Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Rễ cây mật nhân trị bệnh gì?

Rễ cây mật nhân trị bệnh gì?

Rễ mật nhân là bộ phận quý của cây mật nhân dùng để trị rất nhiều bệnh. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những luồng ý kiến trái chiều cho rằng cây mật nhân không có tác dụng như nhiều người vẫn nghĩ nếu không biết cách sử dụng. Vậy thực hư về thông tin rễ cây mật nhân trị bệnh gì? Các bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.

Mục lục

  • Giới thiệu về rễ cây mật nhân
  • Rễ cây mật nhân trị bệnh gì?
    • 1. Rễ cây mật nhân trị các bệnh về sinh lý nam giới
    • 2. Rễ cây mật nhân trị bệnh xương khớp
    • 3. Rễ cây mật nhân trị bệnh tiểu đường
    • 4. Rễ cây mật nhân trị bệnh gan
    • 5. Rễ cây mật nhân trị bệnh tiêu hóa
  • Cách dùng rễ cây mật nhân trị bệnh

Giới thiệu về rễ cây mật nhân

  • Rễ cây mật nhân là bộ phận quý nhất của cây mật nhân, nó có màu vàng tươi và đặc biệt, rễ không có lõi.
  • Rễ cây mật nhân thường được phơi khô trước khi được sử dụng, khi rễ cây phơi khô lên nó có mùi thơm ngậy rất đặc trưng. Mùi thơm này có được là do do tinh dầu và các hoạt chất từ thảo dược phát ra
  • Khi thái lát các miếng rễ cây mật nhân vẫn còn bám phần vỏ rễ màu vàng nhật bên ngoài.
  • Cây có thớ rễ cây đều nhau và không có các đoạn đứt do mắt hoặc nhánh gây nên.
  • Rễ cây mật nhân nếu được nhấm thử sẽ có vị đắng gắt, tê đầu lưỡi thì là mật nhân thật.

Giới thiệu về rễ cây mật nhân 1

Ngoài ra để hiểu rõ hơn về rễ cây mật nhân, ta có thể tìm hiểu qua:

  • Cây mật nhân là một loài thảo dược quý, cây thân gỗ, được biết đến với tên dân gian: Cây bách bệnh, cây bá bệnh .
  • Cây mật nhân mọc phổ biến ở khắp nước Việt Nam ta tuy nhiên nhiều hơn cả vẫn là khu vực miền Trung.
  • Cây mật nhân thường mọc dưới tán những cây lớn trong rừng.
  • Cây thường cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn. Cây có lông ở nhiều bộ phận.
  • Lá cây dạng kép, không cuống từ 13-42 lá nhỏ sánh đôi đối nhau.
  • Hoa màu đỏ nâu mọc thành chùm, nở vào tháng 3-4. Mỗi hoa có 5-6 cánh rất nhỏ. Cây kết quả vào tháng 5-6.
  • Quả non màu xanh; khi chín đổi sang màu đỏ sẫm. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh ở giữa dài từ 1 – 2 cm, ngang 0,5 – 1 cm, chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.

Xem chi tiết: Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh, cây mật nhân

Rễ cây mật nhân trị bệnh gì?

Trong các bài thuốc Đông y, mật nhân là loại cây có tính mát, vị đắng, quy về kinh thân và can. Trong cây mật nhân có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng hỗ trợ bồi bổ khí huyết. Đặc biệt là hoạt chất anxiolytic giúp giảm stress cực tốt.

Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ thân bách bệnh được dùng chữa các trường hợp ăn uống không tiêu, nôn mửa, đầy bụng tiêu chảy, gần như vị hậu phác, còn dùng chữa sốt rét, giải độc do uống nhiều rượu và chữa lưng đau mỏi do thấp.

1. Rễ cây mật nhân trị các bệnh về sinh lý nam giới

Rễ cây mật nhân được sử dụng trong những trường hợp trị bệnh về sinh lý: nam giới đang bị xuất tinh sớm, mộng tinh, di tinh

Ngoài ra rễ cây mật nhân còn hỗ trợ điều trị phòng ngừa tăng số lượng tinh trùng, tinh dịch, mật độ tinh trùng lưu động, chữa bệnh rối loạn cương dương.

Dùng cây mật nhân còn giúp tăng khả năng sinh lý, kích thích sự hưng phấn, bổ thận, giúp duy trì trạng thái cường dương, bổ sung năng lượng sức bền cơ thể, tăng hệ miễn dịch, điều hòa và ổn định huyết áp…

2. Rễ cây mật nhân trị bệnh xương khớp

Theo nghiên cứu của Đông y, trong thành phần rễ cây mật nhân có tính mát, giúp lợi thiểu, thanh nhiệt đào thải acid uric, giảm những triệu chứng của bệnh gut, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh gut, giảm những triệu chứng đau nhức xương của bệnh gút mang lại

Ngoài ra, những bệnh về xương khớp như đau nhức xương, đau lưng, mỏi gối, đau khớp rễ cây mật nhân giúp hỗ trợ điều trị rất tốt. Trong rễ cây mật nhân có thành phần hóa học giúp giảm đau do nguyên nhân đau khớp, viêm khớp tê nhức khớp gây ra.

3. Rễ cây mật nhân trị bệnh tiểu đường

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường là do thiếu hụt insulin. Khi dùng rễ cây mật nhân sẽ kích thích tế bào beta ở tuyến tụy sản sinh ra lượng insulin đồng thời làm chậm quá trình máu hấp thụ glucose trong ruột, từ đó ổn định đường huyết và giảm quá trình hấp thụ đường glucose từ thức ăn trong ruột vào máu.

4. Rễ cây mật nhân trị bệnh gan

Theo nghiên cứu trong rễ cây mật nhân có hàm lượng Anxiolytic giúp giảm lo lắng, mệt mỏi. Dùng rễ cây mật nhân kết hợp với cà gai leo, sẽ tạo ra hợp chất giúp bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan tốt cho những người đang điều trị bệnh gan, và phòng ngừa bệnh gan cho những trường hợp thường xuyên phải uống rượu bia.

Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, khi kết hợp cây mật nhân và cây cà gai leo sẽ tạo ra một hợp chất giúp bảo vệ gan, ngăn chặn quá trình xơ gan diễn ra. Dùng thảo dược này sẽ rất tốt cho người thường xuyên sử dụng rượu bia, xơ gan nhằm phục hồi sức khỏe sinh lý.

5. Rễ cây mật nhân trị bệnh tiêu hóa

Theo Đông y, rễ mật nhân có tính mát, vị đắng có tác dụng tốt với phụ nữ khí hư huyết kém. Ngoài ra rễ cây mật nhân giúp cải thiện những chứng bệnh tiêu hóa: đầy bụng, ăn uống khó tiêu, tiêu chảy, kiết lị….

Xem thêm: Cây mật nhân và những tác dụng đáng quý

Cách dùng rễ cây mật nhân trị bệnh

Hiện có 5 cách dùng rễ cây mật nhân trị bệnh được thông dụng và hiệu quả mà tiện lợi được nhiều người sử dụng

  • Rễ cây mật nhân ngâm rượu
  • Rễ cây mật nhân sắc nước uống
  • Rễ cây mật nhân hãm nước
  • Rễ cây mật nhân hoàn viên
  • Cao rễ cây mật nhân

Xem thêm: Cách ngâm rượu củ mật nhân tốt nhất

Ngoài ra các bạn có thể sử dụng rễ cây mật nhân qua cao mật nhân vô cùng hiệu quả và an toàn. Bởi để tìm được nguồn rễ mật nhân an toàn, chất lượng không phải dễ. Các bạn có thể sử dụng cao mật nhân thay thế, không tốn thời gian sắc thuốc cũng như mất thời gian ngâm mà vẫn giữ đúng được chất lượng, dược tính của cây mật nhân.

Ngoài ra các bạn có thể nghe tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu khác qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin.

Từ khóa: Bách bệnh , Mật nhân

Bài viết liên quan

  • Tác dụng của cây mật nhân với chức năng sinh lý nam giới

  • Uống mật nhân có tác dụng gì

  • Cây mật nhân và những tác dụng không ngờ

  • Cây mật nhân chữa bệnh gì? Vì sao nam giới nên biết

  • Rễ cây mật nhân có tác dụng gì và lưu ý khi sử dụng

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑