Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Mồng tơi

Tên tiếng Việt: Mồng tơi, Lạc qùy, Phiắc păng (Tày), Chàn mau nhây (Dao)

Tên khoa học: Basella rubra L.

Họ: Basellaceae (Mồng tơi)

Công dụng: Lợi đại, tiểu tiện, giải nhiệt, giải độc, lợi sữa (Lá nấu canh ăn). Lá tươi vò đắp mụn nhọt sưng tấy. Hạt sắc lấy nước nhỏ mắt đau. Toàn cây còn được dùng chữa lỵ, viêm bàng quang, viêm ruột.

 

 

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Mồng tơi là một dây leo, sống hằng năm hay hai năm. Thân mọc cuốn, dài 1.50-2m. Thân có phân nhánh, màu xanh nhạt hoặc tím nhạt.
  • Lá mọc so le, đơn, nguyên, mẫm, có cuống, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, phía cuống bằng hay hơi hẹp lại, dài 3-1cm, rộng 2-6cm.
  • Cụm hoa hình bông mọc ở kẽ lá, nhỏ, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Những bông ở phía trên dài và gầy hơn.
  • Quả mọng, nhỏ hình cầu hay hình trứng, dài chừng 5-5mm, màu tím đen khi chín.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây này nguồn gốc ở các nước nhiệt đới của châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, cây này mọc hoang và được trồng cho leo hàng rào để lấy rau ăn. Người ta hái thân và lá vào mùa hạ và mùa thu.

Thành phần hoá học

Theo Read (1936), trong rau mồng tơi có Vitamin A3, vitamin B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt.

Công dụng và liều dùng

  • Trong nhân dân, thường chỉ dùng rau mồng tơi nấu canh ăn cho mát, ít dùng làm thuốc.
  • Nhưng trong sách cổ (Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân) có ghi là rau mồng tơi có vị chua hàn, hoạt, không độc, chủ trị hoạt trung, tán nhú lợi đại tiểu trường. Nhân dân Indonesia dùng rau mồng tơi là thuốc chữa trẻ con bị táo bón, phụ nữ đẻ khó, nước ép quả dùng nhỏ mắt chữa đau mắt. Người ta còn dùng để nhuộm đỏ các loại mứt, nếu thêm chanh thì màu đậm hơn, nhưng không nên cho nhiều quá. Tại Trung Quốc có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã đắp chữa vú sưng nứt, giải độc.

Cập nhật: 08/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Húng quế

Lai

Muồng trinh nữ

Ráng cánh bần

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑