Mô tả
- Cây to, cao đến 20m hay hơn, vỏ màu xám mốc. Thân cành hình trụ, nhẵn.
- Lá kép lông chim chẵn, mọc so le gồm 4 – 6 đối lá chét mọc đối (thường là 4), gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùy phân nhánh, ngắn hơn lá; hoa nhiều màu trắng, đài có 4 răng nhỏ; tràng 4 cánh khum lòng máng, nhị hàn liền thành ống bao quanh nhụy; bầu nhẵn.
- Quả nang hình cầu, vỏ cứng, màu xám bẩn khi chín và nứt làm 4 mảnh; hạt dẹt có cánh mỏng bao quanh.
- Mùa hoa: tháng 5 – 7; mùa quả: tháng 8 – 10.
Phân bố, sinh thái
Chi Khaya A.Juss. ở Việt Nam có 1 loài xà cừ trên là cây nhập nội. Loài này còn có một thứ (var.) (Khaya senegalensis var. quadrivalvis Pell.) cũng là một cây gỗ, mọc tự nhiên ở rừng kín thường xanh (Nghệ An).
Xà cừ có nguồn gốc ở châu Phi (Senegan), cây trồng ở nước ta hiện nay vốn do người Pháp di thực vào từ thế kỷ XIX. Cây trồng là để lấy bóng mát và lấy gỗ.
Xà cừ là cây gỗ ưa sáng, sinh trưởng phát triển nhanh ở vùng có khí hậu nhiệt đới.
Bộ phận dùng:
Vỏ thân, lá và hoa.
Thành phần hoá học
Xà cừ chứa chất đắng meliacin (một dạng limonoid) vỏ chứa quinon 2,6 n – lienzoquinon gây dị ứng, scopoletin, β – quereitrin và rutin [Phạm Hoàng Hộ, (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, tr.338].
Tác dụng dược lý
Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm:
Cao chiết ethanol từ lá xà có tác dụng ức chế trên cả 2 loại vi khuẩn gram dương và gram âm.
Tác dụng chống viêm:
Trong y học dân gian Senegan, dùng vỏ thân cây xà cừ giã nát rồi xoa lên da để chữa sưng tấy, viêm, ban đỏ.
Tác dụng lợi tiểu:
Chiết xuất cao vỏ thân cây xà cừ có tác dụng lợi tiểu trên chuột cống tắng, làm tăng lượng nước tiểu có ý nghĩa.
Công dụng
Xà cừ ở Việt Nam thường chỉ được dùng ngoài. Nhân dân lấy lá nấu nước đặc, rửa, bã xát vào chỗ bị ghẻ để chữa ghẻ. Lá non giã nát, chiều với rượu, họ nóng, đắp lên chỗ sưng vú.