Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Nghiên cứu khoa học

Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Đặc điểm hình thái của loài cây Bảy lá một hoa – Paris vietnamensis (Takht.) H.Li, ở Việt Nam

Đặc điểm hình thái của loài cây Bảy lá một hoa – Paris vietnamensis (Takht.) H.Li, ở Việt Nam

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Quỳnh Nga, Trần Ngọc Lân, Nguyễn Thị Thu, Ninh Thị Phíp,
Đoàn Thị Thanh Nhàn, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Nhật Linh

Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Tập 16(4), tr.282-289


Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, Bảy lá một hoa là vị thuốc quý có khả năng giúp hạ cholesterol máu, kháng u (đặc biệt với một số dòng tế bào ung thư vú và ung thư phổi), kháng viêm, kháng nấm và ức chế ngưng tập tiểu cầu.

Tìm hiểu trước: Các tác dụng chữa bệnh của bảy lá một hoa

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ
  • VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
  • KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
  • KẾT LUẬN

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, Bảy lá một hoa là vị thuốc quý được lấy từ thân rễ của một số loài thuộc chi Paris (Bảy lá một hoa, Trọng lâu), họ Melanthiaceae.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Hình ảnh cây Bảy lá một hoa

Những nghiên cứu về thành phần hóa học và dược lý cho thấy các hoạt chất có tác dụng dược lý của Bảy lá một hoa là các saponin steroid, đặc biệt là diosgenin và các pennogenin (Zhang et al., 2012; Wei et al., 2014). Các saponin này có khả năng giúp hạ cholesterol máu, kháng u (đặc biệt với một số dòng tế bào ung thư vú và ung thư phổi), kháng viêm, kháng nấm và ức chế ngưng tập tiểu cầu.

Ở Việt Nam, tất cả các loài thuộc chi Paris đều đang bị khai thác ráo riết để làm thuốc và bán qua biên giới khiến nguồn dược liệu này trong tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Nguyen Quynh Nga et al. (2016) đã thống kê và ghi nhận tổng số 8 loài và 2 thứ thuộc chi Paris phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc cho tới vùng núi cao miền Trung và Tây Nguyên.

Trong đó, P. vietnamensis (Takht.) H.Li là một trong những loài có phân bố rộng nhất. Quan sát các quần thể của loài này trong tự nhiên cho thấy tỉ lệ đậu hạt và khối lượng thân rễ của các cá thể khá cao so với những loài khác trong chi. Để phát triển nguồn dược liệu, Bảy lá một hoa Việt Nam đã được thu thập trong tự nhiên để nghiên cứu, bảo tồn và nhân trồng.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Vật liệu: Các mẫu của Bảy lá một hoa Việt Nam – P. vietnamensis (Takht.) H.Li được thu thập trong tự nhiên và được trồng ở (Lào Cai) vào tháng 4 – 6/2016. Tiêu bản của các mẫu được lưu giữ tại Phòng Tiêu bản của Viện dược liệu(NIMM).

Phương pháp: Định danh bằng phương pháp hình thái.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Phân tích các mẫu nghiên cứu của loài Bảy lá một hoa Việt Nam – P. vietnamensis (Takht.) H.Li cho thấy có sự đa dạng về hình thái giữa các cá thể có đặc điểm số lượng của các bộ phận lá, lá đài, cánh hoa, nhị, cạnh bầu, thùy của đầu nhụy (Hình 1).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1

Hình 1. Sự đa dạng hình thái hoa và lá của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li Ghi chú: a. Các däng hình thái hoa và bầu cắt ngang tương ứng của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li; b. Các däng hình thái lá của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li.

Cụ thể như sau:

  • Lá 4 – 7 (thường 6 lá) xếp thành thành vòng trên thân.
  • Số lá đài, thường bằng (hoặc xấp xỉ) số lá và số cánh hoa. Số lá đài có thể thay đổi nhiều hay ít trong cùng 1 loài chứ không phải là con số cố định.
  • Cánh hoa dạng dải, xoắn ít tới nhiều, dài hơn lá đài 1,2 – 2 lần.
  • Nhị 8 – 14, số lượng nhị thường gấp 2 lần số lá, số lá đài và số cánh hoa; xếp 2 vòng.
  • Bầu có cạnh bầu lõm sâu, 4 – 7 cạnh, số cạnh bầu thường bằng số lá đài, số cánh hoa và số thùy của đầu nhụy. Phần gốc vòi nhụy – đỉnh bầu thường có màu sắc đa dạng từ màu tía, tím đến màu xanh lam

Căn cứ vào các nghiên cứu về chi Paris L. ở Việt Nam và trên thế giới (Liang & Soukup, 2000; Nguyễn Thị Đỏ, 2007; Nguyen Quynh Nga et al., 2016) kết hợp với việc phân tích các mẫu nghiên cứu cho thấy Bảy lá một hoa Việt Nam – P. vietnamensis (Takht.) H Li được phân biệt với các loài khác thuộc chi ở các đặc điểm đặc trưng bao gồm:

  • nhị có trung đới kéo dài hình trụ ngắn 1 – 1,5mm
  • cánh hoa dài hơn đài (1,2) 1,5 – 2 lần; cạnh bầu lõm sâu, lát cắt ngang qua bầu hình sao
  • nhụy gần như xẻ từ gốc với phần hợp (vòi nhụy) rất ngắn, phần xẻ thành các thùy (đầu nhụy) dài
  • hạt có áo hạt màu đỏ (Hình 2, 3).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 2

Hình 2. Một số đặc điểm hình thái đặc trưng của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li
Ghi chú: a. Lá đài của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li;
b. Cánh hoa của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li;
c. Nhị của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li; d. Bộ nhụy của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li. a b c d

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3

Hình 3. Quả và hạt của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li Ghi chú: a. Quả chín tự mở của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li; b. Vỏ quả đã tách hạt của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li; c. Hạt của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li; d. Hạt đã tách áo hạt của loài P. vietnamensis (Takht.) H.Li.

KẾT LUẬN

  • Qua phân tích mẫu đã xác định được sự đa dạng hình thái giữa các cá thể trong cùng loài Bảy lá một hoa Việt Nam thể hiện ở đặc điểm số lượng của cả bộ phận thuộc cơ quan sinh dưỡng sinh (số lá) và cơ quan sinh sản (số lá đài, cánh hoa, nhị, cạnh bầu và thùy của đầu nhụy).
  • Đặc trưng giúp phân biệt Bảy lá một hoa Việt Nam – Paris vietnamensis (Takht.) H.Li với các loài khác thuộc chi Paris là nhị có trung đới kéo dài hình trụ ngắn 1 – 1,5mm; cánh hoa dài hơn đài 1,2 – 2 lần; lát cắt ngang qua bầu hình sao, cánh bầu lõm sâu, nhụy có vòi nhụy (phần hợp) rất ngắn; hạt có áo hạt màu đỏ.

Nguồn: Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Quỳnh Nga, Trần Ngọc Lân, Nguyễn Thị Thu, Ninh Thị Phíp, Đoàn Thị Thanh Nhàn, Lê Thị Thu Hiền, Nguyễn Nhật Linh (2018), Đặc điểm hình thái của loài cây bảy lá một hoa – Paris vietnamensis (takht.) H.Li, ở Việt Nam , Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Tập 16(4), tr.282-289.

Đọc thêm:

  • Quy trình nhân giống cây bảy lá một hoa
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bảy lá một hoa

 

Tác giả: Lê Đào - 16/09/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Bảy lá một hoa , Thất diệp nhất chi hoa

Bài viết liên quan

  • Nghiên cứu thành phần và điều chế Phytosome Saponin toàn phần của củ cây Tam thất (Panax Notoginseng ) trồng ở Tây Bắc Việt Nam

  • Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng dễ dàng

  • Nghiên cứu khoa học cây cà gai leo trong hỗ trợ điều trị viêm gan virus và xơ gan

  • Nghiên cứu thành phần hoạt chất của tỏi tía

  • Đề tài nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ dinh dưỡng học Vương Thúy Lệ về quả Gấc

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑