Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Nghiên cứu khoa học

Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Tinh dầu thực vật và những ứng dụng trong đời sống

Tinh dầu thực vật và những ứng dụng trong đời sống

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta đã sử dụng cây tinh dầu với nhiều mục đích làm thuốc, làm gia vị, hương liệu – hóa mỹ phẩm, hay là một chất định hương. Bên cạnh đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu tìm ra những hợp chất sinh học tiềm năng có trong tinh dầu.

Tinh dầu thực vật và những ứng dụng trong đời sống 1

Tinh dầu thực vật là một hỗn hợp của các hợp chất hữu cơ có cấu tạo phân tử phức tạp và khác nhau về đặc tính lý học cũng như hóa học. Đa số các loại tinh dầu có tỷ trọng nhẹ nhỏ hơn nước.

Trong thành phần hóa học của tinh dầu, nhóm hợp chất terpenoid là nhóm lớn gồm nhiều hợp chất, đa dạng về cấu trúc thường gặp trong nhiều loài thực vật.

Tinh dầu thực vật và những ứng dụng trong đời sống 2

  • Các hydrocarbon terpen góp phần tạo nên mùi vị của đặc trưng tinh dầu đặc biệt là những dẫn xuất oxi hóa của chúng.
  • Các monoterpen thường được sử dụng như những nguyên liệu khởi đầu cho việc tổng hợp sinh học hoặc hóa học tạo thành những hương liệu có giá trị trong thực phẩm và mỹ phẩm.
  • Nhiều este của các alcohol terpen cyclic là những hợp chất thơm có giá trị sử dụng cao trong công nghiệp hương liệu.

Cách đây 4.000 năm Trước Công Nguyên (TCN), người Ai Cập đã dùng tinh dầu để ướp xác các vua chúa và làm nước thơm. Người Trung Hoa đã dùng tinh dầu làm thuốc chữa bệnh và có công thức ướp xác bằng tinh dầu Thông, tinh dầu Bạc hà và tinh dầu Hoàng đàn vào khoảng 100 năm TCN.

Tinh dầu thực vật và những ứng dụng trong đời sống 3

Ngày nay, tinh dầu thực vật được biết đến với vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong lĩnh vực y học

Tinh dầu có tác dụng trị bệnh như: chống co thắt, kháng viêm, thông mũi, tiêu đờm, tăng cường miễn dịch, chống ôxi hóa và tác động đến thần kinh. Tinh dầu còn được sử dụng rộng rãi trong phương pháp trị liệu bằng chất thơm (aromatherapy). Liệu pháp này đã cho thấy có hiệu quả trong việc tăng cường tâm trạng (mood enhancement), giảm đau, cải thiện chức năng nhận thức và ngày càng được sử dụng phổ biến.

Trong lĩnh vực thực phẩm

Nhiều nghiên cứu chỉ ra tinh dầu có tác dụng chống ôxi hóa, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm nên được ứng dụng để làm chất bảo quản trong lĩnh vực thực phẩm. Tinh dầu còn có tác dụng kháng khuẩn diện rộng kháng lại các chủng Listeria monocytogenes, Salmonella typhimurium, Escherichia coli O157.

Ngoài ra, tinh dầu làm tăng hương vị các món ăn, đồ uống, bánh kẹo thêm ngon và đậm đà hơn.

Trong công nghiệp hóa mỹ phẩm

Tinh dầu được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm như: xà phòng, các sản phẩm tẩy rửa, nước hoa, nước thơm… vì có tính kháng nấm, kháng khuẩn, chống ôxi hóa.

Trong công nghiệp hóa mỹ phẩm 1

Ngoài ra, nhiều tinh dầu còn có tác dụng ngăn cản UV, chống ôxi hóa rất tốt nên chúng được sử dụng trong các loại mỹ phẩm bảo vệ da ngăn cản quá trình lão hóa và chống tác hại của UV. Tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm của tinh dầu cũng đã được ứng dụng vào trong các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng… vừa làm thơm miệng vừa chữa bệnh nha chu, viêm lợi.

Xem thêm: Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Lưu ý: Không sử dụng tinh dầu nguyên chất thoa trực tiếp lên da, lên mắt. Tinh dầu nguyên chất rất đậm đặc nên dễ gây ra các cảm giác nóng da. 

Tác giả: Lê Đào - 10/10/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: tinh dầu

Bài viết liên quan

  • Khảo sát hoạt tính sinh học và khả năng kháng khuẩn của tinh dầu từ cây Sả chanh Cymbopogon citratus

  • Nghiên cứu thành phần và điều chế Phytosome Saponin toàn phần của củ cây Tam thất (Panax Notoginseng ) trồng ở Tây Bắc Việt Nam

  • Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng dễ dàng

  • Nghiên cứu khoa học cây cà gai leo trong hỗ trợ điều trị viêm gan virus và xơ gan

  • Nghiên cứu thành phần hoạt chất của tỏi tía

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu