Chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.. Trong thành phần hóa học chè dây chứa hợp chất flavonoid, anthranoid tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, cầm máu. Ngoài ra hợp chất tannin có tác dụng kháng nhiều vi khuẩn.
Đặc điểm hình thái của cây chè dây là một loại dây leo, nhưng thân và cành khá cứng và nó có nhiều lông. Lá kép, hình cánh lông chim có từ 3 đến 7 lá mà mép lá có răng cưa.
Hoa của cây chè dây thì rất nhiều hoa, có màu trắng, hoa bé và hoa màu răm, có 5 lá đài, 5 cánh hoa. Và quả của nó thì cũng là cái loại quả bé thôi.
Khi nó chín thì nó có màu đen và trong đấy thì còn 3, 4 hạt. Chè dây có ở nhiều nước trên thế giới như là ở Ấn Độ, ở Trung Quốc. Ở nước ta thì nó mọc nhiều ở các vùng núi như là Lào Cai, Hà Giang…
Theo những nghiên cứu gần đây của Y học hiện đại thì thành phần hóa học của chè dây là nó có các hợp chất flavonoid. Đó là những hợp chất có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, kháng khuẩn…
Còn theo y học cổ truyền thì chè dây có vị đắng và tính mát. Nên có các tác dụng là thanh nhiệt, tiêu độc, lợi thấp.
Mặc dù cái chè dây cũng có tác dụng rất là tốt trong điều trị bệnh. Tuy nhiên với những người khi mà đang bị những bệnh về đường tiêu hóa như là táo bón hay là bệnh về dạ dày thì chúng ta cũng cần phải lưu ý để sử dụng sản phẩm liên quan tới cái chè dây được hiệu quả cao hơn.
Theo nghiên cứu, Chè dây có tác dụng giảm độ acid tại dạ dày, giúp cho bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng dễ liền sẹo, cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng, giúp tiêu hoá tốt, dễ ngủ.