Lê Thị Thủy
Bộ môn Y cơ sở II
Đặt vấn đề
Tam thất là cây thuốc quý đã được mệnh danh là “Kim bất hoán” có nghĩa là vàng cũng không đổi được. Nhờ vào tầm quan trọng của cây như là một chất bổ, cây tam thất chỉ được ghi nhân trong dược thảo Trung Quốc vào năm 1578 trong quyển Compendium of Materia Medica của Li Shizen [1]. Nhiều người vẫn cho rằng tam thất chữa được cả bênh ung thư nên nhu cầu tiêu thụ tam thất rất lớn, không những ở châu Á có nền y học cổ truyền phát triển mà còn tiêu thụ ở cả châu Âu. Nguồn tam thất tiêu thụ ở Việt Nam chủ yếu từ các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây (Trung Quốc) qua đường nhập khẩu chính thức. Và một lượng không nhiều được trồng ở Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Quảng Ninh.
Các nhà khoa học đã phân lập được hai saponin chủ yếu của Tam thất Việt Nam và xác định chúng là ginsenoside Rb1 và ginsenoside Rg1. Saponin Rg có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, có tác dụng chống mệt mỏi, tăng khả năng lao động trí óc và chân tay, nhưng loại Saponin Rb thì có tác dụng ức chế trung khu thần kinh biểu hiện an thần gây ngủ. Ứng dụng chính của ginsenoside Rb1 là trong lĩnh vực dược phẩm, nó được sử dụng chủ yếu như một loại dược phẩm để điều trị suy nhược của thận, rối loạn điều tiết của cơ thể, giúp xương và cơ bắp mạnh mẽ, thúc đẩy lưu thông máu ứ … Nó đã được sử dụng ở dạng viên nang, thuốc uống ở dạng lỏng, rượu chăm sóc sức khỏe và đồ uống có cồn khác…[2].
Tổng quan
1. Cây Tam thất
1.1. Hình thái cây Tam thất
Tam Thất có tên khoa học: Panax pseudo-ginseng Wall, thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae)
- Tam thất là cây thuốc quý có rất nhiều tầm quan trọng như là một chất bổ. Tam thất là loại cây thảo, sống nhiều năm.
- Thân mọc thẳng, cao 30 – 50cm, màu tím tía.
- Lá kép chân vịt, 3 – 4 cái mọc vòng gồm 5-7 lá chét hình mác, gốc thuôn, đầu có mũi nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông cứng ở gân, mặt trên thẫm, mặt dưới nhạt.
- Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân; hoa màu lục vàng nhạt, đài 5 răng ngắn; tràng 5 cánh rộng ở phía dưới, nhị 5; bầu 2 ô.
- Quả mọng, hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ; hạt màu trắng.
- Mùa hoa: tháng 5-7, mùa quả: tháng 8 – 10. Rễ củ hình con quay
Cây và củ Tam thất
Bột củ Tam thất có màu vàng nhạt, mùi đặc trưng, vị đắng sau ngọt. Soi dưới kính hiển vi thấy:
Một số đặc điểm bột Tam thất:
(1) Mảnh bần gồm nhiều tế bào hình chữ nhật có màu nâu.
(2) Mảnh mô mềm là những tế bào hình đa giác đôi khi có mang các hạt tinh bột.
(3) Hạt tinh bột hình tròn, đa số là hình khối nhiều mặt, đường kính từ 0,005-0,017 mm, hạt tinh bột đơn, hoặc kép 2,3,4… thường tập trung thành khối.
(4) Mảnh mạch vạch.
(5) Mảnh mô mang túi tiết.
1.2. Thành phần hóa học
Thành phần hoá học chính của Tam thất là các saponin thuộc nhóm dammaran mà phần aglycon cũng là 2 chất: 20(S) protopanaxadiol và 20(S) protopanaxatriol như ở Nhân sâm.
Các saponin thường gặp trong rễ củ là:
- a. Các saponin có phần aglycon là 20(S) protopanaxadiol: G-Rb1, G-Rb2, G-Rd, Gy-XVII, N-R4, N-Fa.
- b. Các Saponin có phần aglycon là 20(S) protopanaxatriol: G-Re, G-Rg1, G-Rg2, G-Rh1, 20Glc-G-Rf, N-R1, N-R2, N-R3, N-R6.
Trong số các saponin trên, G-Rb1 có hàm lượng 1,8% và G-Rg1 1,9% còn G-Rb2 và G-Rc thì rất thấp.
*(Chú thích: G = Gingsenoside, Gy = gypenoside, N = notoginsenoside)
Các bộ phận khác của cây như rễ con, lá hoa đều có saponin nhóm dammaran [2].
Các nhà khoa học đã phân lập được hai saponin chủ yếu của Tam thất Việt Nam và xác định chúng là ginsenoside Rb1 và ginsenoside Rg1.
- Saponin Rg có tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh, có tác dụng chống mệt mỏi, tăng khả năng lao động trí óc và chân tay, nhưng loại Saponin như Rb thì có tác dụng ức chế trung khu thần kinh biểu hiện an thần gây ngủ.
- Tất cả các loại tổng saponin của rễ cũng như của lá Sâm Tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.
1.3. Tác dụng của Tam thất
Trong y học cổ truyền:
Tam thất có vị đắng ngọt, tính ấm, vào các kinh can, thận. Có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau. Tam thất nam có vị cay, đắng, tính ôn. Có tác dụng thông kinh, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, chỉ thống.[3]
Trong y học hiện đại:
- Tam thất có tác dụng bổ dưỡng: tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch.
- Kích thích tâm thần, chống trầm uất.
- Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất notoginsenoside trong Tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu Oxy.
- Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm. Bột Tam thất rắc giúp cầm máu nhanh các vết thương.
- Giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.
2. Hoạt chất ginsenoside Rb1
2.1. Cấu tạo hóa học của ginsenoside Rb1:
Cấu trúc của ginsenoside Rb1 gồm 2 gốc α-glucozo liên kết với nhau bằng liên kết 1,2-glicozit và 2 gốc α-glucozo khác liên kết với nhau bằng liên kết 1,6-glicozit.
- Tên hóa học: Ginsenoside Rb1
2-O-β-Glucopyranosyl-(3β,12β)-20-[(6-O-β-D-glucopyranosyl-β-D-glucopyranosyl)oxy]-12-hydroxydammar-24-en-3-yl β-D-glucopyranoside - Công thức phân tử: C54H92O23
- Khối lượng phân tử: 1109,29448 g/mol
- Tên IUPAC:
2-[[6-[2-[3-[4,5-dihydroxy-6-(hydroxymethyl)-3-[3,4,5-trihydroxy-6-(hydroxymethyl)oxan-2-yl]oxyoxan-2-yl]oxy-12-hydroxy-4,4,8,10,14-pentamethyl-2,3,5,6,7,9,11,12,13,15,16,17-dodecahydro-1H-cyclopentaphenanthren-17-yl]-6-methylhept-5-en-2-yl]oxy-3,4,5-trihydroxyoxan-2-yl]methoxy]-6-(hydroxymethyl)oxane-3,4,5-triol
Cấu trúc của ginsenoside Rb1
2.2. Ứng dụng của ginsenoside Rb1
Ginsenoside Rb1 có các ứng dụng chủ yếu sau:
- Ứng dụng trong lĩnh vực dược phẩm, nó được sử dụng chủ yếu như một loại dược phẩm để điều trị suy nhược của thận, rối loạn điều tiết của cơ thể và làm cho nó có xu hướng bình thường…
- Ứng dụng trong lĩnh vực sản phẩm chăm sóc sức khỏe: nó đã được sử dụng ở dạng viên nang, thực phẩm sức khỏe, thuốc uống lỏng, rượu chăm sóc sức khỏe và đồ uống có cồn khác, trong đó có tác dụng chăm sóc sức khỏe tốt vào việc giữ ý chí mạnh mẽ, ẩm ướt gió, xương và cơ bắp mạnh mẽ, thúc đẩy lưu thông máu ứ… [2].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tam thất- Vị thuốc quý. Trung tâm dưỡng sinh và chăm sóc sức khỏe nụ cười xanh (9/2014).
[2]. Lin-Hu Quan; Jin-Ying Piao; Jin-Woo Min; Dong-Uk Yang; Hee Nyeong Lee; Deok Chun Yang, Bioconversion of ginsenoside Rb1 into compound K by Leuconostoc citreum LH1 isolated from kimchi. Braz. J. Microbiol. Vol.42 số 3 São Paulo July 2011
[3]. http://chuthapdo.org.vn/tam-that-va-tac-dung-bat-ngo-cua-tam-that-9032.html
Tác giả: Lê Thị Thủy – Bộ môn Y cơ sở II