằng cành hoặc bằng hạt thường được chọn lọc từ cây có quả to và ngọt. Người ta thường trồng giâu gia lẫn với các loại cây ăn quả khác ở vườn hoặc xung quanh bờ ao.

Bộ phận dùng

Lá, quả và vỏ cây.

Công dụng

Quả chín ăn rất ngọt và ngon, kích thích tiêu hoá. Lá dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt, lở loét, dị ứng. Thường dùng giã nát trộn giấm bôi. Ở Trung Quốc, vỏ cây giâu gia được dùng chữa viêm da do sán vịt.

Cập nhật: 16/04/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Kim ngân

Mùng thơm

Đa lá tròn

Cỏ đuôi lươn

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑