Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Mã thầy

Tên tiếng Việt: Củ năn, Mã thầy, Ô vu

Tên khoa học: Eleocharis dulcis (Burm.f.) Hensch var. tuberosa (Roxb.) T. Koyama

Họ: Cyperaceae (Cói)

Công dụng: Giải nhiệt, tiêu đờm, bổ dạ dày (Rễ củ sắc uống).

 

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

Cây có củ to, mọc dưới nước. Thân không có lá, tròn dài, gần như chia đốt, ngoài mặt có khía dọc, phía trong có nhiều vách ngang, lá được thay thế bởi những bẹ hình trụ. Cụm hoa chỉ gồm có một bông nhỏ màu vàng nâu ở ngọn

Theo Merill thì loài mã thầy Heleocharis tuberose (Roxb.) Schult cũng chỉ là một dạng đã được tuyển chọn và đưa vào trồng trọt của loài Heleocharis plantaginea. Dạng trồng này rất ít khi ra hoa.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây mã thầy được nhân dân những vùng núi cao lạnh gần biên giới Việt Nam-Trung Q.uốc trồng để lấy củ ăn.
  • Củ mã thầy (miền Nam gọi là củ năng) to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen. Khi dùng thì cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt. Có khi nấu chè ăn cho máy

Thành phần hoá học

  • Củ mã thầy có tới 77% hydrat cacbon (gồm tinh bột và đường với số lượng bằng nhau) 8% protein (theo Hooper) nhưng có tác giả lại phân tích thấy trong mã thầy có 60% tinh bột và 7% protein và một ít đường (theo Hemmi)
  • Năm 1945, Chen và cộng sự (An antibiotic substance in the Chinese Water Chesnul Heleocharis tuberose-Nature 156:234-Anh) đã nghiên cứu thấy dịch ép của mã thầy có tác dụng ức chế đối với vi trùng staphyllococ và vi trùng coli .

Công dụng và liều dùng

Ngoài công dụng làm thức ăn bổ mát, mã thầy được dùng làm thuốc chữa bệnh tiêu khát (đường tiện), bệnh viêm gan (vàng da), trường hợp nhiệt (lỵ ra máu), đại tiện táo bón, mắt sưng đỏ). Ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc

 

Cập nhật: 06/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Lá tiết dê

Cỏ bợ

Đại phúc bì

Bí xanh

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑