Vũ Thị Diệp, Cao Ngọc Anh, Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Hoàng Tuấn, Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Thị Hài
*E-mail: hado.nimms@gmail.com
Mục lục
Đặt vấn đề
Chi Paris L. gồm các cây thuốc có nhiều tác dụng sinh học quý như chống ung thư, chống oxy hóa, kháng virus, kháng nấm kháng ký sinh trùng giảm đau, an thần. Ở Việt Nam, đây là một chi hiếm gặp, phân bố chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và vùng núi cao Tây Nguyên, nơi có khí hậu mát, độ ẩm cao.
Cây bảy lá một hoa
Trong Y học cổ truyền, các loài thuộc chi Paris L. thường dùng để chữa sốt, sốt rét cơn, giải độc nhất là khi bị rắn cắn, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, họ lao, ho lâu ngày, hen suyễn. Hiện nay, nghiên cứu về chi Paris L. ở nước ta chưa nhiều. Các loài thuộc chi này thường được gọi là bảy lá một hoa và có hình thái tương đối khó phân biệt, dễ nhầm lẫn. Do đó, với loài được dùng làm thuốc chủ yếu là dược liệu bảy lá một hoa – Paris polyphylla var. chinensis (Franchet) H. Hara, cần được nghiên cứu toàn diện về thực vật, hóa học và tác dụng sinh học, để tạo Cơ sở dữ liệu đảm bảo tính đúng khi nghiên cứu hay sử dụng cây thuốc này cũng như các sản phẩm từ dược liệu này trong phòng và chữa bệnh.
Do đó, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu phân tích rõ hơn về hình thái thực vật, vi phẫu lá, thân, thân rễ, thân rễ nhỏ, góp phần tạo Cơ sở cho việc xây dựng bộ tiêu chuẩn Cơ Sở dược liệu bảy lá một hoa trong tương lai.
Tìm hiểu thêm: Các công dụng của cây bảy lá một hoa
Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là toàn cây bảy lá một hoa được thu hái tháng 11/2017 tại bản Khoang, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Mẫu đã được ép tiêu bản khô và lưu tại Khoa Hóa thực vật-Viện Dược liệu, số hiệu tiêu bản TB12112017 do PGS.TS. Nguyên Hoàng Tuấn giám định tên khoa học.
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm hình thái thực vật được mô tả bằng cách quan sát mắt thường, kính lúp, kính soi nổi và được so với bản mô tả trong khóa định loại chi Paris
Mô tả giải phẫu: Làm tiêu bản các bộ phận của cây như thân khi sinh, thân rễ, rễ, lá và soi bột để phân tích đặc điểm cấu tạo. Các phương pháp được nhuộm theo phương pháp nhuộm kép. Tiêu bản được quan sát dưới kính hiển vi và chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số.
Kết quả nghiên cứu
Định danh loài
Qua phân tích các đặc điểm hình thái mẫu cây bảy lá một hoa thu được, kết hợp với bảng so sánh; cùng với việc tra cứu các tài liệu khóa phân loại thuộc chi Paris L., căn cứ vào tài liệu, chúng tôi kết luận mẫu bảy lá một hoa thu hái tại Lai Châu là một loài thuộc chi Paris L., họ Trọng lâu (Trilliaceae) và tên khoa học của cây là Paris polyphylla var. chinensis (Franchet) H. Hara, J. Fac. Sci. Univ. Tokyo. Sect. 3, 10: 176. 1969, tên đồng danh là Paris chinensis Franch., Nouv. Arch. Mus. Hist. Nat. II, 10: 97. 1888, Paris formosana Hayata, J. Coll. Sci. Imp. Univ. Tokyo 30(1): 367. 1911, Paris brachysepala Pamp., Nuovo Giorn. Bot. Ital. n.s., 22: 266. 1915. Daiswa chinensis (Franch.) Takht., Brittonia 35: 259. 1983 và Daiswa chinensis subsp. brachysepala (Pamp.) Takht., Brittonia 35: 262. 1983.
Tên tiếng Việt là bảy lá một hoa, tảo hưu, thất diệp nhất chi hoa. Thông tin mẫu nghiên cứu xem hình 1.
Hình 1. Đặc điểm các bộ phận của cây bảy lá một hoa
Ghi chú. A: ảnh tổng thể cây; B: mặt trên và mặt dưới lá: C, D: cuống lá; E: chóp lá; E: thân, thân cắt ngang, G, H thân rễ, thân rễ cắt ngang: I: quả; J: quả nhìn từ mặt trên, quả nhìn từ mặt ngang, quả nhìn từ mặt dưới; K: quả cắt ngang; L: hạt, hạt cắt dọc, hạt cắt ngang, M: hoa nhìn từ mặt trên, mặt ngang, và mặt dưới; N: bầu; O: đài hoa mặt trên và mặt dưới; P: cánh hoa, Q: nhị hoa, R: Nhị hoa: S: bầu cắt ngang; T: noãn; U; tương quan một số phận của hoa.
Đặc điểm hình thái
– Bảy lá một hoa là cây có nhiều năm, cao từ 40-130 cm.
– Thân rễ gần dạng khối trụ, đường kính 1-2,5 cm, thường nằm ngang; thân trên mặt đất thẳng đứng, đơn độc, không phân nhánh.
– Lá 5-10-11) xếp thành một vòng ở phần thân trên mặt đất; cuống lá (0,5-51-6 cm; hình dạng lá thay đổi, thường thuôn đến dạng ngọn giáo, kích thước 6-15Z-30) x 0,5-5 cm, gốc lá tròn đến có dạng hình nêm.
– Hoa:
- Cuống hoa 5-24(-65) cm.
- Cánh đài (tepals) xếp thành hai vòng, rời; (3 hoặc) 4 đến 6 (hoặc 7) cánh đài ở vòng ngoài, dạng lá màu xanh hoặc vàng-xanh, hình trứng ngược đến hình ngọn giáo, kích thước (3-4,5-7(-11) x 1-4 cm; vòng trong dạng dải, thường có màu vàng – xanh, dài hẹp, ngắn hơn vòng ngoài, chiều rộng 1-1,5(-5) mm.
- Nhi (6-08-12(14) hoặc đôi khi nhiều hơn, chỉ nhị dep, dài 5-6 mm; hộp phấn dài 1-1,2 cm; bao phấn hình thuôn, đính gốc, mở bằng khe đọc, dài 1-3 mm.
- Bầu thương, 1 ô, hình trứng, có những đường gân lồi lên đôi khi có những nốt sần; noãn nhiều, đính bên; vòi nhụy ngắn, gốc hơi phình lên, màu tím đến trắng; núm nhụy chia 4 hoặc 5 thùy.
– Quả nang hình cầu, đôi khi có nốt sần ở vỏ, mở ở lưng. hạt hình cầu hoặc hình trứng, bao phủ bởi một lớp vỏ màu đỏ và mọng nước, nội nhũ cứng hoặc nạc.
– Mùa hoa và mùa quả vào tháng 3 đến tháng 11.
Đặc điểm vị học
Vi phẫu lá
Vi phẫu lá (hình 2A) có thiết diện đối xứng qua trục giữa, mặt trên lõm nhọn, mặt dưới lồi tròn. Cấu tạo gồm các phần sau: Gân lá: Biểu trên bì gồm các tế bào hình tròn xếp thành một lớp ngoài cùng của gân lá (1). Dưới biểu bì của phiến lá có mô dày gồm một hàng tế bào hình đa giác có thành dày ở góc tế bào bắt màu đỏ đậm (2); Mô mềm là các tế bào hình tròn hay đa giác thành mỏng nằm dưới mô dày và xung quanh bó libe – gỗ (5); Bó libe – gỗ hình cung xếp giữa gân lá, Gồm cung libe là các tế bào nhỏ màu đỏ (4) bao quanh cung gỗ màu xanh (3), biểu bì dưới và mô dày có cấu tạo sắp xếp giống biểu bì trên (6).
Vi phẫu thân
Vi phẫu thân (hình 2B) có thiết diện hình tròn, đối xứng qua tâm và trục của hình tròn. Có các đặc điểm sau: Ngoài cùng là một lớp tế bào biểu bì hình tròn xếp đều đặn (1). Dưới biểu bì là lớp mô dày 7-8 dãy tế bào hình đa giác thành dày màu đỏ đậm (2). Trong ruột chủ yếu là mô mềm xốp nằm ngay dưới mô dày gồm các tế bào đa giác thành mỏng (3). Rải rác trong mô mềm có các bó libe-gỗ, gồm libe là các tế bào nhỏ bắt màu đỏ xếp phía ngoài và gỗ là các tế bào bắt màu xanh phía trong (4).
Hình 2. Đặc điểm vi phẫu lá và thân của cây bảy lá một hoa
A: Vi phẫu lá; B: Vi phẫu thân
Vi phẫu rễ con
Vi phẫu rễ con (hình 3A) Có thiết diện hình tròn, đối xứng qua tâm và trục của hình tròn. Có các đặc điểm sau: Ngoài cùng là bần gồm 2 đến 3 lớp tế bào hóa gỗ xếp chồng lên nhau (1); dưới bần là tầng sinh bần (2); Tiếp đến là mô mềm Vỏ gồm các tế bào đa giác thành mỏng (3); Dưới mô mềm vỏ là mô dày gồm 2 đến ba lớp tế bào thành dày bắt màu đỏ đậm (4); Tiếp đến là trụ bì gồm một vòng tế bào khép kín xếp thành vòng tròn ở ruột (5); Phần trung tâm gồm các bó gô cấp một và các mạch gỗ (6); xen kẽ với các bó gỗ là mô mềm ruột cấu tạo gồm các tế bào đa giác nhỏ thành mỏng (7).
Vi phẫu thân rễ
Vi phẫu thân rễ (hình 3B) có thiết diện hình tròn, đối xứng qua tâm và trục của hình tròn. Có các đặc điểm sau: Ngoài cùng gồm một đến hai lớp tế bào hoá gỗ xếp chồng nhau, có những chỗ các lớp bần bong ra (1); Phần bên trong thân rễ cấu tạo chủ yếu là mô | mềm gồm các tế bào đa giác thành mỏng (2); Rải rác trong mô mềm là các bó libe – gỗ (3).
Vi phẫu rễ non
Vi phẫu thân rễ
Đặc điểm bột
Bột lá
Bột lá (hình 4A) có màu xanh xám, quan sát dưới kính hiển vi thấy các đặc điểm sau: Mảnh biểu bì mang lỗ khí gồm các tế bào biểu bì là lỗ khí là hai tế bào hình thận úp vào nhau (1); Các mảnh mô dậu hình tròn thành tế bào mỏng, bên trong chứa chất diệp lục màu xanh lá (2); Mảnh mô mềm của gân lá là các tế bào khoang rỗng thành mỏng (3); Mảnh phiến lá còn nguyên cấu tạo gồm biểu bì, mô dâu và mô mềm (4); Các bó sợi của gân lá (5); Bó sợi mang mảnh mạch (6); Mảnh mạch mạng (7).
Bột thân
Bột thân (hình 4B) có màu xám, quan sát dưới kính | hiển vi thấy các đặc điểm sau: Các mảnh biểu bì thân gồm các tế bào hình chữ nhật xếp thành từng hàng dọc đều (1); mô mềm gồm các tế mào thành mỏng manh hình chữ nhật xếp dọc, khoang tế bào rộng (2); các sợi hóa gỗ rỗng, dài, thành dày (3), (4); các mảnh mạch mạng (5)..
Bột thân rễ
Bột thân rễ (hình 4C) có màu trắng, hơi nâu, thấm nước nhớt dính, quan sát dưới kính hiển vi thấy các đặc điểm: Trên vị trường quan sát thấy rất nhiều hạt tinh bột có kích thước và hình dạng khác nhau trong đó chủ yếu hạt tinh bột có hình trứng và hình tròn không rõ rốn và vận tăng trưởng (1); Các mảnh vỏ bần của rễ củ có màu nâu vàng, thành dày đa giác, có lẫn các hạt tinh bột trong khoang tế bào (2); Các mảnh mô mềm tế bào hình đa giác thành mỏng, trong ruột có chứa các hạt tinh bột (3).
Bột lá
Bột thân
Bột thân rễ
Kết luận
Nghiên cứu đã thu mẫu bảy lá một hoa và tiến hành giám định tên khoa học là Paris polyphylla var. chinensis (Franchet) H. Hara. So với nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thị Thu và CS. [12], nghiên cứu này này hoàn thiện hơn trong đó tập trung phân tích đầy đủ về mặt đặc điểm hình thái và vị học bao gồm phân tích đặc điểm vi phẫu lá, thân, rễ con, thân rễ và đặc điểm bột bao gồm đặc điểm bột lá, thân, thân rễ cây bảy lá một hoa. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để góp phần xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở cho dược liệu bảy lá một hoa trong tương lai.
Đề tài được sự tài trợ kinh phí từ Ngân sách sự nghiệp Khoa học của Bộ Y tế, tên đề tài “Nghiên cứu cây Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var chinensis Smith. theo hướng hỗ trợ điều trị ung thư vú, Đề tài cấp Bộ Y tế; 50/HĐ-K2ĐT, ngày 11/8/2017.
Tìm hiểu thêm: Công tác bảo tồn bảy lá một hoa