Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Hồi núi

Tên tiếng Việt: Hồi núi, Mu bu, Đại hồi núi, Hồi đá vôi, Cẳng tó

Tên khoa học: Illicium difengpi B.N. Chang

Họ: Illiciaceae (Hồi)

Công dụng: thuốc bổ, kích thích tiêu hoá, long đờm (Rễ). Quả độc.

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

Hồi núi là một loại cây cao 8-15m, lá hình bầu dục không rụng, dai, nhẵn, phiến lá nguyên, dài 6-8cm, rộng 2,5-3cm, tập trung thành từng cụm 4-5 lá giống như mọc thành vòng giả, cuống lá dài 8-10mm, hoa màu đỏ hồng rất đẹp, mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả gồm nhiều đài mọc toả theo hình nam hoa, hai bên dẹt, lá noãn cụt ở phía gốc, đầu có mỏ hẹp và dài bằng lá noãn đầu cong lên giống như chiếc liềm.

Phân bố, thu hái

  • Cây hồi núi mọc hoang rải rác ở nhiều vùng trong nước ta: Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hoà Bình, vùng Tây Bắc và trên dãy núi Trường Sơn.
  • Hiện không thấy khai thác và sử dụng, thường chỉ thấy hái nhầm hay pha lẫn với đại hồi thật với mục đích giả mạo, cần chú ý vì có chất độc.

Thành phần hoá học

Trong quả và lá cây hồi núi có tinh dầu: mùi tinh dầu có phần giống mùi hồi, nhưng có phần giống hạt tiêu. Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu sâu hơn.

Công dụng và liều dùng

  • Hiện nay không thấy nhân dân ta sử dụng cây hồi núi, thường chỉ do dùng nhầm gây ra những vụ ngộ độc vì quả có chất độc. nêu lên ở đây để chú ý tránh nhầm lẫn.
  • Cây hồi núi này còn thấy mọc ở Ấn Độ, người ta gọi là hồi giả ở tỉnh Bombay (Faux anis etoile de Bombay).

Cập nhật: 12/05/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Dong riềng (khoai riềng)

Riềng

Rau cần ta

Khoai nưa

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑