Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Phát triển dược liệu

Trang chủ » Phát triển dược liệu » Kỹ thuật trồng cây thuốc Huyền sâm

Kỹ thuật trồng cây thuốc Huyền sâm

Chi Scrophularia L. gồm các đại diện là cây thân thảo hay cây bụi, phân bố ở vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới. Huyền sâm được di thực từ Trung Quốc vào nước ta từ những năm 60. Cây trồng ở Việt Nam thích nghi với khí hậu của vùng nhiệt đới, núi cao từ 1.000 đến 1.700 m.

Kỹ thuật trồng cây thuốc Huyền sâm 1

Mục lục

  • Phần I. Đặc điểm chung
  • Phần II. Kỹ thuật trồng trọt
    • 1. Chọn vùng trồng
    • 2. Giống và kỹ thuật làm giống
    • 3. Thời vụ trồng
    • 4. Kỹ thuật làm đất
    • 5. Mật độ, khoảng cách trồng
    • 6. Phân bón và kỹ thuật bón phân
    • 7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
    • 8. Phòng trừ sâu bệnh
    • 9. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

Phần I. Đặc điểm chung

1. Đặc điểm thực vật

  • Huyền sâm thuộc cây thân thảo, cao 1,0 – 1,5 m thân vuông, màu xanh có rãnh dọc, bốn góc hơi lồi ra.
  • Lá hình trứng, mọc đối chữ thập, mép có răng cưa nhỏ và đều, dài 3 – 8 cm, rộng 2 – 6 cm, cuống ngắn, ra hoa vào mùa hạ, mọc thành chùm.
  • Hoa hình ống, màu vàng nâu.
  • Quả màu xanh, khi chín màu đen, chứa nhiều hạt nhỏ màu đen.

2. Giá trị làm thuốc

Bộ phận sử dụng: Rễ củ được phơi khô của huyền sâm.

Công dụng: Dược liệu huyền sâm được dùng làm thuốc giải nhiệt, tiêu viêm, điều trị bệnh tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản, viêm miệng, viêm lợi, viêm kết mạc, trị táo bón, mụn nhọt, lở loét, dùng riêng rẽ hoặc kết hợp với dược liệu khác. Huyền sâm còn được dùng làm thuốc trợ tim, giảm sốt.

Phần II. Kỹ thuật trồng trọt

1. Chọn vùng trồng

Cây huyền sâm sinh trưởng tốt ở 3 vùng khí hậu đồng bằng, trung du và miền núi. Những nơi có đất đai giàu dinh dưỡng, khu vực trồng dược liệu có năng suất tốt nhất là khu vực đồng bằng.

Độ pH thích hợp 5,0 – 7,0. Khu vực trung du và miền núi, vừa có thể sản xuất dược liệu vừa có thể sản xuất hạt giống.

2. Giống và kỹ thuật làm giống

Loại giống: Giống huyền sâm ở nước ta hiện nay chỉ có 1 giống đã được Viện Dược liệu nhập từ Trung Quốc vào những năm 1960 và phát triển ở các vùng núi cao như Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình, Tam Đảo. Trong quá trình phát triển hiện nay do hạt giống phát tán một số nơi đã có huyền sâm mọc tự nhiên, tuy nhiên năng suất và chất lượng kém.

  • Để đảm bảo năng suất và chất lượng dược liệu tốt cần phải sử dụng giống được sản xuất theo đúng quy trình. Cây huyền sâm được trồng bằng hạt theo hình thức gieo thẳng hoặc cây con gieo trong bầu.
  • Hạt giống dùng trong trồng trọt, vừa được thu hoạch trong năm qua sàng lọc, bảo quản tốt. Lượng hạt giống cần cho 1 ha là 4,5 – 6,0 kg/ha, hạt chắc mẩy, tỷ lệ mọc mầm trên 80 %.

3. Thời vụ trồng

Ở Việt Nam có thể gieo trồng 2 thời vụ.

  • Ở đồng bằng: Gieo hạt vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, thu hoạch vào tháng 6 – 7.
  • Ở miền núi: Gieo hạt vào tháng 2 – 3, thu hoạch vào tháng 11 – 12 khi cây lụi.

4. Kỹ thuật làm đất

Đất trồng huyền sâm nên chọn đất pha cát, tơi xốp, nhiều mùn, tầng canh tác dày. Đất được cày sâu 30 – 35 cm, làm nhỏ, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống cao 25 – 30 cm, mặt luống rộng 0,9 – 1,0 m, chiều dài luống tùy theo ruộng.

5. Mật độ, khoảng cách trồng

  • Cây trồng lấy dược liệu: Mật độ 500.000 cây/ha, trồng khoảng cách 20 x 10 cm.
  • Cây trồng lấy hạt giống: Mật độ 250.000 cây/ha, trồng khoảng cách 20 x 20 cm.

6. Phân bón và kỹ thuật bón phân

6. Phân bón và kỹ thuật bón phân 1

Thời kỳ bón:

Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ + phân lân và 50% lượng phân kali, trộn đều bỏ theo rãnh sau đó lấp đất lại.

Bón thúc: Chia làm 3 lần:

  • Lần 1: Khi cây được 6 lá, bón 50% lượng urê.
  • Lần 2: Khi cây giao tán, bón 50% lượng urê và 30% kali clorua.
  • Lần 3: Trước khi thu hoạch 2 tháng (tháng 4 – 5 ở đồng bằng hoặc tháng 9 – 10 ở miền núi) bón hết lượng phân kali clorua còn lại.

7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Kỹ thuật trồng

  • Hạt được gieo thẳng vào rạch đã vạch sẵn trên luống hoặc gieo vãi.
  • Phủ rơm, rạ lên mặt luống để giữ ẩm và tránh trôi hạt khi tưới.
  • Cây mọc sau gieo từ 7 – 10 ngày, cần gỡ nhẹ, bỏ rơm, rạ phủ cho cây phát triển, thời gian này giữ ẩm thường xuyên 75 – 80%. Có thể gieo hạt trong bầu rồi mới đem trồng sẽ đảm bảo tỷ lệ sống cao hơn.
  • Cây bầu đủ tiêu chuẩn đem trồng là cây có từ 3 – 4 lá thật.

Chăm sóc

Khi cây có 1 – 3 lá thật, giữ ẩm 60 – 70%, thường xuyên nhặt sạch cỏ dại, tỉa dần những chỗ mọc dày, các cây bị sâu bệnh, dặm cây chết. Cây được 3 lá có thể tưới đạm loãng 1%.

Thời kỳ cây có 4 – 6 lá thật tiếp tục làm cỏ, xới xáo, giữ ẩm 40 – 50 %. Tỉa dặm lần cuối, ổn định khoảng cách theo quy định.

  • Giai đoạn cây từ 6 lá đến lúc giao tán tiến hành chăm sóc 2 lần, giữ ẩm tốt 50 – 60%, xới cỏ, phá váng, tiêu nước khi mưa, phun thuốc trừ sâu bệnh, bón thúc 2 lần như trình bày ở trên. Trước thu hoạch 2 tháng bón hết lượng phân kali clorua còn lại.
  • Từ lúc cây giao tán đến thu hoạch thường xuyên chú ý thoát nước ngay khi mưa úng tránh bị thối củ.
  • Vào tháng 6, 7 cây thường có nụ hoa. Để sản xuất dược liệu cần loại bỏ và cắt bớt ngọn để tập trung dinh dưỡng cho củ.

Tưới tiêu

Thường xuyên đảm bảo ẩm độ từ 60 – 70%, khi bị khô hạn cần phải tưới nước kịp thời. Nước tưới nên dùng nước giếng khoan hoặc nước sông, tránh dùng các nguồn nước bị ô nhiễm. Khi gặp mưa úng cần phải tháo nước kịp thời, tránh bị thối củ.

8. Phòng trừ sâu bệnh

Huyền sâm thường bị sâu xám gây hại ở giai đoạn cây con. Đặc điểm gây hại và cách phòng trừ như sau:

Đặc điểm gây hại: Thường gây hại ở thời kỳ cây con. Loài sâu này thường gây hại vào ban đêm, ăn lá non hoặc cắn đứt ngang các thân và cành non. Sâu non màu xám đen hoặc màu nâu xám dọc theo hai bên thân có những chấm đen mờ.

Biện pháp phòng trừ

  • Cày, phơi ải đất trước khi trồng 2 tuần để tiêu diệt trứng và nhộng. Làm đất kỹ, sạch cỏ trước khi trồng, làm sạch cỏ quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu.
  • Đối với những ruộng có diện tích nhỏ có thể bắt sâu bằng tay vào buổi sáng sớm hay chiều tối bằng cách bới đất quanh gốc cây bị sâu cắn để bắt sâu.
  • Dùng bẫy chua ngọt để bẫy bướm. Cách làm bẫy: Cho 4 phần đường + 4 phần dấm + 1 phần rượu + 1 phần nước vào trong bình đậy kín, sau 3 – 4 ngày khi thấy mùi chua ngọt thì thêm vào 1% thuốc trừ sâu. Quấn giẻ hay bùi nhùi rơm rạ vào đầu gậy nhúng vào bả cắm trên bờ ruộng. Sau 2 – 3 ngày nhúng lại 1 lần. Bướm trưởng thành sẽ bay vào ăn bả chua ngọt và chết.
  • Ruộng bị sâu hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như: Thiamethoxam (ví dụ Actara 25WG, 350FS), Abamectin (vd Shertin 3.6EC, 5.0EC). Hòa thuốc với nước theo tỷ lệ khuyến cáo ở bao bì, phun vào chiều tối. Nếu mật độ sâu cao nên phun kép hai lần cách nhau 5 ngày.

Vào cuối tháng 5 đầu tháng 6 trên huyền sâm trồng ở đồng bằng thường xuất hiện bệnh đốm vòng (Alternaria sp.) gây hại trên lá. Tuy nhiên, vào thời điểm này cây gần cho thu hoạch, bệnh đốm lá không ảnh hưởng đến năng suất nên không cần sử dụng thuốc trừ bệnh, chỉ cần tỉa bỏ bớt các lá bị bệnh.

9. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

9. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản 1

Thu hoạch: Thu hoạch huyền sâm vào lúc cây bước vào thời kỳ vàng lá và rụng. Dùng liềm, dao chặt bỏ cây sát gốc, dỡ, cắt bỏ phần đầu gốc để lấy củ. Năng suất củ có thể đạt 1.800 – 2.200kg/ha.

Sơ chế: Rễ củ rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phần chồi thừa 3mm, tách riêng từng rễ con, phân loại to, nhỏ, phơi hoặc sấy 50oC – 60oC đến gần khô. Đem ủ 5 – 10 ngày đến khi trong ruột có màu đen hoặc nâu đen rồi tiếp tục phơi đến khô.

Bảo quản: Khi dược liệu huyền sâm khô, đảm bảo đạt tiêu chuẩn, bảo quản trong bao nilon, bên ngoài bọc bao tải dứa hoặc các loại bao tải chống ẩm khác, để nơi khô ráo tránh ẩm ướt. Bảo quản trong kho trên giá hoặc kệ cao cách mặt đất ít nhất 5cm, huyền sâm ít bị mối mọt.

Bài viết liên quan

  • Mang dược liệu Việt vươn tầm thế giới

  • Xây dựng vùng dược liệu trọng điểm cho cà gai leo

  • Đi tìm hoài sơn Việt An

  • Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) từ nuôi cấy đỉnh sinh trưởng

  • Khảo sát hoạt tính sinh học và khả năng kháng khuẩn của tinh dầu từ cây Sả chanh Cymbopogon citratus

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Huyền sâm

Mô tả cây

Cây bắc huyền sâm là một loại cỏ cao 1,5m đến 2m. Thân vuông, màu xanh có rãnh dọc, 4 góc hơi phồng lồi ra. Lá hình trứng, đầu nhọn, mọc đối chữ thập, cuống ngắn, phiến lá dài 3- 8cm, rộng 1,8- 6cm, mép có răng cưa nhỏ và đều. Lá phía dưới to hơn, cuống dài hơn (2-3cm), lá phía trên nhỏ hơn, cuống ngắn (chừng 5mm). Hoa mọc thành chùm với cuống ngắn trông như bông ở đầu ngọn hoặc đầu cành. Hoa hình ống hơi phình ở giữa, thắt ở phía trên, dài 18mm, rộng 3-4mm, trên mép có 5 cánh 1 cánh cao hơn, nhị 4. Hoa màu trắng vàng nhạt. Cây huyền sâm Scrophularia ningpoensis khác cây bắc huyền sâm ở hoa mọc thành tán, màu tím.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mới di thực vào nước ta. Nay phát triển ở nhiều nơi. Trước kia nhập của Trung Quốc.
  • Trồng bằng hạt vào mùa xuân, mỗi hecta cần chừng 1,5kg hạt giống. Thu hoạch rễ vào tháng 10-11. Mỗi hecta cho chừng 5 tấn rễ tươi.
  • Đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, cắt đầu chồi thừa 3 mm, tách riêng từng rễ, phân loại to nhỏ. Phơi hoặc sấy ở 50oC đến 60oC đến gần khô. Đem ủ 5 ngày đến 10 ngày đến khi trong ruột có màu đen hoặc nâu đen, rồi tiếp tục phơi đến khô.
  • Cách ủ: Dược liệu sau khi phơi gần khô đem tãi ra trong nong nia thành một lớp dày chừng 15 cm, để chỗ mát, hàng ngày đảo vài lần, có thể đậy lên trên bằng một lớp rơm mỏng hay bằng một cái nong hoặc nia khác. Trong khi ủ phải đảo luôn, không để dày quá, không đậy kín quá dễ bị hấp hơi, thối hỏng.
  • Khi dùng rửa sạch, ủ mềm, thái lát phơi khô.

Thành phần hoá học

Thành phần hóa học chính là các chất iridoid glycosid. Hai chất chính được biết là harpagid và harpagosid.

Tác dụng dược lý

Năm 1936, hai tác giả Kinh Lợi Bân, Thạch Nguyên Cao có chế cao lỏng huyền sâm (rượu) rồi nghiên cứu tác dụng trên tim, huyết quản, huyết áp, hô hấp, huyết đường và giảm sốt đối với động vật, thu được những kết quả sau đây:

1. Tác dụng trên tim: Pha cao lỏng huyền sâm với nước Locke Ringer rồi cho tác dụng trên tim ếch cô lập với nồng độ thấp (0,01-0,02%) thấy sức bóp của tim mạnh lên, với nồng độ trung bình (0,1%) thấy lực của tim yếu đi, nhịp đập trở nên chậm, với nồng độ cao (10%) làm cho tim ngừng đập.
2. Tác dụng lên mạch máu: Huyền sâm gây dãn mạch.
3. Tác dụng giảm sốt.
4. Tác dụng trên lượng huyết đường: Định lượng huyết đường của thỏ bằng phương pháp Denigea, sau tiêm dung dịch huyền sâm vào dưới da, (5ml/kg thể trọng) sau đó cách mỗi giờ định lượng đường trong máu một lần. làm như vậy 5 lần: Thí nghiệm trên 4 con thỏ tiêm huyền sâm, thấy lượng đường huyết thấp hơn so với mức đường trong máu bình thường là 15mg/100m) máu.
5. Tác dụng kháng sinh: Theo Trịnh Vũ Phi (Trung Hoa y học tạp chí, 1952) huyền sâm có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loài vi trùng bệnh ngoài da.

Công dụng và liều dùng

  • Huyền sâm được dùng làm thuốc mạnh tim, giảm sốt, chống viêm trong các bệnh viêm cổ họng, viêm amiđan, lở loét trong miệng.
  • Liều dùng 10-12g dưới dạng thuốc sắc.
  • Theo tài liệu cổ, huyền sâm có tác dụng tư âm, giáng hoả, trừ phiền, chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trường. Dùng chữa các bệnh nhiệt, phiền khát, điên cuồng, yếu hầu sưng đau, ung thũng, tràng nhạc, táo bón. Người tỳ hư tiết tả không dùng được.

Đơn thuốc có huyền sâm 

  • Chữa viêm cổ họng, viêm amiđan (đơn của Diệp Quyết Tuyền).
  • Huyên sâm l0g, cam thảo 3g, cát cánh 5g, mạch môn đông 8g, thăng ma 3g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia làm nhiều lần uống trong ngày hoặc làm thuốc súc miệng.

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑