Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » TIP 7 bí quyết trị cảm hiệu quả từ củ tỏi tía

TIP 7 bí quyết trị cảm hiệu quả từ củ tỏi tía

Tham vấn chuyên môn: TS. Ngô Đức Phương

Theo nghiên cứu, tỏi tăng cường hệ thống miễn dịch và kháng khuẩn, kháng virus, chống ô-xy hóa, thông đường hô hấp, giúp cơ thể cảm lạnh, ho khan. Củ tỏi cũng giảm mức độ nghiêm trọng của các chứng nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản mãn tính.

TIP 7 bí quyết trị cảm hiệu quả từ củ tỏi tía 1

Tỏi trị được nhiều loại bệnh khác nhau như cảm lạnh, huyết áp, cải thiện cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch

Việc sử dụng tỏi đã được ghi chép lại từ thời cổ lại bởi người Ai Cập, người Babylon, người Hy Lạp, người La Mã và Trung Quốc. Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh trong tỏi có chứa protein, carbohydrates, calo và một số dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B, sắt, magie, canxi, kali,… Tỏi trị được nhiều loại bệnh khác nhau như cảm lạnh, huyết áp, cải thiện cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Tỏi có hàm lượng calo cao, nhưng lại vô cùng bổ dưỡng.

  • Trong một tép (khoảng 3 gam) tỏi sống chứa: Mangan, Vitamin B6, Vitamin C, Chất xơ cùng một lượng lớn canxi, đồng, kali, phốt pho, sắt và vitamin B1.
  • Nghĩa là một tép tỏi sẽ tương ứng với 4,5 calo, 0,2 gam protein và 1 gam carbs.

Việc bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và còn giúp phòng tránh các bệnh thông thường như cúm và cảm lạnh thông thường đặc biệt trong mùa lạnh.

Trong một nghiên cứu lớn kéo dài 12 tuần cho thấy rằng việc bổ sung tỏi hàng ngày làm giảm số lần cảm lạnh xuống 63% so với giả dược. Thời gian trung bình của các triệu chứng cảm lạnh cũng giảm 70%, từ 5 ngày ở nhóm dùng giả dược xuống chỉ còn 1,5 ngày ở nhóm dùng tỏi.

TIP 7 bí quyết trị cảm hiệu quả từ củ tỏi tía 2

Tỏi chứa cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả

Một số cách sử dụng củ tỏi để điều trị cảm lạnh tại nhà hiệu quả

Cách 1:

  • Ngậm 2-3 tép tỏi đập dập trong vòng 15 phút hoặc cứ 3-4 giờ nhai một tép.

Cách 2:

  • Băm nhuyễn 3-4 tép tỏi, trộn với chút mật ong hoặc dầu ô liu rồi uống hỗn hợp này 3 lần 1 ngày.

Cách 3:

  • Bỏ 3-4 tép tỏi băm vào 1 ly nước lọc, khuấy đều rồi uống nhanh. Thực hiện công thức này mỗi ngày.

Cách 4:

  • Tỏi lột vỏ cho vào lọ nhỏ, đổ mật ong lên, đậy chặt nắp lọ trong 1 tuần.
  • Sau đó, cho hỗn hợp tỏi – mật ong vào tủ lạnh và ăn 2-3 tép mỗi khi bạn có triệu chứng mệt mỏi, cảm lạnh.
  • Nếu bạn bị cảm nặng, hãy nhai ít nhất 7-8 tép tỏi mỗi ngày kèm theo 1 muỗng canh mật ong để chống ho và nghẹt mũi.

Cách 5:

  • Băm, xay củ tỏi thật nhỏ, để nguyên trong vòng 15 phút rồi pha một ly nước cam để sẵn.
  • Trước đi đi ngủ, ăn một muỗng cà phê tỏi rồi tráng miệng bằng một ly nước cam. Lặp lại điều này mỗi đêm.

Cách 6:

  • Trộn tỏi, cà chua, húng quế và muối thành một hỗn hợp rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn để uống.
  • Bạn cũng có thể ngâm tỏi xắt lát vào một chén giấm táo và dùng 1 muỗng cà phê mỗi ngày.

Cách 7:

  • Lở miệng do nóng trong người khiến bạn đau đớn và khó nhìn. Cắt một lát tỏi sống, bôi vào vết loét, vết thương sẽ sớm lành.

Xem thêm: Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng dược học của tỏi (Allium sativum L.)

Kết luận

Tỏi có nhiều công dụng tốt và còn là gia vị món ăn phổ biến trong các bữa cơm gia đình. Nó được bổ sung cho hầu hết các món mặn, đặc biệt là súp và nước sốt. Mùi vị đậm đà của tỏi cũng có thể góp phần tạo nên những công thức nấu ăn.

Tuy nhiên, nếu bạn bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu cần hạn chế sử dụng tỏi nhé!

Tác giả: admin - 18/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Chữa bệnh, làm đẹp bằng cách dùng hà thủ ô và mật ong

  • Phòng ngừa mối đe dọa từ chim và động vật ăn thịt ong

  • Đan sâm, vị thuốc bổ cho mọi nhà

  • Hà thủ ô ngâm nước vo gạo để làm gì?

  • Hình ảnh nhận dạng của nhung hươu

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu