Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Muồng trâu

Tên tiếng Việt: Muồng trâu, Cây lác

Tên khoa học: Senna alata (L.) Roxb.

Tên đồng nghĩa: Cassia alata L.

Họ: Caesalpiniaceae (Vang)

Công dụng: Hắc lào (Lá tươi giã bôi). Nhuận tràng, tẩy (Bột lá uống).

 

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Muồng trâu là một cây nhỡ, cao chừng 1 hay hơn, đường kính có thể tới 10-12cm.
  • Lá kích thước lớn, gồm một cuống 3 cạnh, hơi dìa, dài 30-40cm, có 8 đến 14 đôi lá chét mọc 1 đôi lá chét đầu tiên nhỏ nhất, cách đôi lá chét một quãng hơi xa so với các quãng cách giữa các đôi lá chét sau, đôi lá chét tận cùng dài chừng 12- 14cm. Cụm hoa mọc thành bông nhiều hoa ở kẽ lá, dài tới 30-40cm, hoa màu vàng nâu nhạt. Quả giáp, dẹt, dài 8-16cm, rộng, 15-17mm, có hai dìa suốt dọc quả. Trong quả có tới 60 hạt, hình quả trám.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây này nguồn gốc ở Nam Mỹ, hiện nay được trồng ở khắp các nước vùng nhiệt đới.
  • Ở Việt Nam cây này mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, ta có cảm tưởng như nó có sẵn ở trong nước, nhiều nhất ở miền Nam, miền Trung và một số tỉnh miền Bắc (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh). Còn mọc ở Lào và Campuchia.

Thành phần hoá học

  • Trong lá, quả, gỗ và hạt đều có chứa chất antraglucozit.
  • Trong quả tỷ lệ antraglucozit lên tới 2,20% (theo Maurin). Trong lá tỷ lệ là 3-4 % (theo Đinh Đức Tiến, 1963).

Công dụng và liều dùng

  • Nhân dân thường dùng lá muồng trâu để chữa bệnh hắc lào, bệnh tôcơlô (tokelau), bệnh sang bạc hàn vòng (herpes circiné) trong nhiều trường hợp dùng thuốc mỡ crizophanic(chrysophanic) hay thuốc mỡ cryzarobin (chrysarobin) chữa không khỏi thì dùng lá muồng trâu chữa khỏi. Còn dùng chữa bệnh ghẻ của súc vật.
  • Lá, quả, gỗ của thân còn được dùng làm thuốc nhuận tràng. Dùng ngoài, không có liều lượng. Dùng trong với liều 4-5g. Sự kiêng kỵ như đối với tất cả các vị thuốc chứa anthraglucozit khác.

Đơn thuốc có muồng trâu

Rửa sạch nơi bị bệnh, giã nát lá muồng trâu xát vào. Chỉ một hai lần là khỏi.

Chữa hắc lào:

Có thể chế thành thuốc theo phương pháp sau đây: Nghiền nát lá tươi bằng máy nghiền thịt. Đổ vào đó nước đun sôi có pha natri florua. Để yên trong 24 giờ. Lọc qua vải. Thêm vào bã ít cồn 90o. Ngâm 24 giờ. Ép lấy cồn. Hợp cả cồn và nước lại, cô tới độ cao mềm. Cao này có thể bảo quản không bị mốc do có natri florua. Với cao này, ta có thể chế thành thuốc mỡ 1/5. Có thể giã lá với nước ép chanh quả và ít muối mà dùng.

Dược liệu khác

Chạc ba

Lạc

Ba đậu tây

Hoa phấn

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Mục lụcĐặc điểm mô tảPhân bốThành phần hóa họcTác dụng dược ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Mục lụcMô tả câyPhân bốBộ phận dùngThành phần hóa họcTính vị...
Sâm cau

Sâm cau

Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân ...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑