Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Thanh táo

Tên tiếng Việt: Thanh táo, Thuốc trặc, Tu huýt, Tần giao, Tần lông, Tần cửu, Bơ chầm phòn (Thái)

Tên khoa học: Justicia gendarussa L.

Tên đồng nghĩa: Gendarussa vulgaris Nees

Họ: Acanthaceae (Ô rô)

Công dụng: Chữa tê thấp (Vỏ sắc uống). Rắn cắn (cả cây giã nước uống, bã đắp). Bó gãy xương (Lá, rễ).

 

 

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hóa học
  • Công dụng và liều dùng
  • Đơn thuốc có thanh táo

Thanh táo 1

Hình ảnh cây thanh táo

Mô tả cây

  • Cây tần cửu hay thanh táo là một cây nhỏ cao chừng 1,5m, cành có màu tím sẫm hay xanh lục, nhẵn, giữa chỗ lá mọc đối có một dòng lông.
  • Lá mọc đối, mang cuống ngắn, phiếu lá hình mác thuôn, dài 4-14cm, rộng 1-2cm, mép nguyên. Lá thường bị loài nấm Puccinia thwaitesii ăn hại. Mặt lá nhẵn có gân xanh hay màu tím tùy theo cây.
  • Hoa màu trắng hay hơi điểm hồng, có những đốm tía, mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá phía ngọn.
  • Qủa nang dài 12mm, trong chứa 4 hạt. Mùa hoa quả vào mùa hạ.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây thanh táo được trồng làm cảnh ở rất nhiều vườn hoa ở  nước ta.
  • Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Quảng Đông, Đài loan, Đông Bắc, Ấn Độ, Triều Tiên, Indonexia.
  • Người ta dùng vỏ thân hay rễ, vỏ rễ, lá hoặc tươi hoặc khô. Rễ thường được dùng với tên tần giao hay tần cửu, tần cừu.
  • Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào các tháng 7-8.

Thành phần hóa học

  • Trong cây thanh táo có chứa một ancaloit gọi là justixin và một lượng rất ít tinh dầu(0,001%)
  • Hoạt chất khác chưa rõ

Công dụng và liều dùng

  • Nhân dân thường dùng lá hay cành cây thanh táo giã đắp vào các vết sưng hay sắc nước, nước còn nóng đắp vào chỗ sưng đau, đau thấp, đau xương, có khi ngâm rượu uống chữa tê thấp
  • Theo đông y rễ cây tần cửu vị đắng, cay và bình, vào 4 kinh: vị, đại tràng, can, đảm. Sách cổ nói cây thanh táo có tác dụng hoạt huyết, trấn thống (làm cho máu lưu thông và giảm đau) còn có tác dụng lợi đại tiện, chữa da vàng (hoàng đảm), ho sốt.
  • Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc cao hoặc ngâm rượu

Đơn thuốc có thanh táo

  • Chữa ho, sốt, mồ hôi trộm: Rễ thanh táo, miết giáp, địa cốt bì, sài bồ, mỗi vị 10g, đương quy, tri mẫu, mỗi vị 5g, thanh cao, ô mai, mỗi vị 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
  • Chữa vết lở, vết thương chảy máu, nhọt lở thối khó liền miệng: Lá thanh táo, lá mỏ quạ, lượng bằng nhau, rửa với nước muối, giã nhỏ, đắp rịt. Thay thuốc hằng ngày. Kết hợp uống nước sắc bạch chỉ nam, kim ngân hoa, mỗi vị một nắm và ăn rau muống hằng ngày.

Cập nhật: 23/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Cây Mần tưới

Hoa mộc

Hồ điệp

Chuỗi tiền

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑