Theo ghi chép, Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào hai kinh can và vị. có tác dụng hành ứ, cầm máu. Do vậy, nhân dân coi tam thất là một vị thuốc cầm máu dùng trong các trường hợp chảy máu, bị đánh tổn thương, vì ứ huyết mà sưng đau. Tại những nơi trồng tam thất người ta coi tam thất là một vị thuốc bổ không kém nhân sâm, dùng thay nhân sâm.
Thông tin khoa học
- Tên tiếng Việt: Tam thất, Sâm tam thất, Thổ sâm, Kim bất hoán
- Tên khoa học: Panax pseudo-ginseng (Burk) F.H.Chen.
- Họ: Araliaceae (Nhân sâm)
Mô tả cây:
- Cây thân thảo, sống lâu năm.
- Lá mọc vòng 3-4 lá một, cuống lá dài 3-6cm, mỗi cuống lá mang từ 3-7 lá chét hình mác dài, mép lá có răng cưa nhỏ, cuống lá chét dài 0,6-1,2cm.
- Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành hoa. Có hoa đơn tính có hoa lưỡng tính cùng tồn tại. Lá đài 5, màu xanh. Cánh hoa 5, màu xanh nhạt. nhị 5, bầu hai hai ngăn.
- Quả mọng hình thận, khi chín có màu đỏ, trong có hai hạt hình cầu
Công dụng
- Theo tài liệu cũ: tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào hai kinh can và vị. có tác dụng hành ứ, cầm máu, tiêu thũng dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, đẻ xong máu hôi không sạch, ung thũng, bị đòn tổn thương
- Nhân dân coi tam thất là một vị thuốc cầm máu dùng trong các trường hợp chảy máu, bị đánh tổn thương, vì ứ huyết mà sưng đau. Ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ
- Tại những nơi trồng tam thất người ta coi tam thất là một vị thuốc bổ không kém nhân sâm, dùng thay nhân sâm.
Nghiên cứu thành phần hóa học cây Tam thất (Panax notoginseng)
” Nghiên cứu về các thành phần hóa học của Cây Tam thất, một loại thực vật thân rễ”
- Tác giả: Cui XM, Zhou JM, Jiang ZY, Zhang XM, Chen J J.
- Đăng trên tạp chí: Zhong Yao Cai. Tháng 11/2007; 30(11):1388 – 91.
Tóm tắt: Nghiên cứu các thành phần hóa học của Cây Tam thất, một loại thực vật thân rễ.
Phương pháp: Các thành phần hóa học được phân lập và tinh chế bằng các phương pháp sắc ký, tất cả các hợp chất đều được xác định trên cơ sở phân tích cụ thể và các đặc tính hóa lý.
Kết quả:
- Tám hợp chất được phân lập từ 80% chiết xuất cồn của thân rễ và cấu trúc hợp chất cũng được xác định là ginsenoside Rh4(I), ginsenoside Rh1(II), ginsenoside Re(III), notoginsenoside R1(IV), ginsenoside Rd(V), ginsenoside Rh1(VI), notoginsenoside S(VII), notoginsenoside T(VIII).
==> Hợp chất I đã phân lập từ cây Tam thất trong lần đầu tiên, hai Hợp chất VII, VIII được phân lập từ thân rễ cây Tam thất trong lần đầu tiên.
” Những xu hướng công bố các nghiên cứu về cây tam thất để điều trị thương tổn não do thiếu máu cục bộ”
- Tác giả: Li H, Qiang L, Zhang C, Wang C, Mu Z, Jiang L.
- Đăng trên tạp chí: Neural Regen Res. 2014 Sep 1;9(17):1635-42.doi:10.4103/1673-5374.141792.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp tính là một trong những bệnh nguy hiểm, góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh.
Hiện nay, chúng ta còn thiếu kỹ thuật y học thực chứng để nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị thông thường. Các thành phần hoạt tính trong thân rễ của cây tam thất đóng vai trò bảo vệ thần kinh khi bị thương tổn não do thiếu máu cục bộ, và được sử dụng rất phổ biến để điều trị nhồi máu não cấp tính và các di chứng của nhồi máu não cấp tính.
Chúng tôi đã tìm kiếm trên các website khoa học, sau đó phân tích các kết quả thực nghiệm và lâm sàng của những nghiên cứu về việc sử dụng rễ cây Tam thất để điều trị tổn thương do thiếu máu não cục bộ nhằm nâng cao hiểu biết và cải thiện vốn kiến thức về những xu hướng nghiên cứu liên quan và các vấn đề còn tồn tại.
- Chúng tôi nhận ra rằng, hơn 10 năm qua, Trung Quốc vẫn luôn nghiên cứu về cây tam thất, trong khi đó những nghiên cứu về cây tam thất lại rất khan hiếm trên các website khoa học. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc thường tập trung vào vai trò bảo vệ thần kinh khi bị tổn thương não do thiếu máu cục bộ và không có dữ liệu lâm sang nghiên cứu trên quy mô lớn để xác minh tính hiệu quả và an toàn của nghiên cứu.
- Hiện vẫn còn nhu cầu về các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng, trên quy mô lớn, trong thời gian dài để xác định xem cây tam thất có giúp giảm nguy cơ tái phát chứng đột qụy và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hay không.
” Nghiên cứu hóa thực vật và phân tích cây tam thất”
- Tác giả: F.H. Chen, Chong-Zhi Wang, Eryn Mc Entee, Dr. Sheila Michelle Wicks, Ji-An Wu, Chun-Su Yuan
- Đăng trên tạp chí: Tạp chí y học tự nhiên (Journal of Natural Medicines ) Tháng 04/ 2006, Tập 60, Quyển 2, Trang 97-106 Ngày: 16 / 02 / 2006.
Cây tam thất phân bố khắp phía tây nam Trung Quốc, Miến Điện và Nepal. Phần rễ cây tam thất còn được gọi là củ tam thất hay Sanchi, được sử dụng từ rất lâu như một phương thuốc trong y học cổ truyền phương Đông. Các nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra rằng chiết xuất và các hợp chất từ cây củ tam thất có rất nhiều tác dụng sinh lý.
- Các thành phần hoạt tính chủ yếu được công nhận là saponins (Xapô-nin). Trong quá trình đánh giá, chúng tôi đã tóm tắt các phát hiện và phân tích các thành phần hóa học của cây tam thất.
- Sáu mươi chất saponin từ cây tam thất đã được phân lập và giải thích. Tất cả những saponin này đều là dammarane saponins, trong đó, 35 saponin thuộc nhóm protopanaxadiols và 21 saponin thuộc nhóm protopanaxatriols. Các bằng chứng nghiên cứu hóa thựcvậtvề cây tham thất chứng tỏ rằng không có saponin loại oleanane (oleanane-type saponin) chứa trong nhân sâm Châu Á (Panax ginseng) và nhân sâm Mỹ (Panax quinquefolius).
Những loại hợp chất khác như amino axít nonprotein (non-protein amino acids), polyacetylenes, phytosterols, flavonoids, và polysaccharides, trong đó, nhiều hợp chất có tác động dược lý và cũng được phân lập từ cây tam thất. Các nghiên cứu phân tích về cây tam thất đều được tiến hành dựa trên những tiến bộ trong thực vật và hóa thực vật. Xác định các nguyên liệu và chiết xuất thảo dược là mục tiêu chính của các nghiên cứu định tính. Việc sử dụng các phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (hay phương pháp HPLC), phương pháp dấu vân tay và sinh học phân tử cho kết quả xác định chính xác và hiệu quả. Các phương pháp quang phổ, sắc ký và miễn dịch cũng được áp dụng trong các phân tích định lượng.
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao đóng vai trò chủ đạo trong quá trình xác định các saponin và những loại thành phần khác. Ngoài ra, các điều kiện sắc ký và thiết bị phát hiện sắc ký sử dụng trong phương pháp HPLC cũng được bàn luận.
” Hoạt động giống như Estrogen của Ginsenoside Rg1 có trong cây tam thất”
- Tác giả: Robbie Y. K. Chan, Wen-Fang Chen, Aling Dong, Dean Guo, và Man-Sau Wong
Ginsenosides đã được chứng minh là có tác dụng dược lý trong hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch và nội tiết. Chúng tôi giả thuyết rằng ginsenosides đóng vai trò trung gian trong những tác động này bằng cách kếthợp ginsenosides với thụ thể estrogen (estrogen receptor) vì chúng đều tham gia vào các hoạt động bảo vệ của estrogen trong các hệ sinh lý.
Nghiên cứu này nhằm xác định xem chất ginsenoside Rg1 có hoạt động giống như estrogen trong việc kích thích tăng trưởng của các tế bào ung thư vú ở người và trong việc kích hoạt động luciferase có yếu tố đáp ứng estrogen trong HeLa cell. Rg1 hay không, chứ không phải xác định hợp chất aglycone của nó, kích thích tổng hợp [methyl-3H] thymidine trong tế bào ung thư vú MCF-7 chứa thụ thể estrogen (estrogenreceptor-positive MCF7) theo phương pháp xác định dựa trên liều lượng (10−15–10−7m).
- Sự kích thích phát triển tế bào MCF-7 lên 3×10-13mRg1 có thể được ức chế bởi 10−6mICI – một chất đối kháng estrogen.
- Ngoài ra, Rg1 có thể kích thích hoạt động của các gen chỉ thị yếu tố đáp ứng estrogen (estrogenresponse element-luciferase reporter gene) trong các tế bào ung thư cổ tử cung (HeLa) với liều lượng tối ưu là 3×10−10m.
- Quá trình kích thích này cũng có thể được ức chế bằng 10−6mICI.
Ngoài ra, Rg1 không có tác dụng kết hợp [methyl-3H] thymidine trong các tế bào ung thư vú ở người chứa thụ thể estrogen (MDA-MB-231). Hơn nữa, Rg1 không làm thay đổi sự kết hợp của [3H]17β-estradiol với các chất dung giải tế bào ung thư vú MCF-7, cho thấy rằng việc không có sự tương tác trực tiếp giữa Rg1 với thụ thể estrogen đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động estrogen của Rg1.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng ginsenosides Rg1 có hoạt tính giống như estrogen và nên được xếp vào nhóm mới – nhóm potent phytoestrogen.
“BỔ SUNG TAM THẤT GIÚP TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE TRONG THỂ DỤC BỀN SỨC”
- Đăng trên tạp chí: Tạp chí Journal of Strength & Conditioning Research: Tháng 02/2005
Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra xem một liều 1.350mg tam chất (PNG) có thể tăng cường năng lực, độ bền và huyết áp trung bình (MAP) ở người lớn hay không.
- Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 29 người lớn, từ 20-35 tuổi để thực hiện thử nghiệm trong nhóm thử nghiệm (EXP, n=13) hay nhóm đối chứng (CON, n=16).
- Trong 30 ngày thử nghiệm, nhóm thử nghiệp EXP được uống viên nang tam thất 1.350mg mỗi ngày, và nhóm đối chứng CON uống 1.350mg viên nang tinh bột mỗi ngày. Các biến đo lường được đánh giá trước và sau 30 ngày bổ sung tam thất và giả dược.
Kết quả cho thấy nhóm thử nghiệm EXP đã cải thiện (p<0.05) được sức bền them 7phút, và giảm (p<0.05)
Huyết áp trung bình (MAP) tối đa từ xuống 109+/-14mmHg 113+/-12, và sự tiêu thụ oxy (VO2) tại phút thứ 24 (từ32.5+/-8 xuống 27.6+/-8ml [middledot] kg-1 [middledot] min-1) trong quá trình luyện tập.
Qua nghiên cứu, chúng tôi kết luận rằng việc bổ sung 1.350mg tam thất mỗi ngày trong vòng 30 ngày giúp cải thiện sức bền, giảm MPA và VO2 trong quá trình tập luyện.
” Các hoạt tính chống oxy hóa của cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza) và cây tam thất (Panax notoginseng)”
- Tác giả: Guang-Rong Zhaoa, Zhi-Jun Xianga, Ting-Xiang Yea, Ying-Jin Yuana, Zhi-Xin Guob (2015)
Cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza – SM) và cây tam thất (Panax notoginseng – PN ) – những thảo dược truyền thống của Trung Quốc được sử dụng phổ biến để phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch tại các phòng khám và bệnh viện.
Chúng tôi đã thực hiện đánh giá các hoạt tính chống ôxy hóa của chiết xuất đan sâm (ESM) và chiết xuất tam thất (EPN) thông qua các hệ thống kiểm tra chất chống oxy hóa và bằng phương pháp thí nghiệm trong ống nghiệm (invitro) để hiểu rõ hơn về cơ chế tác dụng dược lý. Các hoạt tính khử các gốc superoxide anion, gốc DPPH, gốc hydroxyl, andhydrogen peroxide, chelating Ferrousion và ferricion đều được khảo sát.
Kết quả cho thấy các cơ chế chống oxy hóa của SM và PN rất đa dạng và có sự khác biệt.
- ESM có khả năng khử mạnh và hoạt tính lọc các gốc tự do cao, bao gồm các gốc superoxide anion, hydroxyl và DPPH, nhưng hoạt tính lọc forhydrogen peroxide lại kém hơn. Hoạt tính tạo phức ferrousion của ESM không thể phát hiện được ở các nồng độ đã thử nghiệm.
- Ngược lại, EPN có hoạt tính tạo phức ferrousion mạnh, có hoạt tính lọc các gốc hydrogen peroxide, hydroxyl cao, và có hoạt tính chống các gốc tự do superoxide anion và DPPH thấp. EPN không có khả năng khử ferricion. Do cơ chế chống oxy hóa của SM và PN có thể bổ sung cho nhau nên việc sử dụng kết hợp ESM và EPN có thể đạt được nhiều lợi ích hơn.
Những đặc tính chống oxy hóa của SM và PN chính là một trong các lý do tại sao chúng có tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh về mạch máu.
” Các đặc tính dược lý tim mạch của cây tam thất (PNG) và cây đan sâm (SM)”
- Tác giả: Xun-Lan Lei and George C.Y. Chiou
- Đăng trên tạp chí: Am. J. Chin. Med. 14, 145 (1986). DOI: 10.1142/S0192415X86000235
Các đặc tính dược lý tim mạch của hai loại thảo dược của Trung Quốc Cây tam thất (PNG) và cây đan sâm (SM) đều được nghiên cứu theo phương pháp thí nghiệm trong ống nghiệm (invitro) và phương pháp thí nghiệm trên động vật (invivo).
Chiết xuất của hai loại thảo dược này sẽ chặn huyết áp toàn thân ở chuột và thỏ bạch tạng, một tác dụng được ức chế bằng atropine, propranolol, và chlorpheniramine chứa cimetidine. Chứng tăng huyết áp ngược này (reversed hypertension) sẽ được ức chế bằng phenoxy benzamine.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hai loại thảo dược trong nghiên cứu này có rất nhiều tác dụng đối với hệ tim mạch.
- Tác dụng này có thể do việc sử dụng ngày càng nhiều các iôn canxi ngoại bào (extracellular calciumions) vì hoạt tính của SM trên các mạch máu hoặc thỏ bị phân lập được tăng them 2mM Ca++.
- Tác dụng của dung dịch chiết xuất cây đan sâm (SM) và các nguyên lý hoạt tính của SM (tanshinones) trên các mạch máu của thỏ và chuột sau khi nghiên cứu trong ống nghiệm (invitro) rất giống nhau cả về chất và lượng.
- Cả hai đều gây ra giãn động mạch và ở tất cả các nồng độ đã thử nghiệm, nhưng chỉ gây ra giãn động mạch thận, màng treo ruột và động mạnh ở nữ ở nồng độ thấp. Ở nồng độ cao hơn, chứng co thắt mạch gây ra ở một số mạch máu.
Những kết quả này chỉ ra rằng việc sắc đan sâm cũng có hiệu quả tương tự như các hoạt chất tanshinones được phân lập từ cây đan sâm mà lại ít tốn kém, tiết kiệm được chi phí. Cả hai loại cây này (cây đan xâm và cây tam thất) đều có tác dụng là các chất chống đau thắt ngực do thye làm giãn các mạch vành.
Việc sử dụng cây đan xâm và cây tam thất với người bị cao huyết áp vẫn là một vấn đề cần phải bàn luận vì chúng gây cả giãn mạch và co mạch tùy thuộc vào liều lượng và mạch máu mục tiêu.