Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Râu mèo

Tên tiếng Việt: Râu mèo, Bông bạc

Tên khoa học: Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.

Họ: Lamiaceae (Bạc hà)

Công dụng: Lợi tiểu, thông gan, mật, chữa sỏi đường tiết niệu, thấp khớp (cả cây sắc uống).

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý
  • Công dụng

Mô tả cây

  • Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0,3-0,5m, có khi hơn. Thân mảnh cứng, hình vuông, mọc đứng, thường có màu nâu tím, nhẵn hoặc có ít lông, ít phân cành.
  • Lá mọc đối, hình trứng, dài 4-6cm, rộng 2,5-4cm, gốc tròn đầu nhọn, mép khía răng to, gân lá hơi nổi rõ ở mặt dưới, cuống lá dài 3-4cm.
  • Cụm hoa mọc thẳng ở ngọn thân và đầu cành, dài 8-10cm, gồm 6-10 vòng, mỗi vòng có 6 hoa màu trắng hoặc hơi tím; lá bắc nhỏ rụng sớm; đài hình chuông có 5 răng, răng trên rộng, tõe ra ngoài, tràng hình ống hẹp, thẳng hoặc hơi cong, dài 2cm, môi trên chia 3 thùy, môi dưới nguyên; nhị mọc thò ra ngoài hoa, dài gấp 2-3 lần tràng, chỉ nhị mảnh; vòi nhụy dài hơn nhị.
  • Quả bế tư, nhỏ, nhẵn.
  • Mùa hoa quả: tháng 4-7.

Phân bố

Ở Việt Nam, râu mèo phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi như: Cao Bằng, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Phú Yên,…

Cây ưa ẩm, ưa sáng có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên đất giàu chất mùn ở ven rừng, gần bờ nước hoặc trong thung lũng.

Bộ phận dùng:

  • Phần trên mặt đất, thu hái khi cây chưa ra hoa, phơi khô.

Thành phần hoá học

Lá râu mèo có chứa saponin, alcaloid, tinh dầu 0,2-0,6%, tanin, acid hữu cơ và dầu béo.

Tác dụng dược lý

Nước sắc hay nước pha lá râu mèo làm tăng lượng nước tiểu, đồng thời tăng cả lượng clorua, lượng ure và lượng axit uric. Còn có tác dụng chữa xung huyết gan, đường mật.

Công dụng

Theo kinh nghiệm dân gian, râu mèo được dùng làm thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh viêm thận, sỏi thận, sỏi mật, tê thấp, phù thũng, viêm gan.

  • Liều dùng 5-12g lá hãm nước sôi, chia làm 2 lần uống trước khi ăn cơm 15-30 phút.
  • Nên uống lúc còn nóng. Thường dùng liên tục 8 ngày, nghỉ 2-4 ngày lại tiếp tục nếu cần thiết.
  • Có thể nấu cao lỏng, mỗi ngày dùng 2-5g cao. Cao râu mèo được dùng làm thuốc hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường.
  • Nếu dùng cả cây râu mèo thì liều lượng hằng ngày là 30-40g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc có râu mèo

  1. Chữa viêm thận mạn tính, viêm bàng quang, viêm khớp, phong thấp: Râu mèo 40g, tỳ giải và rễ ý dĩ mỗi vị 30g. Sắc nước uống.
  2. Chữa đái ra sỏi, đái ra máu, đái buốt: Râu mèo 40g, thài lài trắng 30g. Sắc lấy nước, mỗi lần hòa thêm 6g bột hoạt thạch uống trong ngày, chia 3 lần. Uống liền 5-7 ngày.

 

Cập nhật: 13/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Rù rì sông

Rau bợ nước

Bọ mắm rừng

Đại chiều

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑