Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Thu, 25 Apr 2024 03:19:06 +0700 vi hourly 1 Mẹo dân gian chữa mề đay bằng cây thuốc nam quanh nhà https://tracuuduoclieu.vn/meo-dan-gian-chua-me-day-bang-cay-thuoc-nam-quanh-nha.html https://tracuuduoclieu.vn/meo-dan-gian-chua-me-day-bang-cay-thuoc-nam-quanh-nha.html#respond Tue, 02 Mar 2021 03:23:46 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=53159 Mề đay mẩn ngứa là bệnh da liễu rất phổ biến, xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, điều trị bệnh lý này chủ yếu là sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hay một số cây thuốc nam cũng rất hiệu quả.

Bệnh mề đay?

Thực tế, tình trạng nổi mề đay là phản ứng viêm ở lớp trung bì do cơ thể giải phóng histamine – chất trung gian gây dị ứng. Do đó, mề đay thường bùng phát khi cơ thể bị dị ứng với thời tiết, thức ăn, căng thẳng quá mức hoặc do tiếp xúc với các yếu tố kích ứng.

Bệnh mề đay? 1

Nổi mề đay làm xuất hiện các mụn phồng đỏ trên da

Hơn 80% trường hợp mề đay có thể thuyên giảm hoàn toàn sau 24 – 48 giờ khởi phát mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh có thể kéo dài trong vài ngày đến vài tuần. Mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng mề đay gây ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội, mức độ ngứa tăng lên vào ban đêm tác động không nhỏ đến giấc ngủ.

Do đó, bệnh nhân cần phải thực hiện một số phương pháp điều trị để giảm ngứa và cải thiện tổn thương da. Hiện nay, điều trị bệnh lý này chủ yếu là sử dụng thuốc bôi và thuốc uống

Trong trường hợp mề đay có mức độ nhẹ, tổn thương da và tình trạng ngứa có thể giảm hoàn toàn khi áp dụng mẹo chữa từ các cây thuốc nam có đặc tính tiêu viêm, chống ngứa và sát trùng.

Chữa bệnh mề đay bằng cây thuốc nam

🌿 1. Lá bạc hà

Lá bạc hà thường được dùng trong chế biến món ăn và các loại thức uống. Thảo dược này chứa tinh dầu có mùi thơm, tác dụng khử mùi, làm mát da và sát trùng nhẹ nên còn được nhân dân dùng để trị hôi miệng, giảm ho, long đờm và kích thích tiêu hóa.Ngoài ra lá bạc hà còn có tác dụng điều trị các chứng bệnh ngoài da – trong đó có mề đay mẩn ngứa.

Nấu nước tắm từ lá bạc hà:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà tươi và 1 ít muối biển
  • Rửa sạch bạc hà rồi cho vào nồi nước đang sôi
  • Đun khoảng 10 phút rồi tắt bếp
  • Đổ nước ra thau, hòa thêm nước lạnh và cho muối vào
  • Khi tắm bằng nước sắc lá bạc hà, bạn có thể dùng thảo dược chà xát nhẹ vào da để giảm ngứa và sưng viêm.

🌿 2. Rau má

Rau má (lôi công thảo, tích tuyết thảo) không chỉ là loại rau thông thường mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, tính hàn, tác dụng tiêu viêm, giải độc nên thường được dùng để chữa bỏng và tổn thương da. Ngoài ra thảo dược này còn chứa tinh dầu và một số chất chống oxy hóa như quercetin, kaempferol. Các thành phần này có tác dụng làm dịu vùng da sưng nóng, phục hồi và ngăn ngừa bội nhiễm.

Canh rau má giảm mề đay do dị ứng thức ăn:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau má tươi và thịt lợn nạc 100g
  • Rửa sạch rau má, thịt lợn đem bằm nhỏ
  • Cho dầu vào nồi, sau đó thêm hành và thịt lợn vào xào cho thơm
  • Đổ 1.5 lít nước vào đun sôi
  • Sau đó cho rau má vào đun thêm 5 phút rồi tắt bếp và nêm nếm vừa ăn

Bài thuốc đắp từ rau má:

  • Dùng rau má và lá gấc mỗi thứ 50g
  • Đem ngâm rửa với nước muối và để ráo
  • Giã nhỏ rồi trộn thêm 1 ít muối và đắp lên vùng da cần điều trị
  • Đắp 2 lần/ ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn

🌿 2. Rau má 1

Rau má có tác dụng làm dịu vùng da sưng nóng, phục hồi và ngăn ngừa bội nhiễm

🌿 3. Cỏ mần trầu

Từ xưa, trong dân gian đã phát hiện và tận dụng cỏ mần trầu trong điều trị các bệnh sốt, sốt rét, làm tiêu độc, mát gan. Ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nhiều hơn những công dụng của cỏ mần trầu khi ứng dụng loại cỏ này vào chữa bệnh cao huyết áp, trị sỏi thận, phòng ngừa viêm não truyền nhiễm, thống phong…

Cỏ mần trầu có thể được dùng tươi hoặc dùng khô đều đảm bảo nguyên công dụng. Đối với bệnh nhân mề đay, nguyên nhân trực tiếp đến từ chức năng gan suy giảm, độc tố trong cơ thể không được loại bỏ mà phát tác thành những nốt sẩn ngứa trên cơ thể. T

Cách 1:

  • Dùng cỏ mần trầu tươi đe, rửa sạch, giã nát và đắp trực tiếp lên vết mẩn ngứa do mề đay gây ra

Cách 2:

  • Dùng cỏ mần trầu khô hoặc tươi sắc cùng nước sạch.
  • Đun tới khi nước sôi, hạ thấp lửa đun liu riu cho các dược chất trong cỏ mần trầu tiết ra hết.
  • Chia nước làm hai lần uống trong ngày. Muốn thêm phần bổ dưỡng, người dùng có thể kết hợp cỏ mần trầu với các loại dược liệu khác.

🌿 4. Nước trà xanh

Nước trà xanh (chè xanh) có tác dụng bảo vệ tim mạch, chữa viêm họng và đào thải độc tố. Vì vậy nhân dân còn dùng nước chè xanh để giảm các tình trạng da liễu thường gặp như mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, phát ban da,… Trà xanh ít gây kích ứng nên có thể dùng để chữa mề đay cho cả trẻ nhỏ và người có cơ địa nhạy cảm.

Uống nước trà xanh:

  • Dùng vài lá trà tươi/ trà đã sao khô
  • Hãm với 300ml nước sôi trong 10 – 15 phút
  • Có thể uống trực tiếp hoặc thêm vào 1 ít nước cốt chanh hoặc mật ong

Tắm lá chè xanh giảm ngứa do nổi mề đay:

  • Rửa sạch 1 nắm lá chè xanh tươi và chuẩn bị thêm 1 ít muối biển
  • Đun chè xanh với 2 lít nước, sau đó đổ nước ra thau
  • Thêm muối vào và hòa với nước lạnh
  • Dùng tắm có tác dụng giảm ngứa, sát khuẩn và cải thiện viêm do chứng nổi mề đay gây ra

🌿 4. Nước trà xanh 1

Trà xanh ít gây kích ứng nên có thể dùng để chữa mề đay cho cả trẻ nhỏ và người có cơ địa nhạy cảm

🌿 5. Gừng tươi

Gừng tươi có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng giảm viêm, giải dị ứng và chống ngứa. Thảo dược này thường được dùng để chữa các chứng bệnh do nhiễm lạnh như ho, cảm lạnh, viêm họng,… Ngoài ra gừng tươi còn được nhân dân sử dụng để chữa viêm da cơ địa, chàm và nổi mề đay do lạnh

Dùng trà gừng mật ong:

  • Thái mỏng 1 củ gừng tươi và đem hãm với 300ml nước sôi
  • Sau khoảng 15 – 20 phút thì cho thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều
  • Nên uống trà khi ấm và có thể ăn lát gừng tươi nếu mề đay đi kèm với triệu chứng sổ mũi, ho,…

Ngâm gừng tươi với muối:

  • Đun sôi 2 lít nước, sau đó cho khoảng 2 củ gừng tươi đã cắt nhỏ vào
  • Đun thêm 3 phút thì tắt lửa và cho vào khoảng 2 thìa muối
  • Đợi nước nguội bớt rồi dùng ngâm chân/ tay vào để giảm ngứa
  • Trong trường hợp tổn thương da lan rộng, có thể dùng nước gừng tươi để tắm

Có thể bạn quan tâm: Tắm lá cây chó đẻ chữa mẩn ngứa cho trẻ

🌿 6. Lá khế chữa mề đay mẩn ngứa

Nấu nước lá khế tắm là mẹo chữa mề đay được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Theo y học cổ truyền, lá khế có vị chua, tính bình, tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm và sát khuẩn nhẹ. Chính vì vậy thảo dược này thường được tận dụng để chữa viêm da cơ địa, phát ban da và mề đay mẩn ngứa.

Cách dùng lá khế chữa mề đay mẩn ngứa:

  • Rửa sạch 1 nắm lá khế rồi cho vào nồi
  • Đổ 2 lít nước vào và đun sôi trong khoảng 5 phút
  • Thêm 2 thìa muối biển vào và đổ nước ra thau
  • Hòa thêm nước lạnh để nước nguội bớt và dùng để tắm
  • Chữa mề đay bằng thuốc nam cần lưu ý điều gì?

🌿 7. Lá kinh giới

Rau kinh giới không chỉ được dùng để gia tăng hương vị món ăn mà còn được tận dụng để chữa các bệnh da liễu thường gặp như tổ đỉa, viêm da cơ địa, mề đay mẩn ngứa, phát ban da,… Theo kinh nghiệm dân gian, thảo dược này có đặc tính sát trùng, tán hàn và chống ngứa. Do đó, dùng lá kinh giới nấu nước tắm hoặc chườm đắp có thể giảm các triệu chứng do mề đay gây ra. Không chỉ được lưu truyền trong dân gian, tác dụng chữa mề đay của rau kinh giới cũng đã được chứng minh qua một số nghiên cứu sơ bộ.

Các nghiên cứu này cho thấy, hoạt chất d-menthol, menthol racemic và vitamin trong thảo dược này có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa và cải thiện sẩn đỏ, phát ban.trị mề đay bằng thuốc nam

Tắm nước lá kinh giới:

  • Dùng lá kinh giới nấu nước tắm có thể giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy và viêm đỏ da.
  • Nếu áp dụng thường xuyên, các sẩn đỏ, phát ban do mề đay gây ra sẽ giảm đi đáng kể sau vài ngày.

Đắp lá kinh giới với muối biển:

  • Trong trường hợp mề đay nổi ở chân và tay, bệnh nhân có thể dùng 1 nắm lá kinh giới tươi sao nóng với muối biển và chườm đắp lên da.

🌿 7. Lá kinh giới 1

Kinh giới có đặc tính sát trùng, tán hàn và chống ngứa

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/meo-dan-gian-chua-me-day-bang-cay-thuoc-nam-quanh-nha.html/feed 0
Cây bạc hà được sử dụng như thế nào? https://tracuuduoclieu.vn/cay-bac-ha.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-bac-ha.html#respond Wed, 17 Feb 2021 04:05:15 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54635 Bạc hà là một cây thuốc quý, cả Đông y và Tây y đều dùng. Ngoài việc dùng trực tiếp cây bạc hà, người ta còn cất tinh dầu bạc hà làm thuốc sát khuẩn, xoa bóp nơi sưng đau (như khớp xương), xoa vào thái dương khi nhức đầu…

Cây bạc hà được sử dụng như thế nào? 1

Tìm hiểu về cây bạc hà

Cây bạc hà là một loại cây cỏ sống lâu năm, thân vuông màu tía, lá có nhiều lông, hoa có màu tím hay hồng
nhạt, đôi khi có màu trắng. Điều đặc biệt là tất cả thân, lá, hoa, quả đều có mùi thơm. Cây bạc hà thường được trồng bằng cách giâm cành và tốt nhất ở nơi đất mùn.

Bộ phận được dùng làm thuốc là toàn cây, thân mang lá và hoa, tốt nhất là lúc hoa nở.

  • Về thành phần hoá học, hoạt chất chính của bạc hà là tinh dầu gồm từ 50 – 80% menthol. Bộ phận sử dụng để chế biến là toàn cây bỏ rễ, lá.
  • Chặt ngắn khoảng 3cm hoặc dùng lá được thu hái khi cây sắp ra hoa để phơi khô trong râm mát (âm can), cũng có thể sử dụng tươi.

Ngoài ra, người ta còn điều chế tinh dầu bạc hà dùng trị nhiều bệnh chứng. Hoặc trong tân dược đã điều chế tinh dầu bạc hà dưới dạng tinh thể menthol để nạp vào các lọ nhựa làm ống hít xông họng mũi. Hoặc còn cho tinh thể menthol vào các nguyên liệu để làm thành bánh kẹo bạc hà…

Tác dụng của cây bạc hà

Chữa cảm cúm, sốt, nhức đầu

  • Chữa cảm cúm, sốt, nhức đầu là một trong những công dụng của cây bạc hà.
  • Lấy 20g toàn cây bạc hà nấu nước xông với lá chanh, lá bưởi, lá tre, sả, hương nhu, cúc tần, mỗi thứ 30g và 3 nhánh tỏi đập giập.

Thuốc uống chữa cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi

  • Lá bạc hà 5g, kinh giới 5g, phòng phong 5g, bạch chỉ4g, hành hoa 5g.
  • Cho các vị vào ấm, đổ 500ml nước sôi hãm trong 30 phút, uống lúc thuốc còn nóng.

Chữa kém ăn, ăn không tiêu, nôn, đau bụng, tiêu chảy

Lấy 5 – 10g lá bạc hà, pha với 300 – 500ml nước sôi, cách 2 – 3 giờ uống một lần.

Trị mụn

Cây bạc hà có tính kháng khuẩn rất cao, giúp tiêu diệt những vi trùng gây bệnh trên da tại những nơi bị chấn thương.

Với ai có làn da nhờn, việc dùng bông gòn thấm nước bạc hà vào mỗi buổi tối trong vòng 45 phút sẽ mang lại hiệu quả tốt vì nước bạc hà không chỉ làm làn da bớt bóng nhờn, mà còn trị mụn, ngăn ngừa da khô. Nước bạc hà được làm rất đơn giản là chọn lá bạc hà tươi, đem nghiền nhỏ, vắt lấy nước.

  • Những vùng da khác có nhiều chất nhờn như lưng cũng thường bị mụn. Trong trường hợp này, hãy bỏ một nắm lá bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà vào bồn tắm nước nóng và massage nhẹ nhàng, chất nhờn sẽ được tẩy bỏ, đồng thời việc lưu thông máu cũng tốt hơn.

Giải tỏa stress

Giải tỏa stress 1

  • Tinh dầu bạc hà rất tốt cho những người hay lâm vào trạng thái chán nản, căng thẳng.
  • Nó kích thích tinh thần và chống viêm rất hiệu quả.
  • Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn tăng cường lưu thông máu và giảm đau rất nhanh, chữa bệnh đau bụng cũng công hiệu.
  • Tinh dầu nguyên chất bạc hà giúp tiêu hoá tốt.

Cách làm đơn giản là cho hai giọt dầu bạc hà vào 60g dầu nến rồi xoa lên bụng sau mỗi bữa ăn hằng ngày. Bạc hà còn giúp chữa bệnh ngạt mũi qua phương pháp xông. Tinh dầu cay của bạc hà sẽ giúp mũi hết nghẹt.

Một ly trà hoặc cooktail bạc hà có thể có tác dụng như một liều thuốc giảm đau nhẹ trong trường hợp bạn đang bị stress. Đặc biệt, trà bạc hà còn giúp giải độc tố ra khỏi cơ thể do có tác dụng lợi tiểu và chống khuẩn. Trộn một chút dầu bạc hà vào sữa tắm rồi nhẹ nhàng massage làn da bằng hỗn hợp. Cảm giác thư thái và dễ
chịu sẽ đến với cơ thể, sự căng thẳng vì thế sẽ được giải toả.

Chữa mẫn ngứa

Để chữa mẩn ngứa, lấy bạc hà, ké đầu ngựa (sao), kim ngân hoa mỗi thứ 12g, cam thảo dây 6 g; sắc uống ngày một thang.

Chữa đau mắt đỏ

Lá bạc hà 12 g, lá dâu 12 g, nấu nước xông mắt, ngày xông 2-3 lần.

Trị bệnh nhiều mồ hôi ở trẻ nhỏ

  • Liều sử dụng trung bình từ 10 – 12g dưới dạng thuốc sắc hay giã tươi vắt lấy nước cốt uống.
  • Lưu ý không sử dụng trong trường hợp ra nhiều mồ hôi hay trẻ sơ sinh.
  • Khi sắc, chú ý không lâu quá 15 phút để bảo tồn được tinh dầu bạc hà không bị bay hơi làm giảm thiểu lượng tinh dầu cần thiết.

Xem thêm: Top 5 loại coctail làm mát cơ thể trong mùa Tết

Nguồn: www.tinsuckhoe.com

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-bac-ha.html/feed 0
Kỹ thuật trồng dược liệu Bạc hà https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-duoc-lieu-bac-ha.html https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-duoc-lieu-bac-ha.html#respond Thu, 05 Nov 2020 08:12:09 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48032

Phần I. Đặc điểm chung

1. Đặc điểm thực vật

1. Đặc điểm thực vật 1

Hình ảnh cây Bạc hà

  • Cây bạc hà là một loại cỏ sống lâu năm, cao từ 10 đến 60-70cm, có thể cao tới 1m.
  • Thân vuông mọc đứng hay hơi bò, có khi phân nhánh, trên thân có nhiều lông.
  • Lá mọc đối, cuống dài từ 2 đến 10mm, phiến lá hình trứng hay thon dài, rộng 2-3cm, dài 3-7cm, mép có răng cưa, mặt trên và mặt dưới đều có lông che chở và lông bài tiết.
  • Hoa mọc vòng ở kẽ lá, cánh hoa hình môi màu tím hay hồng nhạt có khi màu trắng. Ít khi thấy có quả và hạt.
  • Toàn cây có lông và có mùi thơm. Mùa hoa quả tháng 6 – 9.

2. Nguồn gốc, phân bố

Bạc hà là cây có nguồn gốc từ đới châu Âu, châu Á. Ở nước ta chi này cũng có 3 – 4 loài, mọc tự nhiên ở vùng núi cao 1300 – 1600 m, có khí hậu ẩm mát như Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), Yên Bái và Mường Lống (Nghệ An

3. Điều kiện sinh thái

Bạc hà thuộc loại cây ưa ẩm và ưa sáng, mọc hoang dại thường tập trung thành những đám nhỏ gần bờ suối hay trong thung lũng. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi đất nhiều mùn, màu nâu đen, tơi xốp. Cây ra hoa hàng năm, nhưng hình thức tái sinh chủ yếu vẫn bằng cách mọc chồi, đẻ nhánh bò lan trên mặt đất.

4. Giá trị làm thuốc

  • Bộ phận sử dụng: Phần thân lá trên mặt đất.
  • Công dụng: Thường dùng trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau bụng viêm họng, ho, giai đoạn đầu của bệnh sởi; chứng khó tiêu, đầy bụng, đau bụng; ngứa da. Tinh dầu bạc hà có tác dụng sát khuẩn, xoa bóp nơi sưng đau, như khớp xương, thái dương khi nhức đầu.

Phần II. Kỹ thuật trồng trọt

1. Chọn vùng trồng

  • Bạc hà có thể trồng được ở đồng bằng, trung du và miền núi, nhưng sinh trưởng tốt hơn ở nhiệt độ 20 – 25oC và ở nơi có đầy đủ ánh sáng.
  • Chọn đất pha cát tơi xốp, thoát nước tốt, không úng ngập, nhiều mùn. Không nên trồng ở đất sét và đất bạc màu. Năng suất và chất lượng tinh dầu của cây trên đất pha cát cao hơn so với cây trồng trên đất thịt nặng, úng nước.
  • Độ pH của đất không yêu cầu khắt khe kiềm, axit hay trung tính.

2. Giống và kỹ thuật làm giống

Quần thể bạc hà trồng bao gồm một số giống lai từ các loài M. arvensis L., M. aquatica L., M. spicata L.và M. piperita L.. Những giống này được nhập từ Liên Xô trước đây, Triều Tiên, Pháp, Trung Quốc từ năm 1955 – 1974 và gần đây từ Nhật Bản, Ấn Độ…

2. Giống và kỹ thuật làm giống 1

Một vài giống bạc hà (nhất là giống BH 974) đã được trồng lớn ở nhiều địa phương. Bạc hà thường được nhân giống bằng thân ngầm hoặc bằng thân cành.

Kỹ thuật làm giống Vào mùa đông, phần thân lá bị lụi đi, giữ nguyên ruộng bạc hà, tưới nước giữ ẩm nếu thời tiết khô hạn, đến mùa xuân chọn lấy đoạn thân ngầm khoẻ mạnh để làm giống. Thân ngầm thường được cắt thành đoạn dài từ 7 – 10 cm, có thể trồng trực tiếp ra ruộng. Lượng giống cho 1ha: 1.000 – 1.500 kg mầm giống. Ngoài ra còn có thể tách lấy nhánh thân sao cho có một ít rễ ở phần gốc để trồng. Trồng bằng thân cành thường trồng muộn hơn, năng suất lứa đầu cũng không cao so với trồng bằng thân ngầm.

3. Thời vụ trồng

  • Thời vụ trồng bạc hà ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ là tháng 2 – 3, ở miền núi là tháng 3 – 4, ở các tỉnh khu Bốn cũ là tháng 1 – 2.
  • Ở các tỉnh phía Nam có thể trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5)

4. Kỹ thuật làm đất

  • Đất trồng bạc hà cần cày sâu, phơi ải, nhặt sạch cỏ dại, bừa kỹ, lên luống cao 20 – 25cm, rộng 1,0 – 1,2 m.
  • Rạch luống thành hàng ngang hoặc dọc, cách nhau 20 – 25cm, sâu 8-10cm.
  • Ruộng bạc hà cần bố trí trên đất thoát nước tiện tưới tiêu, không bị che khuất.

5. Mật độ, khoảng cách trồng

  • Mật độ: 500.000cây/ha trồng khoảng cách 20x10cm.
  • Mật độ: 200.000cây/ha trồng khoảng cách 20x25cm.

5. Mật độ, khoảng cách trồng 1

Hình ảnh luống Bạc hà đang phát triển tươi tốt

6. Phân bón và kỹ thuật bón phân

Một số loại phân bón thường dùng như: Phân chuồng, Đạm ure, supe lân, Kali Clora
6. Phân bón và kỹ thuật bón phân 1Thời kỳ bón

  • Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ hoai mục + phân lân và kali.
  • Bón thúc: Bằng phân đạm vào thời kỳ cây giao tán và sau các lứa cắt, mỗi lần bón 1/4 tổng lượng phân urê bằng cách pha loãng nồng độ 2% để tưới.

7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Kỹ thuật trồng: Hiện nay biện pháp gieo trồng bằng thân cành hoặc thân ngầm là phổ biến. Cắt thân ngầm thành từng đoạn dài 7 – 10 cm, đặt hơi nghiêng xuống rạch cách nhau 10cm.

Nếu trồng bằng nhánh thân cành thì đặt sao cho phần ngọn nhô lên mặt đất 5 – 7 cm, dùng đất bột lấp kín mầm 4 – 5 cm. Khi trồng chú ý ấn chặt gốc và tưới nước ngay cho cây chóng hồi phục. Giữ ẩm sau khi trồng cũng như trong suốt thời gian sinh trưởng.

Chăm sóc: Cần chú ý làm cỏ lúc cây chưa phủ kín đất. Sau mỗi lứa cắt, chú ý làm vệ sinh đồng ruộng, bón thúc bằng tưới phân đạm pha loãng.

Tưới tiêu: Luôn đảm bảo cho đất đủ ẩm để cây phát triển tốt. Khi bị ngập úng phải thoát nước ngay vì và bạc hà không chịu được ngập úng, tránh làm cây bị chết.

8. Phòng trừ sâu bệnh

Đối tượng gây hại nguy hiểm nhất trên bạc hà là bệnh gỉ sắt do nấm Puccinia menthae gây ra. Đặc điểm gây hại và biện pháp phòng trừ như sau:

  • Vết bệnh đầu tiên là những chấm màu vàng trong đến vàng nhạt, nằm rải rác ở mặt dưới lá, sau phát triển thành những u nổi, bên trong chứa một khối bào tử có màu nâu đỏ, khi còn non có màu vàng gạch. Cuối giai đoạn sinh trưởng bệnh phát triển nhiều, phủ kín lá, làm rụng lá gây giảm năng suất đáng kể.
  • Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè, phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ấm và ẩm.

Biện pháp phòng trừ

  • Không nên trồng độc canh bạc hà trong nhiều năm mà nên luân canh với cây khác họ để hạn chế nguồn bệnh lây lan từ vụ này sang vụ khác.
  • Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đưa các tàn dư bệnh ra khỏi ruộng và tiêu hủy, dọn sạch tàn dư sau thu hoạch.
  • Có thể sử dụng thuốc trừ nấm có hoạt chất: Cyproconazole (ví dụ Bonanza 100 SL); Difenoconazole (ví dụ Score 250 EC, Nitin 300 EC, Tilt Super 300 EC)

9. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

Thu hoạch: Bạc hà trồng 2 – 3 tháng có thể thu hoạch. Tùy thời vụ trồng sớm, muộn và khả năng chăm sóc mà mỗi năm có thể thu hoạch 2 – 3 lứa. Thời điểm thu hoạch là khi cây ra hoa từ 70% trở lên. Chọn ngày nắng ráo cắt sát gốc lấy toàn bộ phần thân lá để cất tinh dầu. Trung bình, lứa thứ nhất có thể thu được 8 – 10 tấn, lứa thứ hai: 5 – 7 tấn, lứa thứ ba: 3 – 5 tấn thân lá tươi/ha. Năng suất tinh dầu thường đạt 70 – 100kg/ha.

Sơ chế: Loại bỏ các lá sâu, vàng. Nếu chưa kịp cất tinh dầu ngay thì cần tãi mỏng ở nơi râm mát, tránh để thành đống.

Bảo quản: Để nơi khô, mát, tránh để thành đống, từng thời điểm kiểm tra hàm lượng tinh dầu.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ky-thuat-trong-duoc-lieu-bac-ha.html/feed 0
Cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng https://tracuuduoclieu.vn/cay-thuoc-nam-chua-viem-mui-di-ung.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-thuoc-nam-chua-viem-mui-di-ung.html#respond Tue, 20 Mar 2018 07:17:38 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54434 Viêm mũi dị ứng (tên tiếng Anh là allergic rhinitis) gây ra các dấu hiệu và triệu chứng giống như cảm lạnh, như sổ mũi, ngứa mắt, nghẹt mũi, hắt hơi. Nhưng không giống như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng không phải do virus gây ra mà do phản ứng dị ứng với các chất gây dị ứng ngoài trời hoặc trong nhà, chẳng hạn như phấn hoa, mạt bụi hoặc nước bọt của mèo, chó và các động vật khác có lông.

Cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng 1

Triệu chứng bệnh Viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng lâm sàng là hậu quả của sự giải phóng ngay lập tức hay trì hoãn các hóa chất trung gian (không hạt) của các tế bào hiện diện trong niêm mạc mũi và vòm họng.

Viêm mũi dị ứng có hai thể: chu kỳ và không có chu kỳ.

Thể bệnh có chu kỳ:

Thường xảy ra đột ngột về đầu mùa lạnh hay đầu mùa nóng, bệnh nhân thấy nhột cay trong mũi, hắt hơi liên tục vài chục cái, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Sau đó mũi chảy nước đầm đìa, nước mũi trong như nước lã. Người bệnh còn có cảm giác rát bỏng ở kết mạc, vòm họng.

  • Bệnh nhân bị nặng đầu, mệt mỏi uể oải, sợ ánh sáng, nên thường tìm chỗ tối để nằm. Cơn dị ứng xuất hiện nhiều lần trong ngày, tối dịu đi, bệnh kéo dài trong vài ngày đến một tuần rồi tự biến mất.

Thể bệnh không có chu kỳ:

Hay gặp nhất, bệnh nhân thường bị sổ mũi vào lúc sáng sớm thức dậy, giảm đi trong ngày, tái phát khi gặp luồng gió, gặp lạnh, tiếp xúc với bụi.

  • Thời kỳ đầu nước mũi trong, thời gian sau đó đặc lại thành mủ, nước mũi chảy thành từng đợt.
  • Trường hợp nặng hắt hơi liên tục nhiều giờ trong ngày, gây mệt mỏi, giảm trí nhớ; ngạt mũi thay đổi tùy theo thời gian, thời tiết và theo mùa; do nghẹt mũi bệnh nhân phải thở bằng miệng dẫn đến viêm họng, viêm phế quản.

Một số yếu tố bên ngoài có thể kích hoạt hoặc làm xấu đi tình trạng bệnh viêm mũi di ứng, bao gồm:

  • Khói thuốc lá
  • Hóa chất
  • Nhiệt độ lạnh
  • Độ ẩm
  • Gió
  • Ô nhiễm không khí
  • Keo xịt tóc
  • Nước hoa
  • Bụi gỗ
  • Khói

Phòng ngừa bệnh Viêm mũi dị ứng

Muốn phòng bệnh viêm mũi dị ứng có hiệu quả, tốt nhất là tránh các tác nhân gây bệnh, tránh hít phải khói, bụi, phấn hoa, cánh bướm, lông thú, sơn ta, xăng dầu, hơi hóa chất…

Về ăn uống, cần tránh các thức ăn có thể gây dị ứng như: nhộng tằm, cá ngừ, tôm, cua ghẹ…

  • Đối với người cao tuổi cũng không nên chủ quan phơi trần ra gió mưa rét ướt.
  • Đồng thời cũng không nên sống theo kiểu kiêng khem quá làm cho cơ thể yếu đuối, kém sức chịu đựng với mọi thay đổi của thời tiết.
  • Bệnh nhân cần rèn luyện thân thể bằng việc tập thể dục thể thao vừa sức thường xuyên cũng là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả tốt.

Cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng

1. Cỏ hôi

1. Cỏ hôi 1

Cỏ hôi còn gọi là hoa cứt lợn, có tên khoa học là Ageratum conyzoides, thuộc họ Cúc. Đây là một loại dược liệu thường được dùng để điều trị nhiều bệnh lý. Trong đó, dùng cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng cũng mang đến các hiệu quả đáng kể.

Theo các nghiên cứu hiện đại, trong cây cỏ hôi có chứa khoảng 0,16% tinh dầu đặc. Nó có mùi thơm dễ chịu và màu vàng nhạt như nghệ. Trong thành phần tinh dầu của cây cỏ hôi chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng, phù nề như: Geratocromen, caryophyllen, cadinen, demetoxygeratocromen… cùng một số thành phần hóa học khác. Vì thế, bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng có thể dùng cây thuốc nam này chữa bệnh theo cách sau:

+ Cách 1:

Chuẩn bị 100gr cây cỏ hôi tươi, rửa sạch rồi để ráo. Giã nát chúng ra rồi vắt lấy nước cốt. Vệ sinh mũi sạch sẽ, dùng bông gòn hoặc tăm bông thấm nước cốt hoa ngũ sắc tươi rồi nhét vào lỗ mũi bị viêm. Cứ để nguyên như vậy khoảng 15 – 20 phút, sau đó lấy bông gòn ra và hỉ mũi để loại bỏ dị vật. Thực hiện thường xuyên để thấy được tác dụng của nó.

+ Cách 2:

Với cách thứ 2, người bệnh cũng chuẩn bị một nắm cỏ hôi tươi rửa sạch rồi để ráo. Tiếp theo, cắt chúng thành từng đoạn ngắn hoặc để nguyên cây cũng được. Đem chúng bỏ vào ấm và nấu lên với khoảng 1 lít nước. Chờ cho nước sôi thì nhắc xuống, lấy một tờ giấy để quấn lại thành hình phễu. Đầu nhỏ của tờ giấy đặt vào lỗ mũi, đầu to đặt ở vòi ấm nước và xông mũi.

  • Bệnh nhân nên xông khoảng 5 – 10 phút hoặc cũng có thể xông cho đến khi nước nguội. Khi tiến hành cách làm này, cần chú ý đến nhiệt độ của nước để tránh làm bỏng mũi.
  • Kiên trì áp dụng bài thuốc khoảng 10 – 15 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng thuyên giảm đáng kể.

2. Lá ngải cứu

2. Lá ngải cứu 1

Ngải cứu là loại dược liệu không còn xa lạ gì đối với chúng ta, bởi chúng thường có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dân gian. Đặc biệt, lá ngải cứu trị viêm mũi dị ứng là cách được nhiều người áp dụng. Theo đông y, ngải cứu có tác dụng giảm đau, giảm kích ứng, kháng viêm. Vì thế, chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu cũng sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng bệnh.

Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 100g ngải cứu. Lưu ý là chỉ nên dùng lá và ngọn thân non của cây để mang đến tác dụng tốt.
  • Đem chúng đi rửa sạch, phơi khô ở những nơi có gió mát nhẹ cho héo bớt.
  • Sau khi phơi chừng 8 tiếng thì đem chúng đi giã để lá được tơi ra.
  • Cho ngải cứu đã được giã vào một miếng giấy nhỏ rồi cuốn lại thành hình điếu thuốc.
  • Dùng nó đốt và hơ lên một số huyệt trên đỉnh đầu để điều trị viêm mũi dị ứng.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện cách này cần tham khảo các lang y để thực hiện cho đúng. Điều này sẽ tránh cho bệnh nhân gặp phải các vấn đề không mong muốn.

3. Ké đầu ngựa – cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng

3. Ké đầu ngựa – cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng 1

Nhắc đến các loại cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng, chúng ta không thể không nhắc đến ké đầu ngựa. Theo Đông y, loại cây này còn được gọi bằng nhiều tên khác như xương nhĩ, thương nhĩ tử, phắc ma. Nó có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ho, giảm đau, chống dị ứng… Do đó, bệnh nhân có thể áp dụng cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng cây thuốc nam này theo cách sau:

  • Ké đầu ngựa đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho chúng vào chảo, sao lên cho đến khi ngả sang màu xám thì tán thành bột mịn.
  • Dùng bột này pha cùng với nước để uống, mỗi lần dùng khoảng 4g. Nên ăn 3 lần mỗi ngày để thấy được tác dụng tốt.
  • Sau khi sử dụng ngày đầu tiên, ngưng khoảng vài ngày rồi thực hiện thêm khoảng 1 – 2 liệu trình nữa là được.
  • Người bệnh sẽ thấy các triệu chứng giảm hẳn đi, đồng thời còn giảm được nguy cơ bệnh tái phát.

4. Kinh giới

4. Kinh giới 1

Kinh giới còn được gọi bằng các tên gọi khác như khương giới, giả tô, còn dân tộc Tày lại gọi cây này là nát hom. Không chỉ được dùng như một loại rau ăn kèm, kinh giới còn được biết đến là loại cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng khá hiệu quả. Có được khả năng này là do trong dịch tiết của nụ hoa kinh giới chứa những chất có khả năng ức chế các phản ứng dị ứng tại chỗ. Cũng chính vì thế mà ngoài viêm mũi dị ứng, kinh giới còn được sử dụng để điều trị phong hàn, viêm xoang…

Để chữa viêm mũi dị ứng bằng lá kinh giới, bạn có thể tham khảo các cách sau:

+ Cách 1:

Chuẩn bị cây kinh giới tươi, đem rửa sạch, cho vào ấm rồi đun sôi lên với nước với lượng vừa phải. Đun cho sôi thật kỹ, sau đó dùng nước nà y để uống. Ngoài ra, nên cho lá kinh giới vào món cháo hoặc các món ăn khác để dùng thường xuyên, nó cũng sẽ mang đến hiệu quả tốt cho bạn.

+ Cách 2:

Đem hoa kinh giới tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng, cho khoảng 4g bột thuốc hòa cùng với một cốc nước chè xanh để uống. Không chỉ làm giảm được chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng mà nó còn khắc phục được tình trạng nhức đầu, trị gió lạnh…

5. Bạc hà

5. Bạc hà 1

Cách chữa viêm mũi dị ứng từ lá bạc hà cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng. Bởi loại cây này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp thông mũi. Ngoài ra, nhai lá bạc hà còn làm cơ thể bớt lo âu, căng thẳng, giúp bệnh nhân ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Để trị viêm mũi dị ứng bằng cây thuốc nam này, bạn có thể sử dụng nó theo 2 cách sau:

+ Cách 1:

Chuẩn bị một nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch, cho vào ấm nước sôi để hãm như hãm trà rồi uống. Thực hiện hàng ngày để nó mang đến hiệu quả tốt.

+ Cách 2:

Dùng lá bạc hà cho vào ấm nước sôi, khi thấy nước bắt đầu sôi thì mang đi xông mũi. Kết hợp với việc uống trà bạc hà sẽ thấy hiệu quả của bài thuốc được tăng lên.

Xem thêm: Bài thuốc trị bệnh viêm xoang từ cây chó đẻ

Nguồn: Sưu tầm

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-thuoc-nam-chua-viem-mui-di-ung.html/feed 0