Thành phần hóa học
- Năm 1958, hệ dược Viện y học Bắc Kinh đã phân tích một số mẫu phục long can thấy có nhiều ion Fe3+, Fe2+, một ít Ca2+và CO32.
- Theo những tài liệu phân tích cũ, trong phục long can có axít silicic, nhôm ôxyt, sắt ôxyt, một ít magiê ôxyt, kali, canxi.
Công dụng và liều dùng
- Phục long can là một vị thuốc chỉ thấy dùng trong đông y. Theo tài liệu cổ phục long can có vị cay, tính hơi nóng (ôn) không có độc, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, cầm nôn, cầm máu. Thường được dùng làm thuốc chữa bệnh băng huyết, thổ huyết, tiểu tiện ra máu, làm ấm ở trong (ôn trung) chữa nôn đặc biệt thích hợp với nôn mửa của phụ nữ có thai, trẻ con đái dầm. Nếu bị ung nhọt thì hòa phục long can với dấm đắp vào. Liều dùng hằng ngày, 20 đến 40g dưới dạng thuốc sắc, đợi thuốc lắng xuống, chắt lấy nước mà uống.
- Khi không có phục long can, người ta có thể lấy ít hòn gạch hay hòn ngói nung đỏ lên, hòn gạch hay ngói đang nóng đỏ nhúng ngay vào nước, rồi lấy nước đó đun sôi lên mà uống.
Đơn thuốc có phục long can dùng trong nhân dân
1. Bài thuốc Củng Thị Nhâm Thần Chỉ Thổ Phương
Chủ trị:
Dành cho trường hợp phụ nữ mang thai 2-3 tháng bị nôn ra đờm dãi hoặc bọt dính, hưng cách đầy tức, hoa mắt chóng mặt, khát nước, mặt đỏ bừng, thích uống nước lạnh do hàn nhiệt lẫn lộn, trung hư khí nghịch.
Phép trị:
Thanh vị, ấm tï, trấn nghịch, cầm nôn, hóa thấp, trừ đàm.
Bài thuốc:
- Phục long can: 40g
- Sa sâm: 15g
- Phục linh: 12g
- Can khương: 6g
- Hoàng cầm: 6g
- Cam thảo: 4g
- Bạch truật: 12g
- Bán hạ: 10g
- Trần bì: 12g
- Sinh khương: 10g
- Hoàng liên: 4g
Cách dùng:
Sắc uống.
2. Bài thuốc Dương Thị Ố Trở Phương
Chủ trị:
Dành cho trường hợp phụ nữ mới thụ thai bị nôn mửa, không ăn được, nôn ra nước trong, vị quản trướng hoặc đau âm ỉ, thích ăn đồ nóng, nằm co, chân tay lạnh, mặt nhợt, cảm giác ớn lạnh do vị hàn.
Phép trị:
Ấm vị, trừ hàn, chống nôn.
Bài thuốc:
- Phục long can: 30g
- Trần bì: 15g
- Đại táo: 10 quả
- Sinh khương: 30g
- Trúc nhự: 15g
Cách dùng:
Sắc uống.
3. Bài thuốc Ngô Thị Sinh Khương Kê Nhục Thang
Chủ trị:
Dành cho trường hợp thể trạng yếu, đầu choáng, hồi hộp, tâm tính ủy mị do vị hàn kiêm chứng hư.
Bài thuốc:
- Phục long can: 60g
- Sinh khương: 60g
- Gà non: 1 con
Cách chế:
Làm thịt gà, bỏ ruột, cho sinh khương vào bụng gà. Đặt vào nồi đất, dùng dịch lọc phục long can pha thêm chút muối, đậu kín, nấu chín.
Cách dùng:
Ăn cả gà lẫn nước, ngày 1 lần hoặc cách ngày.
4. Bài thuốc Gia Vị Ôn Đổm Thang
Chủ trị:
Dành cho phụ nữ giai đoạn đầu thai kỳ bị nôn ra nước chua hoặc đắng, ngực cồn cào, khó chịu, miệng đắng, ợ hơi do đàm nhiệt nung náu bên trong.
Phép trị:
Tả can, hòa vị, hóa đàm, thanh nhiệt, giáng nghịch, cầm nôn.
Bài thuốc:
- Táo tâm hoàng thổ: 24g
- Trần bì: 6g
- Chỉ xác: 6g
- Hoắc hương: 4g
- Bán hạ: 10g
- Hoàng liên: 6g
- Tô ngạnh: 10g
- Trúc nhự: 8g
- Phục linh: 12g
- Sa nhân: 4g
Cách dùng:
Sắc uống, ngày 1 thang chia 2-3 lần.
5. Bài thuốc chữa đái dầm ở trẻ nhỏ
Phục long can tán nhỏ 8g, chu sa 4g, xạ hương 0,03g, tất cả tán nhỏ viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi tối cho uống 2 đến 4 viên.
6. Bài thuốc chữa tả lị
Chủ trị:
Trường hợp tả, lị lâu ngày, đại tiện ra máu, mủ, bụng đau, trướng, mệt mỏi, khát nước, hồi hộp, đoản hơi do khí và âm đều tổn thương, trung khí hạ hãm dùng bài Phương thị trường viêm kinh nghiệm phương để thăng thanh, kiện tỳ, ích khí dưỡng âm, chỉ tả, hòa can.
Bài thuốc:
- Phục long can: 60g
- Hoàng kỳ: 30g
- Đảng sâm: 30g
- Thương truật: 10g
- Trần bì: 10g
- Thăng ma: 10g
- Đương quy: 12g
- Ngũ vị tử: 10g
Cách dùng:
Sắc uống, dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.